Các nhà văn nhà thơ ở bình dương năm 1975 năm 2024

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các nhà văn nhà thơ ở bình dương năm 1975 năm 2024
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhà văn Việt Nam.

Thể loại con

Thể loại này có 21 thể loại con sau, trên tổng số 21 thể loại con.

Trang trong thể loại “Nhà văn Việt Nam”

Thể loại này chứa 200 trang sau, trên tổng số 218 trang.

(Trang trước) ()

(Trang trước) ()

phan văn hùm (9/4/1902-1946) but danh phù dao sinh tại ấp búng làng an thạnh, lái thiêu , thủ dầu một (nay thuộc tỉnh bình dương)

Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh..

Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu đã có mười đời sống tại Tân Uyên. Cha là ông Tô Phương Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ.

Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) là một nhà hoạt động cách mạng và là một chỉ huy quân sự Việt Nam, nổi tiếng về tài thi ca, có những câu thơ được nhiều người truyền tụng. Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, vì những đóng góp trong thời kỳ chống Pháp và Giải thưởng Nhà nước về nghệ thuật.

Huỳnh Văn Nghệ tại làng Tân Tịch, tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), trong một gia đình nghèo.

Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.Lý Lan(sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.

Lư Nhất Vũ (tên khai sinh là Lê Văn Gắt), sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936, tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa III. Phó tổng thư ký hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh (1981). Nguyên Phân viện trưởng Phân viện Âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chu Ngạn Thư Tên thật Trần Văn Hùng , bút hiệu đã hết sử dụng Hồ Thy Cơ. Sinh tháng 4 năm Canh Dần, làng Hưng Định, trong trích lục thế vì Khai sinh, ghi tháng 4 năm 1951, tại làng Khương Ðịnh, tỉnh Bình Dương.

một số bài thơ

BÙI GIÁNG

ANH VỀ BÌNH DƯƠNG

Anh về đất rộng Bình Dương Trái cây và lá con đường cỏ xanh Môi người nắng ngọt vây quanh Nụ cười Nam Việt yên lành bấy nay. Em về đẩy mộng lên vai Chào xuân ngả nón bụi ngày gió ru Mừng vui con mắt ngây thơ Mây nghiêng như lệ pha mờ chiêm bao Yêu nhau cảm động dường nào Anh về đất rộng cúi chào Bình Dương.

RUỘNG BÌNH DƯƠNG

Em về đất rộng Bình Dương Phố mai là gió môi hường se dâu Tóc xanh bủa lệch mái đầu Mây xanh như lệ pha sầu ruộng xuân

Dấu sương chìm cỏ Yên Tần Dấu chim về có đậu gần gũi không Kết chùm nhánh trắng ra bông Vành cong môi hẹn vun trồng về đâu

XUÂN BÌNH DƯƠNG

Xin lời mở rộng con mương Xin chiều bến đổ Bình Dương bây giờ Những bàn chân bước đơn sơ Những bàn tay những mùa thu trong mình Xin lời nói hãy nín thinh Xin hàng phượng đỏ bên đình ngơ cho Bến sông ghe đổ bây giờ Ngàn năm thôn nữ lên bờ ướt chân Xin người em hãy lại gần Nhắm hai mắt mở muôn phần hai con Ngó sương mây lục trời tròn Nhớ sương muối nhuộm tóc còn xanh vai Bàn chân đen ngón không dài Bàn tay đen ngón nắm hoài không nguôi Bây giờ xin hãy nhìn tôi Người em ấy nhận ra người anh chưa.

Nguyễn Đức Sơn

CHÒM XÓM CŨ

Có ai về được Bình Dương Hỏi thăm chòm xóm có thường hay không Đêm đêm bom tưới đầy đồng Những oan hồn cũ bế bồng đi đâu

VÙNG OANH KÍCH TỰ DO

Máy bay rà soát đàng sau Tôi nhìn mây nổi trắng phau trên đầu Giữa khu rừng cháy đen thui Một ông lão Thượng mang gùi qua mau.

