Mòn cổ răng phải làm sao

Mòn - tiêu cổ răng là hiện tượng mất tổ chức cứng của răng ở vị trí gần đường nối men ngà. Biểu hiện dễ nhận biết là cổ răng bị khuyết, lõm sâu có hình chữ V (còn gọi là lõm hình chêm), hay gặp nhất ở mặt ngoài cổ răng hàm nhỏ hàm trên, ngoài ra còn thấy ở răng cửa và răng hàm lớn. Đôi khi nó được phát hiện khi răng xuất hiện hiện tượng nhạy cảm với nhiệt độ hoặc thức ăn ngọt, chua.

Mòn - tiêu cổ răng là hiện tượng mất tổ chức cứng của răng ở vị trí gần đường nối men ngà. Biểu hiện dễ nhận biết là cổ răng bị khuyết, lõm sâu có hình chữ V (còn gọi là lõm hình chêm), hay gặp nhất ở mặt ngoài cổ răng hàm nhỏ hàm trên, ngoài ra còn thấy ở răng cửa và răng hàm lớn. Đôi khi nó được phát hiện khi răng xuất hiện hiện tượng nhạy cảm với nhiệt độ hoặc thức ăn ngọt, chua.


Những tổn thương này gia tăng theo tuổi và gặp từ lứa tuổi thanh niên cho tới người cao tuổi. Đặc biệt với lối sống tiêu thụ nhiều đồ uống có tính axit ở người trẻ tuổi và thuốc điều trị bệnh mãn tính ở người nhiều tuổi sẽ làm tăng độ axit trong khoang miệng dẫn đến tổ chức cứng của răng dễ bị bào mòn, tiêu cổ răng càng nặng.

Show

Mòn cổ răng phải làm sao


Một nghiên cứu ở Hà Lan cho biết tỷ lệ mòn - tiêu cổ răng dao động theo tuổi tác từ 11% đến 62% dân số. Ở Việt Nam tỷ lệ này là 60% và tập trung chủ yếu từ 55-64 tuổi, con số lên tới 95% cán bộ ở một nhà máy.

 Các nguyên nhân chủ yếu gây mòn - tiêu cổ răng

Được cho là tổn thương đa nguyên nhân, kết hợp nhiều nguyên nhân với 3 nhóm chính.

► Ăn mòn của axit:

Nước bọt trong môi trường miệng có pH = 7,0 trung tính.

pH môi trường miệng có thể thay đổi do các nguyên nhân:

+ Trào ngược dạ dày thực quản. Dịch dạ dày có pH = 1,0-2,0

+ Sử dụng thức uống có tính axit như trái cây, coca cola, nước tăng lực, rượu vang…(Coca cola có axit photphoric, nước tăng lực có axit citric). Các nước này có pH từ 2,5 đến 3,4.

+ Sử dụng ma túy qua đường miệng.

Khi pH trong miệng < 4,5 sẽ xảy ra hiện tượng khử khoáng ở men và ngà răng.

► Ăn mòn do lực ma sát tác động:

Có thể do dùng bàn chải có lông cứng kết hợp với kem đánh răng có chất tẩy, chải răng quá mạnh với động tác đánh ngang gây chà sát làm tổn thương vùng cổ răng.

► Rối loạn cắn:

Lực nhai quá mức, truyền đến vùng cổ răng như một lực uốn làm phá vỡ cấu trúc men răng, gây nứt vi cấu trúc. Dần dần tổn thương lớn hơn tạo lõm hình chêm vùng cổ răng. Thường gặp ở bệnh nhân có tật nghiến răng và mất răng, gây rối loạn cắn, khớp cắn sang chấn.

 Các biện pháp ngăn ngừa mòn-tiêu cổ răng:

- Khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Việc chẩn đoán sớm rất quan trọng để thay đổi những thói quen không tốt, có biện pháp phòng ngừa giúp bệnh nhân tránh phải can thiệp phục hồi có xâm lấn.

- Giảm pH axit trong miệng từ bên ngoài: giảm các đồ ăn thức uống có tính axit.

