Cách làm bài văn nghị luận văn học lớp 9 năm 2024
2. Tuy điều kiện thời gian làm bài rất eo hẹp nhưng học sinh cũng cần phải đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh. Cụ thể: - Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải: + Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý. + Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn). + Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn! - Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”). - Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… - Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính. II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: - Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ… - Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi… - Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em… - Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn… - Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: - Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình- trong học đường, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt, hiện tượng lãng phí, lối sống thờ ơ vô cảm, hiện tượng chạy theo thời thượng, thói dối trá… à Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội, tác động đến đời sống xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên. III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG: 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
Tóm lại trong quá trình dạy giáo viên làm sao cho HS hiểu và trả lời được mấy câu hỏi và các bước sau: (1) Giải thích khái niệm mà tư tưởng đạo lí đặt ra. (Ví dụ: Hiếu thảo là gì? Lí tưởng là gì? Biết ơn là gì? ....) (2) Nêu ra biểu hiện của tư tưởng đạo lí đó? Biểu hiện như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. (3)Trả lời câu hỏi VÌ SAO, TẠI SAO? Ví dụ: tại sao, vì sao lại phải hiếu thảo? vì sao phải biết ơn? ..... Lưu ý, trả lời càng nhiều câu hỏi thì bài văn càng sâu sắc, sức thuyết phục càng cao, lí lẽ càng chắc chắn (4). Trả lời câu hỏi để tìm ý thứ 4: Ý NGHĨA GÌ – NHƯ THẾ NÀO? Ví dụ lòng biết ơn, lòng hiếu thảo vvv có ý nghĩa gì? Như thế nào trong cuộc sống? Và để bài văn mạch lạc thì cần chia ra 3 khía cạnh: với bản thân/ với gia đình/ với xã hội. (Lưu ý : Càng nhiều câu trả lời thì bài văn càng sâu sắc) * Đến đây là ta phải lấy một vài ví dụ tiêu biểu. Ví dụ, dẫn chứng quan trọng sâu chứ không phải quan trọng nhiều. Dẫn chứng thì lấy trong xã hội, nghị luận XH không nên dùng dẫn chứng trong văn học vì văn học có tính hư cấu nên dẫn chứng sẽ không có sức thuyết phục (5) Mở rộng vấn đề, nhận thức hành động. (a) Qua việc bàn luận vấn đề trên, em nhận thức được gì? Tức là thấy được điều gì? Hiểu ra điều gì? Ví dụ: Hiểu vai trò, ý nghĩa của lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, lí tưởng sống… (b) Hiểu rồi thì em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp? Em sẽ làm thế này, không làm thế kia, em sẽ phấn đấu, nỗ lực học tập (c) Em sẽ lên án, phê phán… lối sống cách sống đi ngược lại với vấn đề đã bàn bạc ở trên 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
IV. MẸO PHÂN BIỆT ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Trong quá trình giảng dạy, nhiều thầy cô gặp phải những đề không xác định chính xác nó là tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống. Nói cách khác là ranh giới nó mong manh, có khi xác định thế nào cũng thấy đúng. Mà xác định sai thì làm bài sẽ sai hoặc sẽ thiếu tính thuyết phục. Vì thế một kinh nghiêm thật ngắn như sau: (1). Gặp đề nào mà vấn đề đó ta nhìn thấy, quan sát thấy được thì đó là hiện tượng đời sống. (Ví dụ vấn đề ô nhiệm môi trường, hút thuốc, game, bạo lực, hôi của…đó là những hiện tượng ta nhìn thấy được) (2). Vấn đề nào mà ta không nhìn thấy được mà phải soi vào vào bên trong, tức là vô hình, nó tồn tại trong ý nghĩ, trong tư tưởng thì đó là tư tưởng đạo lí.(Ví dụ: Biết ơn, tự hào dân tộc, uống nước nhớ nguồn, bất hiếu, hiếu thảo…tất nhiên những tư tưởng này nó phải biểu hiện bên ngoài song trước hết nó được tồn tại trong ý nghĩ, trong trái tim, khối óc của mỗi người) DÀN Ý CHUNG
SƠ ĐỒ HÓA DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu Mở bài - Dẫn dắt vấn đề. - Nêu vấn đề. - Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liêụ Thân bài -Ý 1: Giải thích về tư tưởng đaọ lí được nêu trong luận đề (Trả lời câu hỏi:Hiểu như thế nào? Câu nói có ý nghĩa như thế nào?Ý kiến thể hiện quan niệm gì?...) -Ý 2:Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của tư tưởng đạo lí - dùng các d/c làm sáng tỏ từng khía cạnh, biểu hiện của vấn đề (- đặt câu hỏi :Vấn đề được biểu hiện như thế nào?Ở đâu? Bao giờ?Tại sao?Có thể lấy dẫn chứng nào làm sáng tỏ?...) -Ý 3: Khẳng định mặt đúng, ý nghĩa tích cực của quan niệm, tư tưởng – Phê phán những biểu hiện lệch lạc trên quan điểm đúng của vấn đề.(tại sao đúng, tại sao sai, đúng chỗ nào, sai chỗ nào?Những biểu hiện lệch lạc, sai trái? Nhìn vấn đề ở góc nhìn thời đại..) -Ý 3: Rút ra bài học cho bản thân (ý nghĩa về mặt nhận thức, –Hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, lối sống của bản thân?Ý nghĩa vềphương hướng hành động –Phải làm gì?...) - Giải thích - Phân tích. - Chứng minh - Bình luận. Kết bài - Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó. - Ý nghiã vấn đề đối với con người, cuộc sống. SƠ ĐỒ HÓA DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Bố cục Nôị dung Thao tác chủ yếu Mở bài - Dẫn dắt vấn đề - Nêu vấn đề ( trích dẫn) - Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liêụ Thân bài -Ý 1: Nêu thực trạng của hiện tượng (có thể dẫn chứng bằng thực tế, hay con số, số liệu, sự kiện…) -Ý 2: Nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng của hiện tượng. -Ý 3: Giải pháp cho hiện tượng. -Ý 4: Bình luận về hiện tượng - Rút ra bài học nhận thức hành động cho bản thân. - Chứng minh - Phân tích - Bình luận Kết bài - Khẳng định ý kiến bản thân về hiện tượng đó. - Ý nghiã vấn đề đối với con ngươì, cuộc sống.
ĐỀ 2: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”. DÀN Ý THAM KHẢO
|