Uơ đọc như thế nào

- Học sinh đọc, viết đúnGV: uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya - Đọc đúng từ và câu ứng dụnGV: “ Nơi ấy ngôi sao khuya Soi vào trong giấc ngủ Ngọn đèn khuya bóng mẹ Sáng một vầng trên sân”. - Phát triển theo chủ đề: “ Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya” II.Đồ dùng dạy – học: GV: Sử dụng tranh SGK, bộ ghép chữ. HS: SGK, bộ ghép chữ.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 1 tiết 229 bài 99: uơ - uya, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2019 TIẾNG VIỆT Tiết: 229 BÀI 99: uơ - uya I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Nhận biết cấu tạo các vần uơ, uya phân biệt chúng với nhau và với các vần đã học. - Đọc được, viết được các vần uơ, uya và các từ huơ vòi, đêm khuya - Đọc được các từ ứng dụng: thuở xưa, huơ tay, giấy pơ-luya, trăng khuya. - Đọc đúng đoạn thơ ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya II. Đồ dùng và phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: - Tranh minh họa các từ ứng dụng, đoạn thơ ứng dụng. 2. Học sinh: bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt III. Các hoạt động dạy – học: NỘI DUNG HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Dẫn nhập - Giới thiệu bài: Hôm nay cô giới thiệu hai vẫn tiếp theo có âm u đứng đầu, đó là vần uơ – uya. - GV viết tựa bài. - HS nhắc lại tựa bài. Giảng bài mới Hoạt động 1: Học vần uơ a) Nhận diện b) Đánh vần - Vần mới thứ nhất cô giới thiệu là vần uơ - Vần uơ gồm những âm nào ghép lại với nhau? - So sánh vần uơ và vần uê có điểm gì giống và khác nhau? - Yêu cầu HS ghép bảng cài vần uơ. - GV cho cả lớp đọc đồng thanh uơ. - GV viết bảng: uơ - Vần uơ được ghép bởi âm u và âm ơ, vậy chúng ta đánh vần như thế nào? - GV đánh vần mẫu (nếu HS không đánh vần được): u-ơ-uơ - Có vần uơ, muốn có tiếng huơ ta phải làm như thế nào? Hãy ghép vào bảng cài. - Vần uơ có âm u đứng trước, âm ơ đứng sau. - Giống: cùng có âm u đứng đầu Khác: vần uơ có âm ơ đứng sau, vần uê có âm ê đứng sau. - HS ghép vào bảng cài. - Cả lớp đọc. - HS xung phong đánh vần. - HS đánh vần (cả lớp, nhóm, cá nhân). - HS ghép tiếng huơ. - Yêu cầu HS phân tích tiếng huơ. GV viết bảng: huơ. - Tiếng huơ được đánh vần như thế nào? - GV đánh vần mẫu: hờ-uơ-huơ - GV treo tranh, hỏi: Voi đang làm gì? – rút từ huơ vòi - viết bảng. - Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn bài: uơ, huơ, huơ vòi - Tiếng huơ có âm h đứng trước, vần uơ đứng sau. - HS xung phong đánh vần. - HS đánh vần (nhóm, cá nhân) - HS trả lời. - HS đọc (nhóm, cá nhân). - HS đánh vần, đọc bài cá nhân, nhóm, lớp đồng thanh. Hoạt động 2: Học vần uya (quy trình tương tự vần uơ - Đưa tranh rút từ đêm khuya (là một khoảng thời gian trong ngày khi trời rất tối, mọi người đã ngủ)– tiếng khuya – vần mới uya. - So sánh vần uơ và uya có điểm gì giống và khác nhau. - Luyện đọc giống vần uơ. - GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh. - Giống: cùng có âm u đứng trước. - Khác: vần uơ có âm ơ đứng sau, vần uya có âm đôi ya đứng sau. - Luyện đọc theo yêu cầu của GV. Hoạt động 3: Viết bảng con Viết uơ, huơ: - GV hỏi: chữ uơ được viết bởi những con chữ nào? - GV viết mẫu và hướng dẫn viết chữ uơ. Lưu ý HS tìm điểm đặt bút của chữ ơ sao cho lưng của chữ ơ chạm vào điểm dừng bút của chữ u. - GV nhận xét bài viết của HS, sửa lỗi cho HS. - Viết mẫu chữ huơ, hướng dẫn cách viết. Viết uya, khuya: - GV: chữ uya được viết bởi những con chữ nào? - GV viết mẫu và hướng dẫn viết chữ uya. - GV viết mẫu chữ khuya, hướng dẫn cách viết. - GV quan sát, giúp đỡ HS viết bài. - Được viết bởi con chữ u và ơ. - Viết bảng con: uơ - HS quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn cách viết. - HS viết bảng: huơ - Được viết bởi con chữ u, y và a. - Viết bảng: uya - HS quan sát, lắng nghe hướng dẫn. - HS viết bảng: khuya Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng thuở xưa huơ tay giấy pơ-luya trăng khuya - GV giới thiệu, viết bảng 4 từ ứng dụng. - Yêu cầu HS đánh vần các từ ứng dụng trên bảng. - Giải nghĩa các từ. - Yêu cầu HS tìm những tiếng có chứa vần mới học - Cho HS đọc lại các từ ứng dụng. - HS quan sát. - HS đọc bài (cá nhân, nhóm). - HS lắng nghe. - HS tìm và nêu (thuở, huơ, luya, khuya). - HS đọc (cá nhân, lớp đồng thanh). Củng cố kiến thức và kết thúc bài - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài. - HS nhìn bảng, đọc bài. Hướng dẫn tự học Luyện đọc vần, tiếng, từ vừa học. Tìm thêm các tiếng, từ chứa vần vừa học.

