Chân bị phong nước phải làm sao

Rộp da, hay phồng rộp, là những vết phồng trên da chứa chất lỏng có kích cỡ rất đa dạng, từ bé như đầu kim cho đến các vết có đường kính hơn 1,3 cm. Các vết rộp thường hình thành ở gót chân, lòng bàn chân, tuy nhiên chúng cũng có thể hình thành ở tay

Rộp da là gì?

Rộp da, hay phồng rộp là những vết phồng trên da chứa chất lỏng có kích cỡ rất đa dạng, từ bé như đầu kim cho đến các vết có đường kính hơn 1,3cm. Các vết rộp thường hình thành ở gót chân, lòng bàn chân. Tuy nhiên, chúng cũng có thể hình thành ở tay khi bạn chạy xe mà không đeo găng bảo vệ. Bạn cũng có thể bị rộp da nếu mang giày không vừa vặn hoặc không mang vớ khi mang giày.

Chân bị phong nước phải làm sao
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng bệnh Rộp da (phồng rộp)

Xuất hiện những vùng da bị tấy đỏ và có cảm giác nóng rát. Có thể bị đau và ngứa ở các vùng da này.

Khi nào bạn cần gọi bác sĩ?

Hầu hết các chỗ rộp đều tự lành sau 3 - 7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Da liễu trên hệ thống Khám từ xa Wellcare nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Chỗ rộp vô cùng đau đớn.
  • Các nốt rộp liên tục xuất hiện.
  • Bạn nghĩ rằng nốt rộp bị nhiễm trùng. Nốt rộp bị nhiễm trùng sẽ có mủ màu vàng hoặc xanh lá cây, có thể gây đau, tấy đỏ và nóng. Đừng phớt lờ các chỗ rộp ấy, bởi đó có thể là nguyên nhân gây bệnh chốc lở và các biến chứng khác như viêm tế bào hoặc nhiễm trùng máu.
  • Bị rộp ở những nơi bất thường như mí mắt, trong miệng.
  • Rộp da xuất hiện sau khi bị cháy nắng, bỏng nặng, bỏng nước.
  • Các phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với hoá chất hoặc các chất khác.

Nguyên nhân gây rộp da (phồng rộp)

Nguyên nhân thường gặp nhất là do quần áo hoặc dụng cụ thể thao chà xát lên da trong thời gian dài. Việc này sẽ khiến cho tầng trên cùng của da bị tách khỏi tầng đáy và bị lấp đầy bởi chất lỏng. Những thay đổi trong cách tập luyện hoặc sử dụng dụng cụ không vừa vặn có thể gây ra cọ xát và dẫn tới phồng rộp. Các yếu tố khác có thể bao gồm da ẩm, chân bẹt, các bệnh gây phồng da như viêm tấy ở kẽ ngón chân cái và ngón chân quặp xuống.

Chân bị phong nước phải làm sao
(Ảnh minh họa)

Nguy cơ mắc rộp ra (phồng da)

Ai cũng có thể bị bệnh, đặc biệt là các vận động viên. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như:

  • Tiếp xúc với lửa, hơi nước hoặc chạm vào một bề mặt nóng.
  • Thời tiết lạnh.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích hoặc dị ứng.
  • Phản ứng thuốc: nhiều người bị rộp da như là một phản ứng với thuốc. Nếu bị rộp da khi đang sử dụng thuốc, hãy đi khám và xin ý kiến của bác sĩ.

Điều trị rộp da (phồng rộp)

Mục đích của việc điều trị là giảm đau, ngăn các nốt rộp lan rộng và tránh nhiễm trùng. Những nốt rộp nhỏ không bị vỡ thường không gây đau đớn, có thể để yên và che lại bằng băng gạc lỏng. Đối với nốt rộp có lỗ nhỏ hoặc bị vỡ, hãy đặt băng cá nhân lên và nhẹ nhàng vuốt lên vùng da nhạy cảm phía dưới. Nếu nốt rộp vỡ ra, hãy vệ sinh vùng da và dùng kem khử trùng hoặc thuốc mỡ và băng vô trùng.

Vết bỏng dù nhẹ hay nặng cần được chữa đúng càng nhanh càng tốt. Với vết bỏng nhẹ, có rất nhiều cách chữa tại nhà. Sau đây là 5 phương pháp hiệu quả giúp chữa bỏng thành công – bớt đau xót, nhanh lành vết thương, tránh biến chứng nhiễm trùng gây loét.’