Thơ Kiên Giang thơ đọc tặng bạn Sơn Nam

“Sống thì xuôi ngược bôn ba Chết nằm đất nghĩa, vẫn là cố hương Đây Bến Cát - đất Bình Dương vào giấc miên trường ngàn thu”.

Suối Đờn

Suối Đờn Khúc nhạc tình quê Bốn phương náo nức Tìm về Bình Nhâm

Tiếng trong Tếng đục thì thầm Bỡng đâu trỗi khúc Cung trầm cung thương

Người nghe Lòng những vấn vương Người về tơ tưởng Mãi tương tư lòng.

Mời Anh Về Thăm Bình Dương.VuviethungMỜI ANH VỀ THĂM BÌNH DƯƠNG.

Xin mời anh về thăm quê Bình Dương. Bình Dương hôm nay có nhiều thay đổi. Đường sá khang trang, phố thị rộn ràng. Gương mặt thành phố càng ngày rạng rỡ.

Đã hết rồi của một thời trăn trở.. Không còn đâu những bở ngỡ lo âu. Người Bình Dương dang nô nức làm giàu. Xây cuộc sống bằng màu xanh hy vọng.

Thành phố Bình Dương , thành phố năng động. Biến khó khăn thành công ở ngày mai. Luôn quan tâm thu hút các nhân tài. Cùng chung sức đưa Bình Dương phát triển.

Về đi anh, chúng ta cùng chung tiến. Cùng đồng lòng kiến tạo một tương lai. Đưa Bình Dương bước một bước tiến dài. Bằng tất cả yêu thương lòng nhân ái.

Anh cứ về không có gì ái ngại Quê hương nầy mãi mãi đón chào anh. Ta bên nhau xây cuộc sống an lành. Cùng xây đắp một tương lai hạnh phúc.

Bình Dương Yêu ThươngTác giả: Thiên ÂnLỜI YÊU THƯƠNG Viết về những điểm du lịch ở Bình Dương Mời em về lại Bình Dương Miền Đông anh dũng kiên cường bao năm Nhà tù Phú Lợi hờn căm Những ngày khói lửa nhọc nhằn muôn nơi

Đây Chùa Hội Khánh tuyệt vời! Bàn tay kiến trúc con người tài hoa Đây ChùaThiên Hậu nguy nga Tháng giêng lễ hội gần xa kéo về

Về thăm núi Cậu đê mê Thiên nhiên hùng vĩ bốn bề cõi tiên Hữu tình sơn thủy dịu êm Cây cao tỏa bóng ru mềm đời nhau

Đại Nam Lạc Cảnh xin chào! Nguy nga, hùng tráng biết bao ân tình Trò chơi,mới lạ…công trình Trăm năm ôm ấp dáng hình quê hương

Về thăm Dìn Kí thân thương Tâm hồn thư giãn nằm nương áo người Phương Nam thơm mát đất trời Yên bình thông thoáng ru hời hương yêu

Bình An một thoáng tơ chiều Hoàng hôn như ngọc liêu xiêu bóng tròn Mắt Xanh giải trí vẫn còn Là nơi an dưỡng tình non trẻ già...

Phú An sinh thái mượt mà Muôn chiều tre trúc hát ca trăm bài Lái Thiêu vị ngọt ai hay? Chôm chôm,măng cụt… tặng ai ngập ngừng?

Về Tương Bình Hiệp rưng rưng Đôi tay người thợ vang lừng muôn nơi Sơn mài nổi tiếng người ơi! Trăm năm bức họa sáng ngời reo ca

Đua thuyền sông nước quê nhà Ngày xuân như hội lân la tiếng cười Mệt nhoài một thuở rong chơi Mời em bánh tráng ai phơi hôm nào?

Phú An danh tiếng biết bao Như làn gió mát bay vào ngày xanh Nem Lái Thiêu,em mời anh Thơm ngon,dai ,dẻo ai đành lãng quên?

Ôi Mỹ Liên ,bánh bèo duyên! Níu chân du khách trăm miền đấy thôi! Bình Dương thơm mãi đôi môi Em còn lượm lặt một thời cỏ hoa

Quê hương chung thủy mặn mà Làm dâu nơi ấy hoan ca tâm hồn!

