Soạn văn bài những đứa con trong gia đình năm 2024

Với tài liệu hướng dẫn soạn bài Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi, Kiến Guru hy vọng các em học sinh 12 có thêm nguồn tài liệu bổ ích để chuẩn bị bài vở thật tốt trước khi đến lớp và sẽ tiếp thu bài giảng trên lớp tốt hơn.

I. Tóm tắt những nội dung chính khi phân tích và soạn bài Những đứa con trong gia đình

1. Tác giả Nguyễn Thi

a. Cuộc đời

Nhà văn Nguyễn Thi (1928 - 1968), ông sinh ra tại Hải Hậu, Nam Định. Bút danh của ông là Nguyễn Ngọc Tấn. Nhà văn Nguyễn Thi có một tuổi thơ khá cơ cực do cha mất sớm, mẹ thì đi bước nữa, nên ông phải sống nhờ họ hàng.

Ông không chỉ có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà mà ông còn là một chiến sĩ cách mạng hoạt động tích cực trên cả hai mặt trận Bắc - Nam. Ngoài Bắc ông công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Vào Nam, ông là thành viên sáng lập và phụ trách tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

Năm 1968, ông hy sinh ở mặt trận Sài Gòn trong đợt tổng tiến công Xuân Mậu Thân.

b. Phong cách sáng tác

Nguyễn Thi tuy là người Bắc nhưng lại gắn bó sâu nặng với người dân miền Nam. Phần lớn các tác phẩm của ông đều nói về người dân cũng vùng Nam Bộ trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ, với những phân tích tâm lí sắc sảo, vừa mang tính hiện thực vừa đậm chất trữ tình để miêu tả cuộc chiến chống Mĩ vô cùng ác liệt tại vùng đất Nam Bộ và tô đậm tính cách của con người nơi đây.

Nguyễn Thi hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Nhà văn của người nông dân Nam Bộ

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Những đứa con trong gia đình là một trong những tập truyện ngắn xuất sắc nhất của ông trong những ngày đầu ông quay lại chiến trường miền Nam

b. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình

Tác phẩm Những đứa con trong gia đình kể về câu chuyện của một gia đình người dân Nam bộ mà nhân vật chính trong truyện là Việt. Việt cùng với người chị của mình là chị Chiến và chú Năm đều là những con người yêu nước và căm thù bọn giặc Mĩ. Ba má của Việt và Chiến đều chết dưới súng của bọn đế quốc nên dù con nhỏ, hai chị em đã xung phong đi đánh giặc, báo thù cho cha mẹ và tổ quốc, dưới sự cổ vũ của chú Năm.

Trong một lần chiến đấu, Việt bị thương nặng nằm trong rừng sâu, ngất đi tỉnh lại không biết bao nhiêu lần. Đến lần thứ 4, Việt tỉnh lại và nhớ về má của mình, nhớ về ngày hai chị em giành nhau đi bộ đội về trả thù cho gia đình và cho tổ quốc. Việt muốn đi nhưng chị Chiến không cho, bắt Việt ở nhà trông thằng em còn nhỏ. Đến hôm ghi danh đi bộ đội, tụi nó vẫn tiếp tục giành nhau, cuối cùng nhờ chú Năm cho phép và làm hậu phương, mà cả 2 chị em đều được đăng kí đi bộ đội. Đêm hôm đó, hai chị em bàn bạc sắp xếp nhà cửa, bàn thờ của ba má. Và hai chị em quyết định bê bàn thờ ba má sang nhà chú Năm..

Trong hoàn cảnh bị thương đó, Việt vẫn không sợ giặc, vẫn giữ súng trong tay sẵn sàng chiến đấu. Khi nhận ra tiếng súng của quân mình, Việt có động lực để lết về phía tiếng súng. Cuối cùng, anh cũng đã được cứu. Sau đó, anh em trong đội có khuyên Việt viết thư cho chị Chiến kể về công lao của mình. Nhưng Việt thấy công lao đó chưa đáng là gì so với thành tích của đơn vị và của má

Soạn văn bài những đứa con trong gia đình năm 2024

c. Bố cục

Bố cục bài Những đứa con trong gia đình chia làm 2 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến đang bắt đầu xung phong: Việt ra chiến trường và bị thương, lạc đồng đội trong rừng cao su. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần nhưng anh vẫn mang trong mình sức chiến đấu kiên cường, vẫn ôm súng để sẵn sàng chiến đấu

Đoạn 2: Đoạn còn lại: Việt nhớ về má và nhớ về ngày hai chị em giành nhau đi bộ đội

Xem thêm:

Hướng Dẫn Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa - Câu Chuyện Về Người Đàn Bà Làng Chài

Soạn Rừng Xà Nu: Ý Nghĩa Hình Tượng Của Cây Xà Nu

Hướng dẫn soạn văn Vợ nhặt - phân tích diễn biến tâm trạng từng nhân vật

Câu 1:

Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật qua những hồi ức của Việt khi bị trọng thương và nằm lại một mình ở trong rừng.