Chân bị phong nước phải làm sao

I. Phân loại mức độ bỏng

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bạn có thể bị bỏng như bỏng nhiệt (bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ rán,…) hay bỏng do hóa chất. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bỏng khác nhau chúng ta sẽ có cách xử lý phù hợp tương ứng. Thông thường, các vết bỏng sẽ được chia thành 3 cấp độ theo tình trạng nghiêm trọng:

  • Bỏng cấp độ 1: Cấp độ bỏng nhẹ nhất. Da bị sưng đỏ và không bị phồng rộp, ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.
  • Bỏng cấp độ 2: Bỏng ảnh hưởng đến lớp mô da phía trong. Lúc này, da bị phồng rộp và dày lên, hình thành các bọng nước. Bỏng cấp độ 2 khá dễ để lai sẹo.
  • Bỏng cấp độ 3: Cấp độ nặng, da bị tổn thương nghiêm trọng vào lớp sâu bên trong. Vùng da bỏng có màu xám, trắng hay thậm chí cháy đen lại. Nhiều dây thần kinh có thể bị tê liệt.

Bỏng cấp độ 3 là mức độ bỏng nghiêm trọng, nên được điều trị tại bệnh viện để đảm bảo vết bỏng được xử lý đúng cách. Hầu hết các trường hợp bỏng cấp độ 1 và cấp độ 2 hay các vết bỏng có kích thước nhỏ (đường kính nhỏ hơn 2,5cm) có thể được điều trị tại nhà.

II. 5 cách chữa bỏng tại nhà hiệu quả

1. Dùng nước lạnh chữa bỏng

Chân bị phong nước phải làm sao

Nếu vết bỏng nông trên vùng da nhỏ thì nước lạnh là một cách chữa nhanh và hiệu quả. Nên ngâm vùng bị bỏng với nước mát trong 20- 30 phút. Tốt nhất là nước có nhiệt độ từ 16 đến 20o C. Nước mát có khả năng tỏa nhiệt tốt vết bỏng, nhanh chóng mang lại cảm giác dịu nhẹ, bớt phồng rộp.

Nếu còn thấy rát, có thể xoa thêm xà phòng và rửa lại bằng nước thật sạch. Vết bỏng sẽ dịu đi nhanh chóng.

Lưu ý: dùng nước lạnh chứ không phải đá lạnh. Đá lạnh có thể làm tình trạng bỏng nặng hơn. Bỏng vừa do nhiệt cao, vừa do đông cứng tế bào vì lạnh. Tổn thương hoại tử sẽ dễ dàng gặp phải hơn.

2. Kem đánh răng chữa bỏng

Chân bị phong nước phải làm sao

Kem đánh răng phù hợp với một số ít trường hợp bỏng nhẹ do chất có tính hơi acid. Bởi trong kem đánh răng có chứa chất kiềm. Chất kiềm có khả năng trung hòa acid. Mặt khác, khi bị bỏng nóng, kem đánh răng tạo cảm giác man mát. Sự dễ chịu và cảm giác tê tê giúp vết bỏng đỡ đau hơn.

Nhưng cực kỳ lưu ý với những trường hợp bỏng do kiềm. Chất kiềm trong kem đánh răng có thể làm tình trạng bỏng nặng hơn. Khi đó da hoại tử khó lành hơn. Cân nhắc phù hợp với từng loại bỏng để quyết định có nên sử dụng kem đánh răng hay không.

Một số chuyên gia cho rằng, kem đánh răng là không an toàn cho vết bỏng nặng. Chúng có thể kích thích vết bỏng sưng lên nặng hơn. Chúng hoàn toàn không hề vô khuẩn. Kem đánh răng có nguy cơ cao lây nhiễm vi khuẩn cho vết bỏng.

3. Giấm chữa bỏng

Chân bị phong nước phải làm sao

Giấm được biết là một chất có tính acid nhẹ. Giấm dễ dàng làm săn se bề mặt và khử trùng một số loại vi khuẩn. Trong dân gian truyền rằng, nên tẩm giấm vào băng để bao phủ vết bỏng. Sau cứ 2-3 tiếng cần thay băng 1 lần.

Nhưng các nhà khoa học cũng khuyên rằng, tính acid của giấm cũng rất nguy hiểm. Nó có thể ăn mòn bề mặt da nhạy cảm đang bị tổn thương làm hoại tử của vết bỏng. Việc chữa bỏng sẽ khó khăn hơn khi lớp áo bảo vệ cơ thể đã mỏng lại càng trở nên mỏng hơn.