Our paper aims to discuss with Dr Nguyen Dinh Hien, author of the article “Uơ or ua” published in the Journal of Language No. 6, 2015. We pointed out issues worth discussing about phonetic knowledge, method of study, and logical reasoning of the paper respectively by trying to present basic knowledge to help unprofessional readers avoid confusion about a Vietnamese phonetic – orthographic problem.      

Keywords: diphthong, prevocalic, writing, dialect, diachronic

1. Trong khoa học, phản biện là động lực để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ. Tuy nhiên ý kiến phản biện cũng cần dựa trên cơ sở những luận cứ, luận chứng khoa học chứ hoàn toàn không phải xuất phát từ những cảm nhận cùng với những điều chưa thực sự minh biện. Bài viết nhỏ này của chúng tôi nhằm trao đổi cùng tác giả Nguyễn Đình Hiền về bài viết “Uơ hay ua” được Tạp chí Ngôn ngữ đăng trong số 6 năm 2015.

Năm 1977, cuốn sách Ngữ âm tiếng Việt của Đoàn Thiện Thuật được xuất bản, đánh một dấu mốc quan trọng trong nghiên cứu Việt ngữ học nói chung và phân ngành Ngữ âm – Âm vị học tiếng Việt nói riêng. Đây không chỉ là một giáo trình ngữ âm lí luận với những nội hàm khái niệm cơ bản, những tri thức hẹp của phân ngành mà còn cung cấp những kiến giải sâu sắc về ngữ âm tiếng Việt trên cơ sở áp dụng triệt để và khoa học những cơ sở lí thuyết và phương pháp miêu tả của âm vị học truyền thống (khởi phát từ trường phái Praha). Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Đoàn Thiện Thuật là xác định mô hình âm tiết tiếng Việt với hai bậc và năm thành tố (Bậc 1: Âm tiết = Âm đầu + Vần + Thanh điệu; Bậc 2: Vần = Âm đệm + Âm chính + Âm cuối). Từ việc xác lập này, công trình dành chương 5 để trình bày những ý niệm quan trọng nhất về âm đệm /u̯/, một yếu tố tinh tế mà cho đến nay vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu chưa hiểu thấu đáo. Việc không nắm rõ vị trí của âm đệm /u̯/ trong mô hình âm tiết của tiếng Việt đã dẫn tới những lẫn lộn ở ngay cơ sở vấn đề của bài viết “Uơ hay ua”. Hai đơn vị uơ và ua, về hình thức chính tả khá tương đồng nên tác giả nhận xét: “[uɤ] và [uo] đều do hai nguyên âm cấu tạo nên, trong đó nguyên âm [u] hoàn toàn giống nhau, chúng chỉ khác nhau âm chính [ɤ] và [o]” [tr.47], nhưng thực tế không phải vậy. Xét về bản chất, uơ là một cụm âm còn ua là một nguyên âm đôi. Xét về chức năng trong âm tiết, uơ là tổ hợp âm đệm + âm chính còn ua là âm chính. Đây là một lẫn lộn giữa hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau: âm và hình thức thể hiện âm (chữ viết). Sự lẫn lộn này đã dẫn tới những hệ lụy trong hệ thống lập luận của bài viết. Chúng tôi xin được lần lượt trao đổi ba điểm: về tri thức ngữ âm, về phương pháp nghiên cứu, và về logic lập luận của bài báo.

