Bài tập chương 6 cạnh tranh hoàn hảo năm 2024

Download Free PDF

Download Free PDF

Bài tập chương 6 cạnh tranh hoàn hảo năm 2024

Bài tập tổng hợp – KTVM-Nguyễn Thị Thùy Dung

Bài tập tổng hợp – KTVM-Nguyễn Thị Thùy Dung

Bài tập tổng hợp – KTVM-Nguyễn Thị Thùy Dung

Bài tập tổng hợp – KTVM-Nguyễn Thị Thùy Dung

Bài tập chương 6 cạnh tranh hoàn hảo năm 2024
Kong King

  • 1. 6 Phần 1: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Bài 1. Trong hình vẽ trên thì: 1. Diện tích ABCD > Diện tích AEFG 2. Diện tích ABCD < Diện tích AEFG 3. Diện tích ABCD = Diện tích AEFG 4. Không đủ thông tin để kết luận Bài 2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo bao gồm 100 hãng tương tự nhau. Mỗi hãng đều có phương trình đường chi phí cận biên là: MC = 5q. Phương trình đường cung thị trường là: 1. Q = 10P 2. Q = 0,2P 3. Q = 20P 4. Q = 10P + 100 Bài 3. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi trung bình là: AVC = 2q + 4. 1. Viết phương trình biểu diễn hàm cung của hãng. Tại mức giá nào hãng phải đóng cửa sản xuất? 2. Khi giá bán sản phẩm là 24$ thì hãng bị lỗ 150$. Tính chi phí cố định. 3. Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng? 4. Khi giá thị trường là 104, quyết định của hãng như thế nào? 5. Minh họa các kết quả trên cùng một đồ thị. Bài 4. Thị trường của một sản phẩm có phương trình đường cung là: 𝑃 = 0,4𝑄 + 4. Phương trình đường cầu thị trường là: 𝑃 = 64 − 0,8𝑄.
  • 2. giá và sản lượng cân bằng, thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và lợi ích ròng của xã hội tại điểm cân bằng. 2. Nhà nước đặt mức giá trần là 20 đồng thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường. Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, lợi ích ròng của xã hội và phần mất không khi đó. 3. Nhà nước đặt mức giá sàn là 28 đồng thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường. Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, lợi ích ròng của xã hội và phần mất không khi đó. 4. Nhà nước đặt mức thuế là 6 đồng thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường. Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, lợi ích ròng của xã hội và phần mất không khi đó. 5. Nhà nước đặt mức trợ cấp là 6 đồng thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường. Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, lợi ích ròng của xã hội và phần mất không khi đó. Phần 2: Thị trường độc quyền Bài 1. Theo hãng nghiên cứu thị trường iSupply, trong năm 2009 chi phí cận biên của Apple cho một chiếc iPod Shuffle là 21,77 USD, cho một chiếc iPhone 4 16GB là 187,51 USD và một chiếc iPad Wifi là 229,35 USD. Giá bán lẻ của các sản phẩm trên lần lượt là 79, 600 và 499 USD. Tính hệ số Lerner trên mỗi thị trường. Nếu giả sử rằng Apple sản xuất ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn, tính độ co giãn của cầu theo giá của mỗi sản phẩm. Bài 2. Một nhà độc quyền có đường cầu 𝑃 = 15 − 5𝑄, hàm tổng chi phí 𝑇𝐶 = 2,5𝑄2 + 3𝑄 + 1 1. Tìm quyết định sản xuất và lợi nhuận kinh tế của hãng độc quyền. 2. Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và lợi ích ròng của xã hội 3. Chỉ số đo lường sức mạnh thị trường và phần mất không do độc quyền gây ra 4. Minh họa bằng đồ thị. Bài 3. Hãng độc quyền có hàm cầu 𝑃 = 52 − 2𝑄, 𝑇𝐶 = 0,5𝑄2 + 2𝑄 + 47,5 1. Quyết định sản xuất của hãng là gì, hãng thu được lợi nhuận kinh tế là bao nhiêu 2. Nếu đánh thuế t = 0,5$/sản phẩm, quyết định của hãng thay đổi thế nào? Chính phủ thu thuế bao nhiêu. 3. Nếu chính phủ đánh thuế khoán T = 50$ thì hãng sẽ quyết định thế nào? Bài 4. Kinh, Tế, Quốc và Dân cùng nhau mở nhà máy sản xuất keo dính chuột duy nhất trong thành phố (tất cả mọi người đều mua keo dính chuột ở đây). Hàm cầu sản phẩm keo dính chuột trong thành phố là: 𝑃 = 500 − 𝑄. Hàm tổng chi phí của nhà máy là: 𝑇𝐶 = 𝑄2 + 40𝑄 + 8000 Họ đang bàn bạc để quyết định số lượng sản phẩm sẽ sản xuất trong thời gian tới. Có 4 phương án như sau:
  • 3. muốn tối đa hóa lợi nhuận. • Tế thì muốn tối đa hóa doanh thu. • Quốc thì muốn tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ. • Dân thì muốn tối đa hóa lợi ích ròng của xã hội cho thị trường này. Hãy chỉ ra sản lượng, mức giá, tương ứng với mỗi lựa chọn của Kinh, Tế, Quốc và Dân. Minh họa các lựa chọn trên cùng một đồ thị (chỉ cần vẽ giá và sản lượng)

