Horus là vị thần có đầu của loài chim nào năm 2024
Gần đây, giới khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ có chứa quan tài dành cho Horus, vị thần đầu chim cắt trong thần thoại Ai Cập.Một phát hiện mới tại Ai Cập đã làm ngạc nhiên giới khảo cổ thế giới. Bên trong một ngôi mộ cổ mới được khai quật, người ta tìm thấy một loạt những hiện vật có giá trị, trong đó gồm một chiếc quách cổ đại dành riêng cho vị thần bầu trời Horus. Quan tài bằng đá dành riêng cho thần bầu trời Horus đã được tìm thấy trong ngôi mộ cổ này Trong tín ngưỡng Ai Cập, Horus là một trong những vị thần cổ đại quan trọng nhất. Ông được tôn thờ từ cuối thời Ai Cập cổ đại cho đến thời Ai Cập bị đô hộ bởi Hy Lạ và La Mã. Được mô tả dưới hình dạng như một người đàn ông với cái đầu chim cắt, thần Horus thường bị nhầm lẫn với thần Mặt Trời Ra. Thần Mặt Trời Ra là vị thần biểu tượng của thần thoại Ai Cập, nhưng Horus cũng đóng vai trò Vua của các vị thần ở nhiều thời kỳ khác nhau. Tạo hình thần Horus trong game Smite Horus là con trai của Osiris và Isis. Cùng với cha mẹ mình, ông trở thành bộ ba tượng trưng cho quyền lực thống trị hợp pháp của các triều đại Ai Cập. Horus nổi tiếng với cuộc chiến chống lại ác thần Set. Ông đã giành chiến thắng và sở hữu quyền lực trị vì toàn Ai Cập. Minya Governate, một địa điểm khảo cổ nằm cách thủ đô Cairo Ai Cập 300 km về phía Nam, chính là nơi phát hiện chiếc quan tài đặc biệt dành cho thần Horus. Trên chiếc quan tài có khắc hình ảnh nữ thần Nut đang dang rộng đôi cánh và biểu tượng con mắt, 2 dấu hiệu đặc trưng dành riêng cho thần Horus. Chiếc quan tài ở Minya được đánh giá cao ở độ tuổi và chất liệu đá hiếm thấy. Bên cạnh chiếc quan tài Horus, các nhà khảo cổ còn khai quật được 16 ngôi mộ, chứa 20 chiếc quách. Tất cả đều được tạo ra từ khoảng hơn 3000 năm trước và một số chúng được khắc chữ tượng hình. Thân phận các xác ướp bên trong các quan tài vẫn còn gây bí ẩn. Theo nhiều nhà khảo cổ học, đây có thể là xác ướp của các tư tế tại đền thờ thần Djehuty, cũng như các quý tộc Ai Cập cổ đại. Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng phát hiện thêm 10.000 Ushabti, những bức tượng nhỏ được chôn theo người chết, đóng vai trò như những người đầy tớ để hầu hạ người quá cố ở thế giới bên kia; cùng 700 bùa hộ mệnh, các bình gốm và bình canopic – cất giữ và bảo quản nội tạng của người chết. Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập Khaled El-Enany cho biết địa điểm khảo cổ Minya đã và đang dần tiết lộ những bí mật của mình. Những phát hiện gần đây tại khu vực này thường cho ra các hiện vật mang nét khác biệt so với nhiều địa điểm khảo cổ khác tại Ai Cập. Video: Ai Cập tìm thấy ngôi mộ cổ 3000 năm tuổi, với chiếc quan tài đá dành riêng cho thần bầu trời Horus. Nguồn: Russia Today Thần Seth: Tượng trưng cho sự hỗn loạn, thần Seth có thân người, đầu là một loại thú đặc biệt có mỏ như chim, là biểu tượng của mọi yếu tố gây ảnh hưởng tới hòa bình ở Ai Cập. Đây là anh em của