- Giảm pH axit do trào ngược dạ dày bằng thuốc chống trào ngược, giảm axit dịch vị.

- Đánh răng bằng bàn chải mềm với kem đánh răng chứa fluor, tăng độ khoáng hóa men răng với các biện pháp bổ sung fluor trong nước uống, muối ăn…

 Các phương pháp điều trị mòn - tiêu cổ răng:

- Khi thấy xuất hiện một vết khuyết trên cổ răng, cần đến khám nha sĩ. Cũng có thể bệnh nhân thấy khó chịu với cảm giác ê buốt cổ răng. Vấn đề được phát hiện sớm, tổn thương sẽ được ngăn chặn. Điều trị mòn tiêu cổ răng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mô răng.

- Nếu cổ răng tiêu ít nhưng có quá cảm ngà, nha sĩ bôi vecni vào vùng cổ răng để tránh sự tiếp xúc với môi trường axit và giảm ê buốt.

 

- Nếu cổ răng tiêu đến mức cần hàn-trám, nha sĩ sẽ thay thế phần men răng tiêu lõm bằng một vật liệu trám có màu giống với răng. Có hai loại vật liệu được dùng là nhựa Composite và GIC (Glass Ionomer Cement). Đối với những răng mòn sâu ảnh hưởng đến tủy răng, có thể cần đến điều trị tủy hoặc nhổ bỏ.

- Những điều trị phục hồi như chụp sứ có thể thực hiện để cải thiện chức năng và thẩm mỹ đối với răng.

 

- Nếu nguyên nhân của sự mòn răng do thuốc đang sử dụng, bác sĩ có thể cho đơn thuốc khác hoặc thay đổi cách dùng để giảm nguy cơ làm mòn răng.

MÒN CỔ CHÂN RĂNG LÀ GÌ??? NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN MÒN CỔ CHÂN RĂNG??? CÁCH ĐIỀU TRỊ MÒN CỔ CHÂN RĂNG HIỆU QUẢ

Trám cổ chân răng là hình thức trám răng cho cổ chân răng bằng cách dùng vật liệu composite. Đây là loại vật liệu ở dạng dẻo dễ thao tác để tạo hình trên phần cổ răng, giúp tái tạo lại được phần mô răng bị khuyết thiếu, mòn men (mòn cổ chân răng).

Mòn cổ răng hay còn gọi là tiêu chân răng là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5), răng số 6 và các răng cửa.Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này chính là tình trạng ê buốt chân răng khi ăn các thức ăn nóng lạnh hoặc chua ngọt.

Chổ chân răng cũng bị ê nhức khi bạn đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng, cũng có trường hợp chỗ hàm bị mòn cổ răng trở nên sưng nướu đau và nhức răng cảm giác dai dẳng khó chịu.

 

Mòn cổ răng phải làm sao

 

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH LÝ MÒN CỔ CHÂN RĂNG

Hiện nay bệnh lý mòn cổ chân răng đã không còn xa lạ với nhiều người. Nó có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi nào. Đến với Nha Khoa Tâm Việt chia sẽ với mọi người nguyên nhân và cách điều trị cũng như phòng chống để từ đó có thể nắm rõ hơn về căn bệnh này, cũng như có thể chăm sóc răng miệng cho bản thân và gia đình một cách hiệu quả và tốt nhất.

Bệnh mòn cổ chân răng là tình trạng tiêu xương răng tạo nên lỗ hõm hình chữ V gần cổ răng. Mòn cô răng thường xảy ra đối với các răng cửa, răng nanh hoặc răng hàm nhỏ.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do ảnh hưởng của bệnh nha chu, viêm chân răng lâu ngày không được điều trị triệt để dẫn tới tụt nướu và lộ ra phần ngà không được bảo vệ. Do những tác động từ bên ngoài như chải răng khồn đúng cách mà phần ngà bị có thể bị bào mòn dần mô răng dẫn đến các vết hõm gần chân răng.

Mòn cổ chân răng là một trong những lý do chính yếu dẫn tới tình trạng ê buốt. Ban đầu, mòn cổ răng không có biểu hiện nhieuef nhưng một khi phát triển đến mức độ nặng có thể dẫn tới tình trạng viêm tủy, gãy ngang thân hoặc tiêu xương rất nguy hiểm.