2. Về tri thức ngữ âm

Về tri thức ngữ âm, tác giả đã khiến người đọc bối rối, hoang mang khi: lẫn lộn giữa “âm” và “chữ”, không thừa nhận nguyên âm đôi âm vị học, miêu tả sai đặc trưng ngữ âm của nguyên âm, không sử dụng các dấu phụ kí âm.

2.1. Lẫn lộn giữa “âm” và “chữ”

Trong bài viết, tác giả đã lẫn lộn giữa “âm” và “chữ”, tức là không phân biệt được giữa âm phát âm thực tế và con chữ dùng để ghi lại âm đó. Cụ thể đó là hai trường hợp tác giả gọi “phụ âm q” và không xác định được giá trị âm vị học do con chữ “u” thể hiện.

2.1.1. Trong tiếng Việt, phụ âm /k/ có 3 biến thể được thể hiện bằng 3 con chữ trong các bối cảnh ngữ âm khác nhau:

  • /k/ viết là k khi đứng trước các vần có chứa các nguyên âm đơn hàng trước /i/ (i), /e/ (ê), /ɛ/ (e), và nguyên âm đôi /i͜e/ (iê, yê, ia, ya)
  • /k/ viết là q khi kết hợp cùng âm đệm /u̯/ (qu)
  • /k/ viết là c trong các trường hợp còn lại

Chính việc cho rằng có một phụ âm q riêng biệt nên tác giả đã phải thắc mắc: “… q đã kết hợp với vần ua [ua] rồi (quả, quá, quạ, quà, qua). Nếu ua [uo] lại kết hợp với phụ âm đầu q nữa thì chúng ta không biết trường hợp nào ua đọc là [uo] và trường hợp nào ua đọc là [ua]…” [tr.45]. Thực ra ua [uo] (như tác giả gọi) sẽ kết hợp với /k/ c trong các âm tiết như cua, của. Đây là một sai lầm kép vì không những nhầm lẫn về cái gọi là phụ âm q mà tác giả còn bị hình thức chữ viết của con chữ u làm cho không phân biệt được âm đệm và yếu tố thứ nhất của nguyên âm đôi.

2.1.2. Trong chữ quốc ngữ, con chữ u được dùng để thể hiện cho ba đơn vị âm vị học khác nhau:

  • Nguyên âm đơn /u/: viết là u
  • Yếu tố thứ nhất trong nguyên âm đôi /u͜o/: viết là uô hoặc ua
  • Âm đệm /u̯/: viết là u hoặc o

Âm chính trong các âm tiết như cua, của, xua, thua, v.v. là nguyên âm đôi /u͜o/, cho nên con chữ u thể hiện yếu tố thứ nhất của nguyên âm đôi /u͜o/; còn âm chính trong các âm tiết như qua, quả, quá, v.v. (giống âm chính trong các âm tiết hoa, thoa, xoà, toả, v.v.) là /a/ mà con chữ u trước nó thể hiện âm đệm /u̯/. Do vậy cùng viết là ua nhưng đó có thể là nguyên âm đôi /u͜o/ hay là âm đệm /u̯/ + âm chính /a/ mà ở đây tác giả không phân biệt.

Cũng chính bởi vậy tác giả đưa ra quan điểm cho rằng uơ là biểu hiện chữ viết của nguyên âm đôi /u͜o/ khi xuất hiện trong các âm tiết có âm đầu là /t’/ th, /x/ kh, /h/ h, /q/ q và theo sau nó không có âm cuối [tr.45]. Trong khi thực chất uơ là kết hợp của âm đệm /u̯/ và nguyên âm đơn /ɤ/. Nhầm lẫn này xuất phát từ sự không thừa nhận nguyên âm đôi trong tiếng Việt.