Cách trần thuật này giúp câu chuyện sinh động hơn vì không phải đi theo logic thời gian, câu chuyện được mở ra theo nhìn góc độ khác nhau. Đồng thời câu chuyện được kể lại dưới góc độ của Việt sẽ giúp cho người kể bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mỗi nhân vật một cách sâu sắc và hiệu quả hơn.Tác giả sẽ được đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện, khiến câu chuyện trở nên trữ tình hơn.

Câu 2:

Tác phẩm Những đứa con trong gia đình kể về một gia đình Nam Bộ. Đây là một gia đình có truyền thống yêu nước. Ba má của Việt vì chiến đấu với giặc Mĩ mà hy sinh. Chính vì như vậy nên Chiến và Việt đã nung nấu ý chí căm thù giặc, một lòng muốn ra chiến trường để giết giặc.

Chú Năm là người ủng hộ cho cả hai chị em ra trận, chú còn cổ vũ tinh thần hai chị em qua điệu hò và quyến sổ truyền thống gia đình.

Chính tinh thần yêu nước, yêu cách mạng, căm thù giặc đã khiến họ gắn bó với nhau tạo nên sức mạnh to lớn để dân tộc Việt Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mĩ.

Câu 3: Tính cách nhân vật Việt và Chiến

a. Điểm giống nhau:

- Tính cách của hai chị em khá trẻ con

- Cả 2 đều chịu nhiều đau thương và khổ cực khi bị mất cả ba lẫn má

- Tuy còn nhỏ và tính cách trẻ con nhưng hai chị em rất can đảm, có mối thù với giặc Mĩ và luôn khao khát cầm súng để báo thù cho gia đình, quê hương

- Hai chị em cũng rất yêu thương, đùm bọc lẫn nhau qua việc tranh nhau, không cho người kia đi bộ đội.

b. Điểm khác nhau:

- Chiến: 19 tuổi

+ Là chị cả nên tính cách có phần trưởng thành hơn, biết lo lắng sắp xếp ổn thỏa mọi việc trong gia đình.

+ Chiến cũng kế thừa được phẩm chất tốt đẹp từ má: gan dạ nhưng cũng rất tháo vác, đảm đang

+ Cũng là một cô gái thích làm duyên làm dáng

+ Tính cách mạnh mẽ quật cường: Đã là thân con gái..Nếu giặc còn thì tao mất

- Việt : một câu bé chưa đầy 18

+ Là cậu trai mới lớn nên tính cách cũng còn trẻ con, vô tư, cũng thích đôi co tranh giành việc nặng với chị để chứng tỏ mình là con trai

+ Đồng thời cũng là một cậu bé gan lì, không sợ giặc

Khi còn nhỏ thì Việt đã dám xông vào đá thằng giặc vì nó giết cha

Khi lớn lên, dù bị thương nặng, một mình lê lết trong rừng nhưng trên tay Việt lúc nào cũng ôm khẩu súng để sẵn sàng chiến đấu

\=> Việt và Chiến là những thanh niên tiêu biểu cho lớp thanh niên miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ: bộc trực, thẳng thắn, gan dạ, căm thù giặc và yêu gia đình, yêu quê hương sâu sắc, sẵn sàng hi sinh để tiêu diệt giặc.

Soạn văn bài những đứa con trong gia đình năm 2024

Câu 4: Khuynh hướng sử thi

- Truyền thống yêu nước của một gia đình đại diện cho truyền thống của cả dân tộc

- Cuốn sổ ghi chép lịch sử của gia đình cho thấy lịch sử của một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ

- Hai chị em Việt Chiến đại diện cho số phận cua thanh niên miền Nam trong thời kì đó

- Vấn đề của gia đình Việt - Chiến không chỉ là vấn đề riêng chỉ của gia đình nhưng là một vấn đề chung mà những gia đình Nam bộ trong thời kì chống đế quốc Mĩ gặp phải

Câu 5:

Đoạn văn cảm động nhất chính là cảnh chị e Việt Chiến khiêng bàn thờ má qua nhà chú Năm để chuẩn bị ra mặt trận chiến đấu

Chi tiết này cho thấy sự hiếu thảo, quý trọng lễ nghĩa, tình cả gia đình. Đồng thời chi tiết này đã nói đến phần thiêng liêng của cuộc chiến chống Mĩ.