Bài viết này sẽ giới thiệu các dạng bài tập thường gặp trong kinh tế vi mô, cùng với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Các dạng bài tập đã được Ôn thi sinh viên sưu tầm từ các nguồn khác nhau. Các bạn cùng tham khảo nhé!!!

Bài tập chương 6 cạnh tranh hoàn hảo năm 2024

  1. Bài tập về hàm tổng chi phí

Đề bài: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là TC=Q^2+Q+169 trong đó Q là sản lượng sản phẩm con TC đo bằng $

  1. Hãy cho biết FC, VC, AVC, ATC và MC
  2. Nếu giá thị trường là 55$,hãy xác định lợi nhuận tối đa hãng có thể thu được
  3. Xác định sản lượng hòa vốn của hãng
  4. Khi nào hãng phải đóng cửa sản xuất
  5. Xác định đường cung của hãng
  6. Giả sử chính phủ đánh thuế 5$/đơn vị sản phẩm thì điều gì sẽ xảy ra?
  7. Khi mức giá trên thị trường là 30$ thì hàng có tiếp tục sản xuất ko và sản lượng là bao nhiêu? Lời giải: a/ Ta có:
  • FC: chi phí cố định, là chi phí khi Q= 0, FC = 169
  • VC là chi phí biến đổi, = TC – FC = Q^2 + Q
  • AVC:chi phí biến đổi trung bình, = VC/Q = Q+1
  • ATC: chi phí trung bình = AVC+AFC hay = TC/Q = Q+1+169/Q
  • MC: chi phí biên, = (TC)’ = 2Q+1

b/ Ta có: P = 55, để tối đa hóa lợi nhuận thì MC=P \=> Q = 27 và TR-TC = 55×27 – 27×27-27-169 = 560 c/ Hãng sẽ hòa vốn khi TC=TR <=> PQ=TC \=> 55P= Q^2 +Q+169 => Q= 50,66 hay Q = 3,33 d/ Hãng đóng cửa khi P< ATC min, mà ATC = Q+1+169/ Q Ta lấy đạo hàm của ATC = 1 – 169/Q^2 \=> Q= 13 => ATC min = 27 Vậy khi giá < hay = 27, hãng sẽ đóng cửa sản xuất e/ Đường cung của hãng là đường MC, bắt đầu từ điểm đóng cửa P=27 trở lên. f/ Nếu chi phí đánh thuế 5$ thì chi phí sản xuất ở mỗi mức sẽ tăng lên 5$. Đường cung dịch lên trên, điểm đóng cửa dịch lên thành 32. g/ Khi giá là 30, nếu như sau khi đánh thuế thì sẽ không sản xuất vì nó ở dưới điểm đóng cửa là 32. Còn trước khi đánh thuế giá là 32 thì vẫn sẽ sản xuất. Do đó, nhà sản xuất sẽ sản xuất sao cho MC=P <=> 2Q+1 = 32 => Q= 15,5