2.2. Không thừa nhận nguyên âm đôi

Trong tất cả các công trình nghiên cứu về tiếng Việt, các học giả, các nhà nghiên cứu hầu như đều thừa nhận hệ thống nguyên âm tiếng Việt có 03 nguyên âm đôi: /i͜e/ (iê, yê, ia, ya), /ɯ͜ɤ/ (ươ, ưa), và /u͜o/ (uô, ua). Kết luận này được rút ra từ những bằng chứng ngữ âm và âm vị học tiếng Việt. Qua trao đổi với tác giả Nguyễn Đình Hiền, chúng tôi sáng tỏ thêm vấn đề là tác giả không thừa nhận sự tồn tại của nguyên âm đôi: “âm chính chỉ có thể do một nguyên âm (nguyên âm đơn – T.T.T, D.X.Q chú giải thêm) cấu tạo nên, âm đó là âm vang nhất trong phần vần và cũng vì vậy nó chính là nguyên âm có độ mở của miệng lớn nhất trong các nguyên âm cấu tạo nên vần” (trích thư trao đổi của tác giả). Với tác giả [uɤ] hay [uo] chỉ là một cụm âm do hai nguyên âm (nguyên âm đơn) đi cùng nhau tạo nên: “[uɤ] và [uo] đều do 2 nguyên âm cấu tạo nên”. [tr.47]

Chúng tôi không hiểu nếu không thừa nhận rằng trong tiếng Việt có nguyên âm đôi thì tác giả sẽ xác định cái gì là âm chính, cái gì là âm đệm trong những vần như ươi, ươu, ương, v.v.? Tác giả cho [uo] là tổ hợp âm chính [o] + âm đệm [u], điều này hoàn toàn không phù hợp với quy luật dị hoá của ngữ âm tiếng Việt vì cả hai yếu tố này đều có tính tròn môi.

Quan điểm của chính tác giả mâu thuẫn với những gì tác giả trình bày trong bài viết của mình khi đưa ra bảng phân bố biến thể của [uo] ở trang 45, bởi cách trình bày như vậy thể hiện rằng [uo] là một âm vị có các biến thể trong những bối cảnh ngữ âm khác nhau.

2.3. Miêu tả đặc trưng của các nguyên âm

Ở trang 45, tác giả viết: “xét từ góc độ ngữ âm học, [ɤ] và [o] đều là những nguyên âm dòng sau, bán cao, chúng chỉ khác nhau về tính chất tròn môi ([o] là nguyên âm tròn môi còn [ɤ] là nguyên âm không tròn môi”. Ở trang 47 tác giả khẳng định thêm một lần nữa: “[ɤ] và [o] đều là các nguyên âm dòng sau, bán cao, chúng chỉ khác nhau ở độ tròn môi, [ɤ] là nguyên âm không tròn môi còn [o] là nguyên âm tròn môi.” Hơn thế nữa, “sự khác nhau về độ tròn môi này càng giảm đi bởi trước [ɤ] có âm đầu (tại sao lại là âm đầu? – chúng tôi nhấn mạnh) tròn môi [u], chính [u] làm cho [ɤ] giống [o] hơn.” Nhầm lẫn về nguyên âm này không phải của riêng tác giả Nguyễn Đình Hiền mà là của đa số các nhà nghiên cứu Việt ngữ học trong nước.

Nhiều người cho rằng các nguyên âm /ɯ/, /ɤ /, /ɤ̆/, /a/, /ă/ là các nguyên âm thuộc hàng sau không tròn môi, lại có những người cho đó là các nguyên âm thuộc hàng giữa. Những nghiên cứu mới dựa trên các phương pháp thực nghiệm khí cụ (Vũ Kim Bảng 2010, Kirby 2011, Tạ Thành Tấn 2014) đã xác định được /a/, /ă/ là nguyên âm hàng giữa, còn /ɯ/, /ɤ /, /ɤ̆/ nằm gần chứ không thuộc về hẳn hàng sau. Nhưng dù thuộc hàng sau hay giữa, hay giữa hai hàng này thì /o/ và /ɤ/ vẫn khác nhau về hai tiêu chí: độ mở của miệng, độ lùi của lưỡi. Cụ thể, khi phát âm [o] lưỡi lùi sâu hơn và miệng mở nhỏ hơn một chút so với khi phát âm [ɤ]. Và dù cho tác động của âm đệm có mạnh đến đâu thì cũng không thể làm thay đổi cấu âm của [ɤ], kéo nó về hàng sau cùng với [o] được. Do đó miêu tả về hai nguyên âm /o/ và / ɤ / của tác giả là hoàn toàn không chính xác.

