Đề bài - bài 77 trang 89 sbt toán 8 tập 1

Tứ giác \[ABCD\] có \[E, F, G, H\] theo thứ tự là trung điểm của các cạnh \[AB,\]\[ BC,\]\[ CD, \]\[DA.\] Tứ giác \[EFGH\] là hình gì \[?\] Vì sao \[?\]

Đề bài

Tứ giác \[ABCD\] có \[E, F, G, H\] theo thứ tự là trung điểm của các cạnh \[AB,\]\[ BC,\]\[ CD, \]\[DA.\] Tứ giác \[EFGH\] là hình gì \[?\] Vì sao \[?\]

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng kiến thức:

+] Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+] Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

+] Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

Lời giải chi tiết

Nối đường chéo \[AC.\]

Trong \[ ABC\] ta có:

\[E\] là trung điểm của \[AB\;\; [gt]\]

\[F\] là trung điểm của \[BC\;\; [gt]\]

nên \[EF\] là đường trung bình của \[ ABC\]

\[ EF // AC\] và \[EF = \displaystyle {1 \over 2}AC\] [tính chất đường trung bình tam giác] \[[1]\]

Trong \[ ADC\] ta có:

\[H\] là trung điểm của \[AD\;\; [gt]\]

\[G\] là trung điểm của \[DC\;\; [gt]\]

nên \[HG\] là đường trung bình của \[ ADC\]

\[ HG // AC\] và \[HG =\displaystyle {1 \over 2}AC\] [tính chất đường trung bình tam giác] \[[2]\]

Từ \[[1]\] và \[[2]\] suy ra: \[EF // HG\] và \[EF = HG\]

Vậy tứ giác \[EFGH\] là hình bình hành [ vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau]

Video liên quan

Chủ Đề