II. Bài tập về hàm cung và hàm cầu

1. Bài 1

Hàm cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dưới đây cầu: P=-1/2Q+100; cung: P=Q+10 (P: đồng, Q:kg)

  1. Hãy tìm điểm cân bằng của thị trường
  2. Hãy tính độ co giãn của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng của thị trường
  3. Hãy tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thặng dư toàn xã hội. Giả sử chính phủ đánh thuế 5 đồng/đvsp.Tổn thất xã hội do thuế gây ra là bao nhiêu? Vì sao lại có khoản tổn thất đó?
  4. Nếu nhà nước áp đặt mức giá trần cho sản phẩm là 50 đồng, hãy tính khoản tổn thất vô ích của phúc lợi xã hội và hãy giải thích tại sao lại có khoản tổn thất này? Lời giải:
  5. Tại điểm cân bằng, ta có: PE=PS=PD, QE=QS=QD \=> Giải phương trình cung cầu suy ra được: PE=70 VÀ QE=60
  6. Ed= Q’d*P/Q= – 2,33, Es= Q’s*P/Q= 1,167
  7. Vẽ hình ra có : CS= 900, PS=1800 \=> NSB=CS+PS=2700 G/S CP đánh thuế vào người sản xuất là: t= 5 => PS=Q+15 - Điểm cân bằng mới: PE’=71.67, QE’=56,67 - Giá mà người tiêu dùng phải trả: PD= Giá cân bằng sau thuế = 71,67 - Giá mà người sản xuất phải trả: PS= 71,67- T=66,67 CS=802,73, PS= 1605,74=> NSB= 2408,47 - Phần mất không là: 291,53
  8. PC= 50 => QD=100,QS=40=> DWL= 300

2. Bài 2

Một hãng sản xuất có hàm cầu là:Q=130-10P

  1. Khi giá bán P=9 thì doanh thu là bao nhiêu? Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá này và cho nhận xét.
  2. Hãng đang bán với giá P=8,5 hãng quyết định giảm già để tăng doanh thu.quyết định này của hãng đúng hay sai? Vì sao?
  3. Nếu cho hàm cung Qs=80, hãy tính giá và lượng cân bằng? Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng và cho nhận xét Lời giải:
  4. Ta có: P=9 thay vào pt đường cầu ta được: Q=130-10×9=40. Ta lại có TR=PxQ= 9×40= 360 Vậy khi giá bán là P=9 thì doanh thu là TR= 360. Ta có: Q= 130-10P => (Q)`= -10 \=> Độ co giãn của đường cầu = (Q)`x P\Q= -10×9\40= -2,25 Vậy khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi 2,25%
  5. Khi giá là P= 8,5 thì lúc đó lượng cầu sẽ là Q=130-10×8,5=45 Lúc đó doanh thu sẽ là TR= 8,5×45=382,5 Vậy khi hãng quyết định giảm giá thì doanh thu đạt được lớn hơn. Quyết định của hãng là đúng.
  6. Tại vị trí cân bằng ta có: Qd=Qs <=> 130-10P=80 <=>10P=50 <=>P =5 \=>Pe=5. Qe=Qs=80. Vậy mức giá cân bằng là P=5, mức sản lượng cân bằng là Q=80 Độ co giãn của đường cầu= -10×5/80= -0,625. Vậy khi giá thay đổi 1% thì lượng sẽ thay đổi 0,625%.

III. Bài tập về hàm AVC

Đề bài: Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm AVC = 2Q + 10 trong do AVC đơn vị là USD . Q là đơn vị 1000 sản phẩm.

