Công văn áp dụng tính giường điều trị ban ngày năm 2024

Xin hướng dẫn giúp tôi cách xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh hiện nay?- Câu hỏi của chị Ngọc (Hà Nội).

Hướng dẫn xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh hiện nay?

Tại khoản 1 ' onclick="vbclick('62214', '397611');" target='_blank'>có hướng dẫn xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như sau:

- Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - ngày vào viện + 1

Áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Người bệnh nặng đang điều trị nội trú mà tình trạng bệnh chưa thuyên giảm, tử vong hoặc diễn biến nặng lên nhưng gia đình xin về hoặc chuyển viện lên tuyến trên;

+ Người bệnh đã được điều trị tại tuyến trên qua giai đoạn cấp cứu nhưng vẫn cần tiếp tục điều trị nội trú được chuyển về tuyến dưới hoặc sang cơ sở y tế khác.

- Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - ngày vào viện (áp dụng đối với các trường hợp còn lại)

- Riêng trường hợp người bệnh vào viện và ra viện trong cùng một ngày (hoặc vào viện ngày hôm trước, ra ngày hôm sau) có thời gian điều trị trên 04 giờ đến dưới 24 giờ thì được tính là 01 ngày điều trị.

Trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khoa khám bệnh, có thời gian cấp cứu, điều trị từ 04 giờ trở xuống (kể cả trường hợp ra viện, vào viện hoặc chuyển viện, tử vong) được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu.

- Trường hợp người bệnh vào viện và ra viện có thời gian điều trị từ 04 giờ trở xuống thì được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh đã sử dụng, không được tính tiền giường điều trị nội trú.

Công văn áp dụng tính giường điều trị ban ngày năm 2024

Hướng dẫn xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh hiện nay? (Hình từ Internet)

Việc thanh, quyết toán tiền ngày giường bệnh hàng quý giữa cơ quan BHXH và cơ sở y tế được quy định như thế nào?

Tại khoản 16 ' onclick="vbclick('62214', '397611');" target='_blank'>có quy định việc thanh, quyết toán tiền ngày giường bệnh hàng quý giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở y tế như sau:

- Xác định số giường thực tế sử dụng trong quý (năm) như sau:

Số giường thực tế sử dụng trong quý (năm)

\=

Tổng số ngày điều trị nội trú trong quý (năm)

:

Số ngày thực tế trong quý (năm là 365 ngày)

Trong đó số ngày điều trị nội trú được quy đổi theo nguyên tắc:

+ Giường băng ca, giường gấp, giường ghép 02 người: 02 ngày;

+ Giường quy đổi bằng 01 ngày;

+ Giường ghép từ 03 người trở lên: 03 ngày giường quy đổi bằng 01 ngày.

- Trường hợp cơ sở y tế có số giường thực tế sử dụng trong quý thấp hơn hoặc bằng 120% số giường kế hoạch được giao: thanh toán 100% tổng số tiền theo số ngày giường thực tế và mức giá quy định.

- Trường hợp cơ sở y tế có số giường thực tế sử dụng cao hơn 120% số giường kế hoạch được giao trong năm, cơ sở y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội xác định để thống nhất việc thanh toán như sau:

+ Xác định tỷ lệ sử dụng giường thực tế hàng quý (sau đây gọi tắt là tỷ lệ sử dụng giường bệnh), bằng (=) số giường thực tế sử dụng của quý chia (:) cho số giường thực tế sử dụng năm 2015 (năm trước khi thông tuyến) nhân (X) với 100%. Trường hợp tỷ lệ sử dụng giường thực tế theo cách tính nêu trên:

++ Nhỏ hơn hoặc bằng 130%: cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán cho cơ sở y tế bằng 100% tổng số tiền theo số ngày giường thực tế và mức giá quy định;

++ Lớn hơn 130% đến 140%: cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán cho cơ sở y tế bằng 97% tổng số tiền theo số ngày giường thực tế và mức giá quy định;

++ Lớn hơn 140% đến 150%: cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán cho cơ sở y tế bằng 95% tổng số tiền theo số ngày giường thực tế và mức giá quy định;

++ Lớn hơn 150%: cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán cho cơ sở y tế bằng 90% tổng số tiền theo số ngày giường thực tế và mức giá quy định.

- Trường hợp cơ sở y tế luôn trong tình trạng quá tải do nguyên nhân khách quan như: mở rộng địa giới hành chính, số thẻ đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tăng: Sở Y tế có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, giao tăng giường bệnh và số lượng vị trí việc làm để bảo đảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.

- Trường hợp cơ sở y tế đưa công trình, hạng mục cải tạo, mở rộng, nâng cấp hoặc xây dựng mới vào sử dụng nhưng chưa được cấp có thẩm quyền giao tăng giường bệnh thì Sở Y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội thống nhất số giường bệnh tăng thêm của khu vực này được cộng (+) vào số giường kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền giao trước đó để thực hiện thanh toán theo quy định.

Ngày giường điều trị nội trú theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp có giá là bao nhiêu?

Tại Mục 2 Phụ lục 1 Khung giá của dịch vụ khám bệnh, ngày giường bệnh theo yêu cầu kèm theo Thông tư 13/2023/TT-BYT' onclick="vbclick('85E86', '397611');" target='_blank'>Thông tư 13/2023/TT-BYT về giá ngày giường điều trị nội trú theo yêu cầu như sau:

Ngày giường điều trị nội trú

Giá tối thiểu

(đồng)

Giá tối đa

(đồng)

1. Loại 1 giường/phòng

180.000

4.000.000

2. Loại 2 giường/phòng

150.000

3.000.000

3. Loại 3 giường/phòng

150.000

2.400.000

4. Loại 4 giường/phòng

150.000

1.000.000

Lưu ý:

- Giá ngày giường điều trị nội trú theo yêu cầu chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế;

- Trong trường hợp mời nhân lực trong nước, ngoài nước đến khám, tư vấn sức khỏe: đơn vị được thu giá giường bệnh theo thỏa thuận giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng dịch vụ.

Chi phí nằm viện 1 ngày bao nhiêu?

Giá dịch vụ ngày giường bệnh BHYT cao nhất 867.500 đồng (bệnh viện hạng đặc biệt), thấp nhất là 64.100 đồng (trạm y tế xã). Tương tự, mức giá này so với mức giá cũ tăng hơn 10%. Cũng theo Thông tư này, giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng được áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau một lần phẫu thuật.

Nằm viện bao nhiêu ngày thì được hưởng bảo hiểm y tế?

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì người tham gia BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đã đóng BHYT đủ 05 năm liên tục và có “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.

Ngày giường điều trị nội trú là gì?

Ngày điều trị nội trú được tính từ thời điểm người bệnh được chuyển sang điều trị nội trú 24/24 giờ. Hồ sơ bệnh án sử dụng trong điều trị ban ngày thực hiện theo mẫu bệnh án nội trú y học cổ truyền, trong đó có đóng dấu cụm từ "Nội trú ban ngày" vào góc trên, bên phải ở trang bìa.

Ngày nằm viện là gì?

Ngày nằm viện là một ngày Người được bảo hiểm trải qua tại Bệnh viện để Điều trị nội trú. Bệnh viện quy định tiền điều trị và tiền phòng cho mỗi Ngày nằm viện.