Uơ đọc như thế nào

Hình thang nguyên âm đơn tiếng Việt – Kirby 2011

2.4. Không sử dụng dấu phụ kí hiệu

IPA có một hệ thống tương đối đầy đủ các kí hiệu để biểu thị các âm, các hiện tượng ngữ âm của các ngôn ngữ trên thế giới. Đặc biệt các dấu phụ cho phép thể hiện, phân biệt những trường hợp ngữ âm có các khác biệt tinh tế. Trong trường hợp vấn đề bài báo đặt ra và giải quyết, đáng lí dấu phụ âm đệm phải được sử dụng để hiển minh hoá cho người đọc và thống nhất với các quy tắc kí âm phổ biến. Việc không dùng dấu phụ cho âm đệm /u̯/ – bởi lẽ tác giả không phân biệt được trường hợp con chữ “u” ghi nguyên âm đơn hay âm đệm – làm cho các thành tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt được sử dụng trong bài báo bị lẫn lộn khi trình bày.

Cũng do không thừa nhận nguyên âm đôi trong hệ thống nguyên âm tiếng Việt nên tác giả viết tổ hợp kí hiệu [uo] và hiểu đó là hai nguyên âm đơn đi cùng nhau (hoặc nguyên âm [o] đi cùng âm đệm [u̯]) trong khi ai cũng biết [uo] là nguyên âm đôi và dùng kí hiệu phụ cho nó: [u͜o].

3. Về phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu về các vấn đề “âm” và “chữ” không thể chỉ dựa trên các khảo sát đồng đại mà còn phải nghiên cứu lịch đại nhằm tìm ra các quá trình biến đổi, thay đổi lịch sử nếu có. Cụ thể trong trường hợp này chúng ta phải khảo sát, tra cứu các tài liệu từ điển để tìm ra, nếu có thể, hình thức chữ viết, cách đọc ban đầu của vần nghi vấn uơ.

Rất tiếc trong khi giải quyết vấn đề, tác giả đã chỉ tham khảo từ điển của A. de Rohdes (1651) và từ điển của Viện ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên – 2000). Nếu tham khảo các từ điển tiếng Việt khác có từ sớm khác như Dictionarium Anamitico Latinum (Từ điển An nam – La tinh) 1773 của Pigneau de Behaine, Nam Việt Dương hiệp tự vị 1838 của Taberd, Đại Nam quấc âm tự vị 1895 của Huình Tịnh Paulus Của, v.v. thì có lẽ tác giả đã biết rằng tất cả các từ điển này (kể cả hai cuốn từ điển mà tác giả sử dụng và trích dẫn) đều viết thuở và huơ mà không viết thủa và hua (thủa và hua là âm đọc địa phương) và do đó có lẽ sẽ không đặt thêm nghi vấn về sự tồn tại của vần uơ trong tiếng Việt.

Dữ liệu khảo sát từ điển này nếu được thực hiện thì đã củng cố cho điều tra xã hội học mà tác giả bài báo tiến hành cho thấy thói quen viết thuở chứ không viết thủa là rất phổ biến và chắc hẳn là có lí do của nó chứ không phải những quy định vô lí.

4. Về logic lập luận

Chúng tôi còn có băn khoăn về logic của lập luận trong bài báo vì có những lập luận mà ở đó dường như việc rút ra kết luận là không hợp lí, thậm chí không liên quan đến các lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả đưa ra; hoặc các lí lẽ, dẫn chứng không thoả đáng.

Tác giả cho rằng mình đã “bác bỏ” được quan điểm của Từ điển tiếng Việt cho rằng thủa và khuơ là các cách đọc của phương ngữ bằng việc đưa ra ba câu hỏi chất vấn Từ điển: “1) Nếu là cách đọc của phương ngữ thì đó là phương ngữ nào? 2) Tại sao có sự mâu thuẫn khi ở trường hợp thủa / thuở thì thủa là cách đọc của phương ngữ, còn ở trường hợp khua / khuơ thì khuơ là cách đọc của phương ngữ? 3) uơ chỉ kết hợp với một vài âm đầu…”.