  1. Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp
  2. Khi gia bán của sản phẩm la 22 USD thì doanh nghiệp hòa vốn. Tính chi phí cố định của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tiết kiệm được 1000 usd chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu
  3. Nếu chính phủ trợ cấp 2 USD trên một đơn vị sản phẩm bán ra thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng nào tính lợi nhuận thu được Lời giải:
  4. Ta có: VC = AVC.Q = 2Qbình + 10Q MC = (VC)’ = 4Q + 10 Do đây là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo => Ps= MC = 4Q + 10. Vậy đường cung của doanh nghiệp có phương trình là Ps = 4Q + 10.
  5. Doanh nghiệp hòa vốn => TR = TC <=> P.Q = VC + FC. <=> 22.Q = 2Q^2 + 10Q + FC <=> FC = 12Q – 2Q^2 Từ câu a, ta có Ps = 4Q + 10 => Q = (P – 10)/4 = (22 – 10)/4 = 3 Thay Q = 3 vào ta được: FC = 12.3 – 2.3bình = 18 (nghìn USD) Ta có: TC = VC + FC = 2Qbình + 10Q + 18 Lợi nhuận doanh nghiệp thu được: TP = TR – TC = P.Q – (2Qbình + 10Q + 18) (1) Khi doanh nghiệp tiết kiệm được 1000USD chi phí cố định: TP = TR – TC2 = P.Q – (2Qbình + 10Q + 17) (2) Từ (1) và (2) suy ra, khi doanh nghiệp tiết kiệm được 1000USD chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 1000USD. Trước khi tiết kiệm, doanh nghiệp hòa vốn, vậy sau khi tiết kiệm, tổng doanh thu của doanh nghiệp là 1000USD.
  6. Khi chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp 2$/ 1 sản phẩm: MCe = MC – e = 4Q + 10 – 2 \=> MCe = 4Q + 8. Trước khi có trợ cấp thì doanh nghiệp đang hòa vốn. Lựa chọn sản xuất của doanh nghiệp luôn nhằm để tối đa hóa lợi nhuận, do đó: P = MCe => 22 = 4Q + 8 => Q = 3,5 (nghìn sản phẩm) Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được: TP = TR – TC = P.Q – (2Qbình + 10Q + 18 – 2Q) \= 22.3,5- (2.3,5bình + 10.35 + 18 – 2.3,5) = 6,5 (nghìn $)

IV. Bài tập về hàm lợi ích

Đề bài: Một người tiêu dùng có hàm lợi ích : U = 1/2 X.Y và ông ta có khoản thu nhập 480$. Để mua X, Y với Px = 1$, Py= 3$.

  1. Để tối đa hoá lợi nhuận với thu nhập đã cho, ông ta sẽ mua bao nhiêu sản phẩm X? bao nhiêu Y?. Tính lợi ích thu được
  2. Giả định thu nhập ông ta giảm chỉ còn 360$, kết hợp X, Y được mua là bao nhiêu để lợi ích tối đa. Tìm lợi ích đó.
  1. Giả định rằng giá của Y không đổi, giá X tăng thêm 50% thì kế hợp X, Y được chọn là bao nhiêu để lợi ích tối đa hoá với I = 360$. Lời giải:
  2. Ta có:I=X.Px+Y.Py =>480=1X+3Y (1) Đồng thời thì điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận thì: (MUx/Px)=(MUy/Py) =>(0,5Y/1)=(0,5X/3) (2) Từ (1) và(2) ta có: X=210 và Y=80 Lợi ích là: TU=0,5.210.80=8400
  3. Khi thu nhập giảm còn 360 thì 360=1X+3Y (1”) Từ (1”) và (2) ta được hệ phương trình => Giải ra ta được tương tự
  4. Vì giá hàng hóa X tăng lên 50% nên Px”=1,5 Hệ phương trình: 360=1,5X+3Y và (0,5Y/1,5)=(0,5X/3) \=> X=120 ,Y=60

Trên đây là 4 dạng bài tập thường gặp trong kinh tế vi mô. Các dạng bài tập này là một phần quan trọng trong chương trình học. Việc nắm vững các dạng bài tập này sẽ giúp bạn có thể vận dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả. Click ngay tại đây để nhận Ebook kinh tế vi mô nhé!!