Trám (hàn) răng là một cách khắc phục bệnh mòn cổ chân răng khá hiệu quả với thời gian nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Trám răng thực chất là cách sử dụng một loại vật liệu là composite hoặc xi măng silicat trám răng bít vào chỗ khuyết thiếu mô răng nhằm hạn chế tình trạng lộ ngà răng cũng như tái tại lại hình dáng cho răng.

Thao tác trám (hàn) khá đơn giản và hoàn thành chỏ trong vòng 15-20 phút. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám vào cổ răng và đông cứng với đèn laser. Vết trám sau khi chiếu đèn laser có độ cứng gần như răng thật và đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường.

Mòn cổ chân răng không những ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ của hàm răng, nụ cười mà còn gây ra các cơn ê buốt khiến bệnh nhân rất khó chịu và đau nhức răng khiến việc ăn nha và vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, làm răng bị lung lay thậm chí có thể mất răng vĩnh viễn. Vì tính chất nghiêm trọng của bệnh lý này để lại.

 

Hãy cùng Nha Khoa Tâm Việt xem những thông tin dưới dây nhé!!!

 

Mòn cổ răng phải làm sao

 

BỆNH MÒN CỔ RĂNG TIẾN TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Giai đoạn 1: Mòn, ê buốt nhẹ

Bệnh nhân có thể không cảm thấy buốt hoặc buốt nhẹ, thỉnh thoảng mới buốt. Sờ vào thấy vệt đứt ngang ở cổ răng phía ngoài sát lợi. Men vùng cổ răng đổi màu xẫn hơn, vàng ố hơn so với vùng thân răng.

Giai đoạn 2: Ê buốt nhiều

Bệnh nhân có thể ê buốt khi hít gió, đánh răng, hoặc ê buốt khi ăn uống thức ăn lạnh. Khi tác nhân trên không còn tác động những cảm giác ê buốt cũng hết.

Giai đoạn 3: Mòn vào tủy

Vết đứt sâu tới sát tủy răng, thủng vào buồng tủy răng. Gây ra triệu chứng như bệnh lý viêm tủy. Khi tới giai đoạn này thì bệnh nhân sẽ bị đau nhức liên tục, cả ngày ngay cả khi không có tác nhân tác động.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY MÒN CỔ RĂNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT.

Một trong những tổn thương cơ học thường gặp khiến mòn cổ răng chính là việc chải răng không đúng cách. Cùng với việc sử dụng bàn chải lông cứng chải miết trên thân răng và phần cổ răng quá nhiều – nơi có độ chịu lực và chịu mòn thấp, lâu ngày phần men răng và ngà răng sẽ lộ dần khiến răng ê buốt và xuất hiện các rãnh nhỏ ngang thân. Ăn nhai quá mức các thức ăn cứng và dai hoặc tật nghiến răng trong khi ngủ cũng là một trong số các nguyên làm cho tình trạng mòn cổ chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Song song với sự tác động của các yếu tố cơ học thì nguyên nhân mòn cổ răng chủ yếu cũng xuất phát từ những tác dụng của axit có trong khoang miệng hoặc do những thực phẩm chứa nhiều axit gây nên. Chất axit âm thầm diễn tiến làm mòn lớp men răng bên ngoài khiến phần ngà bị lộ hoặc nghiêm trọng hơn có thể tấn công đến các mô răng khỏe mạnh ở phần ngà, làm cho các tổ chức răng bị phá vỡ gây nên tình trạng ê buốt kéo dài.

 

Mòn cổ răng phải làm sao

 

KHÔNG CẠO VÔI RĂNG MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN MÒN CỔ CHÂN RĂNG

Vôi răng tích tụ ngày càng nhiều theo thời gian đẩy phần nướu răng tụt khỏi chân răng sâu vào trong, chân răng lúc này rất dễ bị mài mòn bởi acid có trong nước bọt và thức ăn khi ăn uống sinh hoạt hằng ngày

 

THÓI QUEN ĂN UỐNG SINH HOẠT CÓ THỂ GÂY MÒN CỔ CHÂN RĂNG NHANH HƠN 20%

Thói quen ăn uống thường xuyên, liên tục các thực phẩm có vị chua, tính acid cao như nước cam,nước chanh,… dễ làm răng bị mài mòn nhanh chóng.

