Cau hỏi nâng cao văn hoc giai doan 1930 1945 năm 2024

Đầu thế kỉ XXI, thế giới chứng kiến sự ra đời của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những thành tựu vượt bậc. Kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm sự phát triển bền vững, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra là đổi mới giáo dục và nó trở thành xu thế chung của các quốc gia trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, thực hiện Nghị quyết số 29/ NQ- TW của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện CTGDPT mới 2018 để nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng những đòi hỏi của thực tế và bắt kịp xu thế chung của nhân loại. Chương trình xác định mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện, vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. Giáo dục hướng đến việc phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ thay vì chỉ chú trọng trang bị kiến thức; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề, tăng cường hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn.

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc…, hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Môn Lịch sử còn góp phần quan trọng trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, … giúp học sinh nhận thức được những quy luật, bài học lịch sử và vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống, nhất là phát triển các nghề nghiệp dựa trên kiến thức lịch sử, văn hóa; hiểu quá khứ để định hướng hành động trong hiện tại và tương lai. Để thực hiện được điều này, trong cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Lịch sử đã dành 20% thời lượng cho tiết thực hành. Đây là một điểm mới, khác biệt của chương trình mới so với chương trình cũ. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho cho giáo viên và học sinh gắn lí thuyết với thực hành, đưa lịch sử đến gần hơn với cuộc sống hiện tại, xóa đi hình ảnh xưa nay về môn Lịch sử là môn học cứng nhắc, khô khan, môn “đi tìm quá khứ”.

Tuy nhiên, tổ chức dạy các tiết thực hành như thế nào cho hiệu quả để phát huy đúng vai trò, ý nghĩa của nó trong chương trình? Đây là nỗi niềm trăn trở của đa số giáo viên môn Lịch sử cấp THPT khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở khối 10, năm học 2022 – 2023. Mấy chục năm qua, theo chương trình cũ, giáo viên chưa tổ chức dạy một tiết thực hành chính khóa nào. Bên cạnh đó, nội dung kiến thức đưa vào chương trình cũ nặng về lý thuyết, mang tính hàn lâm, ít tính liên hệ thực tiễn, giáo viên có rất ít thời gian để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Vì thế, khi thực hiện chương trình mới, việc tổ chức dạy học tiết thực hành vẫn đang là hoạt động rất mới mẻ đối với giáo viên bộ môn Lịch sử khiến cho không ít đồng nghiệp của chúng tôi thực sự lo lắng.

Chúng tôi may mắn được công tác tại một trường THPT trung tâm của huyện. Trong những năm vừa qua, nhóm Lịch sử chúng tôi từng thử nghiệm hình thức dạy học dự án, hoặc nhiều lần phối hợp với Đoàn trường và các bộ môn khác tiến hành các hoạt động ngoại khóa, cho học sinh tìm hiểu kiến thức Lịch sử qua hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ, tham quan di sản… Trong năm học 2022-2023 này, chúng tôi đã mạnh dạn vận dụng những kinh nghiệm từ các hoạt động trên vào tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10 của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đã thu được kết quả khả quan. Từ những lí do trên, qua nhiều trăn trở, thử nghiệm, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số hình thức tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10 – chương trình phổ thông 2018 – góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn” làm đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng rằng, công trình nghiên cứu này sẽ góp phần giúp học sinh hứng thú hơn với môn Lịch sử, đưa Lịch sử đến gần hơn với cuộc sống hiện tại, rèn cho các em những năng lực quan trọng để thành công trong tương lai. Qua đó, các em sẽ được bồi dưỡng thêm lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước và xác định được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Chúng tôi cũng rất mong công trình nghiên cứu của mình là sự chia sẻ kinh nghiệm, phần nào giúp đồng nghiệp bộ môn Lịch sử tháo gỡ những khó khăn trong tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. Tính mới, đóng góp của đề tài

– Đề tài đã phân tích được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10 – chương trình phổ thông 2018 – góp phần phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

– Đề tài đã có đề xuất được cách sắp xếp các tiết thực hành trong kế hoạch giáo dục bộ môn Lịch sử khối 10 – chương trình phổ thông 2018

– Đề tài xây dựng được các bước thực hiện một số hình thức tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10 – chương trình phổ thông 2018.

– Đề tài đã xây dựng được kế hoạch dạy học minh họa một số tiết thực hành cụ thể trong chương trình Lịch sử 10- bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam.

– Đề tài có phần thực nghiệm, đánh giá được hiệu quả thực tế của đề tài trong việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn Lịch sử, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

3. Tính khả thi của đề tài

Đề tài có thể được thực hiện ở hầu hết các trường THPT tỉnh Nghệ An.

4. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một số hình thức tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10 – chương trình phổ thông 2018- nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.

5. Phương pháp nghiên cứu:

– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.

– Phương pháp điều tra.

– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

– Phương pháp thống kê.

6. Cấu trúc của đề tài

  1. Đặt vấn đề
  2. Lí do chọn đề tài.
  3. Đóng góp của đề tài.
  4. Tính khả thi của đề tài.
  5. Đối tượng nghiên cứu.
  6. Phương pháp nghiên cứu.
  7. Cấu trúc đề tài
  8. Giải quyết vấn đề

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện một số hình thức tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10- Chương trình GDPT 2018.

Chương 2: Một số hình thức tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10- Chương trình GDPT 2018- góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm về một số hình thức tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10- Chương trình GDPT 2018- góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.