4. Mật ong chữa bỏng

Chân bị phong nước phải làm sao

Mật ong được ví như thần dược khi chữa được cho rất nhiều bệnh, trong đó có bỏng. Mật ong có chứa một số hoạt chất chống viêm và kháng khuẩn. Chúng giúp vết bỏng không bị nhiễm trùng và nhanh lành.

Mật ong trong dân gian được sử dụng bằng cách tẩm vào băng gạc để bó vào vết bỏng. Sau 3-4 giờ thay một tấm mới tương tự.

Cách này khá tốn thời gian chữa. Nhưng cần lưu ý mật ong chứa nhiều đường và các chất dinh dưỡng. Không chỉ côn trùng mà các vi sinh vật cũng rất thích phát triển trong môi trường này. Việc sử dụng mật ong trị bỏng tẩm vào bông gạc dường như không phải là phương pháp an toàn và vệ sinh.

5. Bộ sản phẩm Dizigone – Giải pháp tối ưu giúp chăm sóc vết bỏng tại nhà

Chân bị phong nước phải làm sao

Hình ảnh sản phẩm Dizigone

Khác với các phương pháp dân gian, Dizigone là một sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại từ châu Âu – EMWE giúp chữa bỏng hiệu quả, nhanh lành, không gây đau xót, an toàn khi sử dụng. Dizigone mang lại hiệu quả tối ưu hơn và khắc phục được các nhược điểm của 4 phương pháp chữa bỏng truyền thống đã kể trên.

5.1. Sát khuẩn tốt, tránh nhiễm trùng

Dizigone tiêu diệt được cả những vi khuẩn cứng đầu nhất thường gây loét da do bỏng. Dizigone được Quatest 1 (bộ Khoa học công nghệ) cấp bằng chứng nhận khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn phổ biến trên da như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Candida albicans, Aspegillus niger,… Hiệu suất vượt trội, tiêu diệt 100 % vi khuẩn chỉ trong vòng 30 giây.

Với hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn mạnh, phổ tác dụng rộng, an toàn và không gây hại cho da bỏng nhạy cảm, Dizigone giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết bỏng, giúp vết bỏng nhanh lành.

Chân bị phong nước phải làm sao

➤ Xem thêm: 6 tiêu chí lựa chọn thuốc sát trùng cho vết thương hở

5.2. Giúp vết bỏng mau lành hơn

Các chất oxy hóa quan trọng nhất trong thành phần của Dizigone là HClO, ClO*,… tương tự thành phần tiết ra của bạch cầu đa nhân trung tính khi thực bào. Tương tự như hàng rào miễn dịch tự nhiên nên không tổn hại tế bào lành.

Chân bị phong nước phải làm sao

Dizigone cũng không biến đổi các tế bào tham gia vào quá trình liền vết thương như tế bào hạt, nguyên bào sợi. Do đó, vết bỏng sẽ nhanh lành hơn khi được chăm sóc bằng Dizigone.

Để tăng hiệu quả kháng khuẩn cũng như giúp vết bỏng nhanh lành, không sẹo, nên kết hợp dùng cùng Kem kháng khuẩn Dizigone Nano Bạc.

5.3. Dùng bớt xót cho vết bỏng

Chân bị phong nước phải làm sao

Vết bỏng khỏi nhanh khi được chăm sóc đúng bằng Dizigone

Dizigone được tạo ra trong khoảng pH từ 6,8- 7,8. Khoảng pH này gần với pH da lành, không gây kích ứng vết bỏng, không gây đau xót.

Dizigone là sản phẩm vô cùng an toàn với vết bỏng. Là chất sát khuẩn không có tính acid hoặc base, không chứa các hóa chất kích thích tế bào hạt.

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua Dizigone tại 400 nhà thuốc bệnh viện, phòng khám và các nhà thuốc thuốc lớn uy tín trên thị trường.

Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua sản phẩm Dizigone qua Shopee 

Chân bị phong nước phải làm sao

➤ Xem thêm: Cách trị bỏng nhanh nhất tại nhà cho trẻ

Để được tư vấn chữa bỏng sao cho nhanh lành, không đau, không để lại sẹo, liên hệ ngay dược sĩ Dizigone qua HOTLINE 1900 9482.