Thực sự thì với tính chất của một từ điển phổ thông, chứ không phải một từ điển chuyên sâu về phương ngữ nên Từ điển tiếng Việt chỉ cần cho biết âm nào là cách đọc của phương ngữ, không phải âm đọc phổ thông toàn dân, chứ không cần và không thể nào liệt kê xem đó là phương ngữ nào. Còn thắc mắc thứ hai của tác giả bài báo là không thoả đáng vì không có sự mâu thuẫn nào ở đây cả: thủa là cách đọc mang tính phương ngữ của từ toàn dân thuở, khuơ là cách đọc mang tính phương ngữ của từ toàn dân khua. Trường hợp này giống với một hiện tượng khác như: “nhân” trong tiếng toàn dân được phương ngữ Nam đọc là “nhơn”, nhưng tiếng toàn dân vẫn có rất rất nhiều từ chứa vần “ơn”: lợn, hơn, sơn, v.v.. Và dĩ nhiên, cả “nhân” và “lợn” đều bình đẳng tồn tại trong tiếng Việt.

Rõ ràng không thể dựa vào thực trạng là một vần nào đó xuất hiện nhiều trong hệ thống để kết luận nó không thể là biến thể địa phương trong các trường hợp khác. Ví dụ vần iêu trong tiếng Việt kết hợp với rất nhiều các phụ âm đầu khác nhau, nhưng trong những trường hợp như con hiêu, ốc biêu, riệu chè, v.v. thì iêu chỉ là cách phát âm phương ngữ Bắc của vần ươu mà thôi. Các vần tiếng Việt kết hợp với số lượng phụ âm đầu khác nhau, có vần kết hợp với nhiều phụ âm, có vần kết hợp với ít phụ âm. Trong trường hợp uơ và ua, không thể vì lí do ua kết hợp với nhiều phụ âm hơn mà phủ nhận sự tồn tại của vần uơ như được ghi lại từ rất sớm trong các từ điển.

Tác giả bài báo dẫn chứng từ Từ điển phương ngữ tiếng Việt do Phạm Văn Hảo chủ biên, trong từ điển chỉ có từ hua mà không có huơ, có nghĩa là hua là âm đọc của phương ngữ, còn huơ không phải âm đọc của phương ngữ (tức huơ là âm đọc phổ thông toàn dân). Vậy mà ngay sau đó tác giả khẳng định: “chúng tôi cho rằng cách xử lí như vậy là hợp lí, hua / huơ chỉ nên chọn cách viết là hua” thì chúng tôi thực sự không hiểu logic lập luận của tác giả ở đây là gì.

Trong khi thống kê các kết hợp của cái mà tác giả gọi là phụ âm q với uơ (quơ, quờ, quớ, quở), chúng tôi không hiểu tại sao tác giả lại coi đây là trường hợp “đặc biệt” và do đó loại trừ chúng ra khỏi lập luận của mình.

Còn rất nhiều điều chúng tôi muốn trao đổi về những quan điểm, giải pháp của tác giả Nguyễn Đình Hiền, nhưng nếu được phản biện bài báo của tác giả bằng chỉ một câu ngắn gọn thì chúng tôi sẽ hỏi rằng: Trong tiếng Việt, cặp quở/của khác nhau cả về âm đọc và ý nghĩa, vậy tại sao anh lại phủ nhận giá trị âm vị học của uơ?

5. Kết luận

Những vấn đề chúng tôi trao đổi với tác giả Nguyễn Đình Hiền thiết nghĩ đã nảy sinh từ sự không phân biệt được giữa “âm” và “chữ” và một quan điểm không thoả đáng về nguyên âm đôi của tác giả. Hiện tượng thuở thường được đọc và đôi khi bị viết nhầm thành thủa giống với trường hợp của các vần ưu và ươu khi mà cách đọc chuẩn xác sẽ khó hơn cách đọc có sự biến đổi ngữ âm (ưu → iu trong “ưu tú” và “iu tú”, ươu → iêu trong “con hươu” và “con hiêu”). Dù ngữ âm hiện thời có biến đổi nhưng chữ viết không thể thay đổi một cách tuỳ tiện vì nó liên quan đến nhiều vấn đề lịch sử, văn hoá, tâm lí, tập quán.

Dù có nhiều nhầm lẫn, nhưng chính vấn đề của bài báo khi coi rằng uơ và ua [uo] có cách đọc hoàn toàn giống nhau là một quan sát từ thực tiễn gợi ý cho nhận thức về yếu tố thứ hai trong nguyên âm đôi [u͜o] chưa hẳn là [o] mà có thể là một âm nào đó gần với [ɤ]. Vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng nghiên cứu hầu mong đưa ra một giải thích thoả đáng.