 

CÁC DẠNG BỆNH LÝ VÀ DI TRUYỀ VỀ RĂNG CŨNG CÓ THỂ DẪN ĐẾN MÒN CHÂN RĂNG

Mòn cổ răng cũng có thể xuất hiện khi người mắc phải có men răng yếu bẩm sinh hoặc đang mắc các bệnh lý như thiếu canxi, trào ngược dịch vị dạ dày,…cũng có thể làm răng dễ bị bào mòn.

ĐIỀU TRỊ BỆNH MÒN CỔ CHÂN RĂNG NHƯ THẾ NÀO?

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này tổn thương nhẹ, không bị nhạy cảm, không nhất thiết phải điều trị. Ở giai đoạn này cần phải giữ mòn cổ răng không tiếp tục chuyển qua giai đoạn 2 bằng cách quan tâm vệ sinh răng miệng hơn. Đối với trường hợp này nha sĩ khuyên bạn nên sử dụng kem Flour và nước súc miệng tại nhà. 

Giai đoạn 2

Khi mòn cổ răng chưa ảnh hưởng đến tủy, có thể điều trị bằng phương pháp trám. Nha sĩ sẽ thay thế phần men răng biến mất bằng một vật liệu trám có màu giống với răng. Có hai loại vật liệu được dùng là Composite (miếng trám nhựa) và GIC (Glass Ionomer Cement). 

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3 mòn cổ răng đã đi vào tủy và làm tổn thương đến tủy, bắt buộc phải điều trị tủy răng kết hợp với trám mòn cổ răng. Với những trường hợp mòn cắt sâu, có khả năng gãy răng thì sau khi điều trị tủy phải đặt trụ và làm chụp bảo vệ răng.Cũng giống như các bệnh khác, phát hiện càng sớm và điều trị thì việc điều trị càng đơn giản và cơ hội phục hồi như cũ càng cao. Khi thấy những dấu hiệu của mòn cổ răng phải tới ngay trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra tư vấn và điều trị.

 

ĐIỀU TRỊ MÒN CỔ CHÂN RĂNG CÓ LÂU KHÔNG

Mòn cổ chân răng là một loại bệnh lý cần phải được phát hiện và điều trị sớm để tránh được những tác hại nguy hiểm mà nó gây ra. Nhưng với sự phát triển như hiện nay, nhiều người không có quá nhiều thời gian để đến phòng khám nha khoa điều trị. Do đó, họ luôn thắc mắc điều trị mòn cổ chân răng có lâu không? 

MÒN CỔ CHÂN RĂNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG CÁCH NÀO??

Bạn có thể nhận thất mòn cổ răng có biểu hiện là một rãnh sâu lõm và hình chữ V ở mặt ngoài răng sát viền lợi, mòn cổ răng chủ yếu diễn ra ở răng hàm nhỏ và răng cửa nơi có nền răng yếu, dễ chịu tác động từ bên ngoài.

Điều trị mòn cổ chân răng phụ thuộc vào nguyên nhân gây mòn, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của tổn thương, tuổi và tính nhạy cảm của răng.

Trường hợp khuyết cổ răng ở mức độ nhẹ: Ở mức độ nhẹ, bệnh khuyết cổ răng chưa làm ảnh hưởng đến tủy răng bên trong thì phương pháp trám răng, sử dụng các vật liệu trám chuyên dụng trám vào chỗ cổ răng bị khuyết là cách hiệu quả, ít tốn kém thời gian và tiền bạc nhất.

Trường hợp khuyết cổ răng ở mức độ nặng: Lúc này bệnh đã gây tổn thương vào tủy răng, do đó người bệnh cần được chữa tuỷ răng bị khuyết và tiến hành phục hình bọc răng sứ nhằm bảo tồn được cùi răng thật, cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai và giữ được nét thẩm mỹ.