Chiều Bình Dương... ☁Tác giả: Tuan PmCHIỀU BÌNH DƯƠNG... ☁

Ta lại bên ta chiều Bình Dương Nắng vương bên thềm.. nắng.. nắng ơi Em em anh anh từ nơi nao... Chiều nay.. chiều nay.. sao Bình Dương... 🌻

Tác giả: Nguyễn Thụy Mai Hân- Đại học Ngôn Ngữ Bắc Kinh

(Bài Tùy bút này đã được đăng trong tập san CẦU VỒNG HỮU NGHỊ)

Chuyến xe dần dần lăn bánh đưa tôi rời xa ngôi nhà yêu dấu, rời quê hương thân yêu để đến nơi xứ người lạ lẫm thực hiện ước mơ và hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình. Lần cuối cùng tôi ngoái đầu nhìn lại quê hương tôi – Bình Dương (nằm ở Đông Nam bộ Việt Nam, giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh), một cảm xúc thật khó diễn tả, tựa như đứa trẻ nhỏ không muốn rời xa vòng tay mẹ yêu. Xe cứ lăn bánh và đôi mắt tôi cứ hướng ra khung cửa xe, nhìn quê mình lần nữa. Đây là trường học PTTH Bến Cát thân thương, khu công nghiệp Mỹ Phước, nhà hát Mỹ Phước, nơi chiều chiều tôi và người thân, bạn bè, ngồi uống sinh tố, ăn chè, ngắm nhìn cảnh Mỹ Phước về đêm. Đây là con đường quốc lộ 13, ngã tư Sở Sao, nơi có món bún nem nướng nổi tiếng mà bất cứ người dân nào quen thuộc vùng đất này đều biết đến.

Con đường quốc lộ 13 và Đại lộ Bình Dương với tôi lúc này sao mà ngắn đến thế! Ngoáy đầu nhìn ngã ba Huỳnh Văn Lũy, nhìn lần cuối cơ quan thân yêu của mình. Chẳng mấy chốc xe đã vào địa phận thành phố Hồ Chí Minh, sân bay Tân Sơn Nhất hiện ra trước mắt. Vậy là tôi sắp rời xa Bình Dương thật rồi!

Bình Dương, vùng đất thân thương mà trước kia có tên gọi Sông Bé là nơi tôi sinh ra và lớn lên, vùng đất nằm ở miền Đông Nam bộ Việt Nam, có khí hậu hiền hòa, quanh năm chỉ có hai mùa mưa nắng. Vùng đất có những con đường đất đỏ, rừng cao su bát ngát, bờ sông xanh mát, những con đường rợp tán cây dầu che bóng, vườn cây trái xum xuê trĩu quả và phong phú các sản phấm của ngành nghề truyền thống: Sơn mài, điêu khắc, gốm sứ... được tạo ra với đôi bàn tay khéo léo lao động sáng tạo của những người con Bình Dương. Vùng đất của bom B52 thử nghiệm đầu tiên, nơi xảy ra những trận đánh khốc liệt nhất của chiến tranh như: Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Đất Cuốc, Phú Lợi đã đi vào những trang sử oai hùng của dân tộc, vùng đất anh dũng trong đấu tranh và anh hùng trong lao động, vùng đất này đã cùng tôi lớn lên hai mươi mấy năm, chứng kiến những buồn vui, những kỷ niệm, ký ức ngọt ngào của tuổi thơ tôi. Tôi lớn lên từng ngày trên đất mẹ thân yêu và cũng bằng ngần ấy năm chứng kiến sự thay da đổi thịt theo nhịp thở thời gian của đất mẹ hiền hòa. Từ những ruộng đồng khô cằn hay những con đường đất đỏ sỏi đá đã biến mình thành những công trình nhà máy xí nghiệp, khu đô thị, khu nhà ở dân cư đông đúc, nhộn nhịp

Quê tôi không có danh lam thắng cảnh nổi tiếng, kỳ quan thiên nhiên thế giới như những miền đất khác. Nhưng vùng đất này là một kỳ quan tuyệt vời trong trái tim tôi. Để rồi khi đi xa đứng giữa thành phố Bắc Kinh xa hoa, náo nhiệt, một trong mười thành phố phát triển hàng đầu của thế giới, tôi vẫn cảm thấy lạc lõng, tâm trạng chông chênh và da diết nhớ Bình Dương.

