Toán 9 bài 5 hệ số góc của đường thẳng năm 2024

Hướng dẫn giải toán 9 bài hệ số góc của đường thẳng y = ax + b - Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách giải các bài tập 27, 28, 29, 30, 31 trang 58 và 59 trong sách giáo khoa.

Giải Bài Tập SGK Toán 9 Tập 1 Bài 27 Trang 58

Bài 27 SGK Toán 11 Tập 1 Trang 58

Cho hàm số bậc nhất y = ax + 3

  1. Xác định hệ số góc a, biết rằng đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 6).
  1. Vẽ đồ thị của hàm số.

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Toán 9 Tập 1 Bài 28 Trang 58

Bài 28 SGK Toán 11 Tập 1 Trang 58

Cho hàm số y = -2x + 3

  1. Vẽ đồ thị của hàm số
  1. Tính góc tạo bởi đường thẳng y = -2x + 3 và trục Ox (làm tròn đến phút)

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Toán 9 Tập 1 Bài 29 Trang 59

Bài 29 SGK Toán 11 Tập 1 Trang 59

Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b trong mỗi trường hợp sau:

  1. a = 2 và đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5.
  1. a = 3 và đồ thị của hàm số đi qua điểm A (2; 2)
  1. Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng và đi qua điểm

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Toán 9 Tập 1 Bài 30 Trang 59

Bài 30 SGK Toán 11 Tập 1 Trang 59

  1. Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số sau:
  1. Gọi giao điểm của hai đường thẳng với trục hoành theo thứ tự là A, B và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là C.

Table of Contents

1. Khái Niệm Hệ Số Góc Của Đường Thẳng y = ax + b ( a ≠ 0)

a) Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox.

Toán 9 bài 5 hệ số góc của đường thẳng năm 2024

Góc là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox

b) Hệ số góc

- Các đường thẳng có cùng hệ số a thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau

- Nếu a > 0 thì góc là góc nhọn. Hệ số a càng lớn thì góc càng lớn nhưng < 900.

- Nếu a < 0 thì góc là góc tù. Hệ số a càng lớn thì góc càng lớn nhưng < 1800.

- Gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

2. Ví Dụ

Ví dụ 1: Cho hàm số y = 3x + 2

  1. Vẽ đồ thị của hàm số
  1. Tính góc tạo bởi đường thẳng y = 3x + 2 và trục Ox ( Làm tròn đến phút)

Giải

  1. Bảng giá trị

Toán 9 bài 5 hệ số góc của đường thẳng năm 2024

  1. Theo hình ta có:

- A(0;2) => OA = 2

- B( ;0) => OB =

Xét ΔOAB vuông tại O ta có:


Biên soạn: Lưu Thị Cẩm Đoàn

SĐT: 0775618892 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Gọi \(A\) là giao điểm của đường thẳng \(d:y = ax + b\) với trục \(Ox\) và \(T\) là một điểm thuộc đường thẳng, nằm phía trên trục \(Ox.\) Khi đó góc \(\alpha=\widehat {TAx}\) được gọi là góc tạo bởi đường thẳng \(d: y = ax + b\) và trục \(Ox.\)

Toán 9 bài 5 hệ số góc của đường thẳng năm 2024

2. Hệ số góc của đường thẳng \(y = ax + b (a ≠ 0)\)

+) Khi \(a > 0,\) góc tạo bởi đường thẳng \(y = ax + b\) và trục \(Ox\) là góc nhọn và nếu \(a\) càng lớn thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn \(90^0.\)

+) Khi \(a < 0,\) góc tạo bởi đường thẳng \(y = ax + b\) và trục \(Ox\) là góc tù và nếu \(|a|\) càng bé thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn \(180^0.\)

Như vậy, góc tạo bởi đường thẳng \(d: y = ax + b\) và trục \(Ox\) phụ thuộc vào \(a.\)

Người ta gọi \(a\) là hệ số góc của đường thẳng \(y = ax + b.\)

Lưu ý:

+) Khi \(a > 0,\) ta có \(\tan \alpha= a.\)

+) Khi \(a < 0,\) ta có \(\tan (180^0-\alpha) = -a.\)

Từ đó tìm được số đo của góc \(180^0-\alpha\) rồi suy ra số đo của góc \(\alpha.\)

+) Các đường thẳng có cùng hệ số \(a\) (\(a\) là hệ số của \(x\)) thì tạo với trục \(Ox\) các góc bằng nhau.

3. Các dạng toán cơ bản

Dạng 1: Xác định hệ số góc của đường thẳng

Phương pháp:

Đường thẳng \((d)\) có phương trình \(y = ax + b\,\left( {a \ne 0} \right)\) có \(a\) là hệ số góc.