 

Mòn cổ răng phải làm sao

ĐIỀU TRỊ MÒN CỔ CHÂN RĂNG CÓ LÂU KHÔNG??

Vấn đề điều trị mòn cổ răng có lâu không sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng răng bị khuyết cũng như giải pháp điều trị là gì.

Nếu trường hợp răng bị khuyết cổ răng nhẹ, không ảnh hưởng đến tủy răng, và bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp hàn trám răng để điều trị thì thời gian điều trị bằng phương pháp này rất nhanh chóng, bệnh nhân chỉ mất thời gian khoảng 15 – 30 phút để hoàn thành việc trám răng cho vùng cổ chân răng bị khuyết này mà thôi.

Còn với phương pháp bọc răng sứ thì bệnh nhân sẽ mất thời gian khoảng 2 – 4 ngày để hoàn thiện tất cả quy trình bọc răng sứ

Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh đã lan sâu đến tủy răng thì bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc chữa tủy, tùy vào mức độ tủy răng bị tổn thương nặng hay nhẹ thì thời gian có thể kéo dài vài ngày hoặc thậm chí có thể kéo dài đến 1 – 2 tuần.

Vì vậy, để có thể biết chính xác hơn việc điều trị mòn cổ chân răng có lâu không, các bạn nên đến trực tiếp phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra, thăm khám, chụp phim X – Quang cụ thể nhất, tìm được giải pháp điều trị thích hợp thì mới có thể đưa ra mức thời gian điều trị khuyết cổ răng chính xác nhất cho từng trường hợp bệnh nhân khác nhau.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã có được thêm những kiến thức cần thiết về vấn đề điều trị khuyết cổ răng có lâu không. Để tránh việc mất quá nhiều thời gian cho việc điều trị thì tốt nhất, các bạn nên nhanh chóng thực hiện điều trị ngay khi phát hiện bệnh mòn cổ chân răng.

Mòn cổ răng phải làm sao


TÁC HẠI CỦA BỆNH LÝ MÒN CỔ CHÂN RĂNG LÀ GÌ?

Một trong những hiện tượng khiến răng đau nhức, ê buốt đó chính là bệnh lý mòn cổ chân răng, tuy nhiên mọi người lại không đặt nặng vấn đề bệnh lý này nên khi bệnh nhân phát triển ngày một nặng hơn sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng. Vơi những thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về tác hại khi bị khuyết cổ chân răng là như thế nào để các bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này.

BỆNH LÝ MÒN CỔ CHÂN RĂNG LÀ GÌ?

Mòn cổ chân răng còn được gọi là với cách khác là mòn ngót cổ răng. Triệu chứng của bệnh này là phần sát chân răng có vết lõm vào bên trong, khi ăn uống sẽ có cảm giác ê buốt khó chịu. Các ngyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết cổ cân răng như:

-Do tói quen nghiến răng, nhất là khi đi ngủ ban khổng thể kiểm soát được. Nghiến răng không chỉ làm mòn mặt nhai mà có thể làm mòn chân răng nếu khớp cắn sâu.

-Do nhai không đúng cách, chỉ nhai ở một bên hàm. Điều này khiến hàm răng phải nhai thường xuyên chịu nhiều ma sát và bị thức ăn làm mòn

Vôi răng để lâu ngày xâm lấn đến nướu, làm tụt nướu khiến chân răng lộ ra ngoài nhiều và dễ bị ăn mòn khiến cổ chân răng bị mòn sâu dần.

Do chế độ ăn uống hàng ngày không phù hợp, bệnh nhân sử dụng nhiều loại thực phẩm có chất axit như: trái cấy chua, nước uống có ga… lâu dần những loại thực phẩm này sẽ khiến men răng bị bào mòn đi dẫn đến bệnh khuyết cổ chân răng.

Do chải răng không đúng cách, chải theo hướng ngang thân răng. Đây là sai lầm nhiều người mắc phải và là một trong những nguyên nhân khuyết cổ chân răng mà ít ai để ý đến.