Tôi nhớ đồi 29, con đường quốc lộ 13, con đường 2-9 nối liền quốc lộ 13 và quốc lộ 14, đó cũng là con đường mà mỗi ngày tôi đạp xe tới trường, con đường có hoa tràm vương mái tóc, con đường có sân vận động Bến Cát, nơi gắn liền với những buổi tập thể dục, buổi tập quân sự của học sinh quê tôi thời ấy. Con đường đất đỏ giờ đã được thay một lớp áo mới, đường rộng đẹp mang nét hiện đại, và bên đường cũng chẳng còn cánh rừng tràm hoa vàng nữa mà mọc lên những ngôi nhà khang trang hiện đại mang phong cách đô thị mới. Nhưng dù có thay đổi thế nào đi chăng nữa thì với chúng tôi, con đường ấy vẫn đong đầy kĩ niệm một thời.

Tôi nhớ khu tam giác sắt An Điền – An Tây – Phú An, nơi từng diễn ra chiến công hào hùng năm xưa, nơi mà mỗi lần "Về nguồn", bọn học trò, các cán bộ đoàn chúng tôi đều được nghe kể lại chiến công, những trạn đánh hào hùng, sự anh dũng trong chiến đấu, cũng như sự hy sinh gan dạ của một thế hệ đã ngã xuống vì quê hương thanh bình hôm nay. Cứ mỗi lần đến thăm vùng đất này, trong lòng những học trò chúng tôi đều cảm thấy bồi hồi xúc động.

Nhớ về Bình Dương, tôi nhớ về chợ Thủ, nhớ những câu vè của mẹ ru tôi từ tấm bé ''Ai về chợ Thủ bán hủ bán ve, bán bộ đồ chè, bán côí đâm tiêu....", nhớ những con đường rợp tán cây dầu to lớn cao vút và những cánh hoa dầu quay tròn trong gió, có lẽ đó của là một nét đặc trưng không lẫn vào đâu được của Thủ Dầu Một. Nhớ con đường Bạch Đằng, nhộn nhịp, rộn ràng muôn sắc hoa vào những ngày giáp tết.

Nhớ Chùa Hội Khánh, một công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia .

Nhớ chùa Bà, nhớ Lễ hội Rằm Tháng Giêng, một nét văn hóa độc dáo của Bình Dương.

Nhớ về Bình Dương, tôi nhớ khu kiến trúc cổ, những ngôi nhà cổ cách đây mấy trăm năm như nhà cổ ông Trần Công Vàng và nhà cổ ông Trần Công Hổ mang nét đậm nét văn hóa lịch sử của Bình Dương xưa.

Nhớ về Bình Dương, tôi nhớ vườn trái cây Lái Thiêu sum xuê, rợp bóng, nhớ lần trốn mẹ đến nhà bạn ở Lai Thiếu hái măng cụt, bòn bòn, bị kiến cắn đầy mà cả bọn con nít chúng tôi vẫn cứ cười tít mắt, rồi về nhà bị ba mẹ cho một trận đòn roi mà vẫn không khóc. Nhớ về Bình Dương, tôi nhớ cù lao Bạch Đằng với những vườn bưởi xanh, thơm lừng hoa bưởi mà dân quê tôi gọi là bưởi Bạch Đằng, thuở còn thơ bạn tôi vẫn ngân nga câu hát " Tóc con dài mẹ cài bông hoa bưởi, mẹ nhặt từng bông bưởi trắng con gội đầu".

Nhớ về Bình Dương, tôi nhớ Bến Cát, rừng cao su, con đường nhỏ , lá cao su đỏ ngần những ngày giáp tết, những buổi sáng vội vàng cùng mẹ trút từng chén mủ cao su để kịp giờ đến lớp.