Ví dụ: Hệ số góc của đường thẳng \(y=-2x+1\) là \(a=-2\)

Dạng 2: Tính góc tạo bởi tia \(Ox\) và đường thẳng \((d).\)

Phương pháp:

Gọi \(\alpha \) là góc tạo bởi tia \(Ox\) và \(d.\) Ta có: \(a = \tan \alpha \)

Ví dụ: Góc tạo bởi tia \(Ox\) và đường thẳng \((d):y=\sqrt 3 x+1\) là \(\alpha \)

Khi đó: \(\tan \alpha=\sqrt 3\) nên \(\alpha =60^0\)

Dạng 3. Viết phương trình đường thẳng hoặc tìm tham số m khi biết hệ số góc

Phương pháp:

Gọi phương trình đường thẳng cần tìm là $y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)$.

Dựa vào lý thuyết về hệ số góc để tìm $a$. Từ đó, sử dụng dữ kiện còn lại của đề bài để tìm $b$.

Toán 9 bài 5 hệ số góc của đường thẳng năm 2024

Toán 9 bài 5 hệ số góc của đường thẳng năm 2024

4. Bài tập về hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)

Bài 1. Cho đường thẳng $d$:$y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)$. Hệ số góc của đường thẳng $d$ là

  1. $ - a$
  1. $a$
  1. $\dfrac{1}{a}$
  1. $b$

Lời giải:

Đường thẳng $d$ có phương trình \(y = ax + b\,\left( {a \ne 0} \right)\)có $a$ là hệ số góc.

Chọn đáp án B.

Bài 2. Cho đường thẳng $d$:$y = ax + b\,\,\left( {a > 0} \right)$. Gọi \(\alpha \) là góc tạo bởi tia \(Ox\) và \(d.\) Khẳng định nào dưới đây là đúng ?

  1. $a = - \tan \alpha $
  1. $a = \tan \left( {180 - \alpha } \right)$
  1. $a = \tan \alpha $
  1. $a = - \tan \left( {180^\circ - \alpha } \right)$

Lời giải: Cho đường thẳng \(d\) có phương trình \(y = ax + b\,\left( {a \ne 0} \right)\).

Gọi \(\alpha \) là góc tạo bởi tia \(Ox\) và \(d.\) Ta có: $a = \tan \alpha $

Chọn đáp án C.

Bài 3. Cho đường thẳng $d$:$y = 2x + 1$. Hệ số góc của đường thẳng $d$ là

  1. $ - 2$
  1. $\dfrac{1}{2}$
  1. $1$
  1. $2$

Lời giải: Đường thẳng $d$:$y = 2x + 1$ có hệ số góc là $a = 2$.

Chọn đáp án D.

Bài 4. Cho đường thẳng $d:$ $y = \left( {m + 2} \right)x - 5$ đi qua điểm $A\left( { - 1;2} \right)$. Hệ số góc của đường thẳng $d$ là

  1. $1$
  1. $11$
  1. $ -7$
  1. $7$

Lời giải: Thay tọa độ điểm $A$ vào phương trình đường thẳng $d$ ta được $\left( {m + 2} \right).\left( { - 1} \right) - 5 = 2 \Leftrightarrow -m-2=7\Leftrightarrow m = -9$

Suy ra $d:y = -7x - 5$

Hệ số góc của đường thẳng $d$ là $k = -7$.

Chọn đáp án C.

Bài 5. Tìm hệ số góc của đường thẳng $d$ biết $d$ đi qua gốc tọa độ $O$ và điểm $M\left( {1;3} \right)$

  1. $ - 2$
  1. $3$
  1. $1$
  1. $2$

Lời giải:

Gọi phương trình đường thẳng $d$cần tìm là $y = ax + b\,$ \( \left( {a \ne 0} \right)\)

Vì $d$ đi qua gốc tọa độ nên $b = 0$$ \Rightarrow y = ax$

Thay tọa độ điểm $M$ vào phương trình $y = ax$ ta được $3 = 1.a \Rightarrow a = 3$ (TM)

Nên phương trình đường thẳng $d:y = 3x$

Hệ số góc của $d$ là $k = 3.$

Chọn đáp án B.

Bài 6. Cho đường thẳng $d$: $y = \left( {m + 2} \right)x - 5$ có hệ số góc là $k = - 4$. Tìm $m$

  1. $m = - 4$
  1. $m = - 6$
  1. $m = - 5$
  1. $m = - 3$

Lời giải: Hệ số góc của đường thẳng $d$ là $k = m + 2$ $(m \ne -2)$

Từ giả thiết suy ra $m + 2 = - 4 \Leftrightarrow m = - 6(TM)$.

Chọn đáp án B.

Bài 7. Tính góc tạo bởi tia $Ox$ và đường thẳng $y = \sqrt 3 x - 6$

  1. $45^\circ $
  1. $30^\circ $
  1. $60^\circ $
  1. $90^\circ $

Lời giải: Gọi \(\alpha \) là góc tạo bởi tia \(Ox\) và \(d.\) Ta có $\tan \alpha = \sqrt 3 \Rightarrow \alpha = 60^\circ $

Chọn đáp án C.

Bài 8. Viết phương trình đường thẳng $d$ biết $d$ di qua $B( - 1;1)$ và tạo với trục $Ox$ một góc bằng \(45^\circ \).