Osiris và Isis, từng giết chết Osiris và chiến đấu với Horus để giành quyền trị vì trần gian, nhưng bất thành. Nhiều công trình cổ đều có các bức chạm khắc mô tả cuộc chiến vĩ đại này. Vào một số giai đoạn trong lịch sử Ai Cập cổ, thần Seth là biểu tượng của hoàng gia. Ảnh: Egyptiansidekick. Mắt thần Horus đại diện cho sức khỏe, sự sống và sự tái sinh, từng xuất hiện trong lớp vải liệm thứ 12 của xác ướp Tutankhamun. Du khách đến Ai Cập, biểu tượng được nhìn thấy nhiều là con mắt, được biết đến với tên gọi Eye of Horus (con mắt thần Horus hay mắt Ai Cập), theo Mythologian. Horus là vị thần cai quản bầu trời mình người đầu chim ưng, con trai của Osiris và Iris. Do đó, ông nhìn mọi thứ dưới đôi mắt tinh anh của loài chim ưng. Horus đại diện cho sức khỏe, sự sống và sự tái sinh. Mắt phải của ông màu trắng, đại diện cho mặt trời và mắt trái của ông là màu đen, đại diện cho mặt trăng. Do đó, người dân Ai Cập đã đồng hóa mắt phải của Horus với thần mặt trời, thần Ra. Còn mắt trái của ông với thần mặt trăng, thần Thoth. Du khách khi đến thăm bảo tàng Louvre của Pháp, cũng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng con mắt thần Horus, có niên đại trong khoảng thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 3 TCN. (Ảnh: Gizmodo).Vào thế kỷ thứ 2, Galen vùng Pergamon, thầy thuốc và là nhà triết học nổi tiếng người La Mã, gốc Hy Lạp đã mượn biểu tượng mắt Ai Cập để gây ấn tượng với những người bệnh. Sau đó, biểu tượng này dần phát triển thành ký hiệu Rx mà chúng ta thường thấy trên các toa thuốc. Nó mang ý nghĩa cho sự phục hồi, tính thống nhất. Biểu tượng mắt thần Horus còn từng được tìm thấy dưới lớp vải liệm thứ 12 của xác ướp Tutankhamun. Tương truyền rằng trong một lần giao chiến, thần Horus bị mất đi con mắt bên trái. Sau đó, thần mặt trăng đã giúp ông khôi phục lại con mắt này. Do vậy, con mắt bên trái của ông không còn chói sáng rực rỡ như mắt bên phải, mắt mặt trời. Một biểu tượng mắt có hình dáng tương tự mắt thần Ai Cập, mà nhiều du khách dễ bị nhầm lẫn, đó chính là mắt thần Ra. Dấu hiệu để có thể nhận biết mắt thần Ra và mắt thần Horus chính là mắt thần Ra có hình dạng của mắt phải, trong khi đó mắt Horus (mắt Ai Cập) là hình mắt trái. (Ảnh: Easystudy).Con mắt thần Ra là biểu tượng cho sự chinh phục và đánh bại kẻ thù. Con mắt này cũng từng được sử dụng để tượng trưng cho một loạt nữ thần Ai Cập như Mut, Bastet, Hathor, Wadjet và Sekhmet. Mặc dù bị coi là biểu tượng của bạo lực, sự hủy diệt (như sức nóng của mặt trời), biểu tượng mắt thần Ra cũng được coi là biểu tượng cho sự bảo vệ. Do vậy, nó cũng thường xuất hiện trên các lá bùa hộ mệnh, trên tường nhà. Trong thời kỳ cổ đại, con mắt này thường xuất hiện như biểu tượng của quyền lực hoàng gia. Ngày nay, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng con mắt Ai Cập nổi tiếng này tại một số địa điểm nổi tiếng thế giới khác như bảo tàng Louvre, Pháp; bảo tàng nghệ thuật Walters, Mỹ; bảo tàng Anh, London - thủ đô nước Anh. |