So sánh thanh tra và giám sát

Skip to content

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước. Nhiều người nghĩ rằng hai hoạt động này là một. Thực tế chúng là hai khái niệm khác nhau, hoạt động tương trợ lẫn nhau.  Trong đó, thanh tra có phạm vi hẹp hơn kiểm tra. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt thanh tra, kiểm tra khác nhau như thế nào.  

Vai trò và mối quan hệ của thanh tra, kiểm tra

Trong công tác quản lý nhà nước nói chung, bên cạnh các hoạt động quản lý thì việc thanh tra, kiểm tra cũng được thực hiện nhằm đánh giá mức độ thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành. Có thể nói, thanh tra, kiểm tra là công cụ mang tính phản biện chu trình quản lý nhà nước. Thông qua hai hoạt động này, cơ quan quản lý nhà nước có thể phân tích, đánh giá khách quan các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra.

Theo quy định, thanh tra, kiểm tra là hai hoạt động riêng biệt, chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hoạt động tương trợ với nhau. Không ít người nhầm lẫn hai khái niệm này và đánh đồng chúng là một.

So sánh thanh tra và giám sát

Thanh tra và kiểm tra có nhiều điểm khác nhau

Phân biệt khái niệm thanh tra, kiểm tra

Khái niệm thanh tra

Theo từ điển Tiếng Việt thì thanh tra là kiểm tra, xem xét tại chỗ, khách quan các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Trong đó, nhiệm vụ thanh tra thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có trách nhiệm liên quan. Tuy nhiên, để triển khai nhiệm vụ, thanh tra sẽ được đồng thực hiện bởi  bộ máy chuyên môn và sự giám sát của người dân. Vì thế, các Cơ quan Thanh tra có nhiệm vụ nhận, xem xét và giải quyết, phản hồi các đơn thư khiếu nại, tố cáo từ quần chúng gửi đến. Hiện nay, ngoài thanh tra nhà nước còn có các đơn vị Thanh tra chuyên ngành hoạt động song song như thanh tra giao thông, thanh tra tư pháp, thanh tra tài nguyên khoáng sản, đất đai.

Khái niệm kiểm tra

Từ điển Tiếng Việt nêu rõ, kiểm tra là hoạt động xem xét, phân tích tình hình thực tế từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, đúng mực. Công tác kiểm tra được thực hiện bởi mọi chủ thể quản lý, không có sự phân biệt các cấp. Tuy nhiên mỗi cấp bậc khác nhau sẽ có quy mô kiểm tra, nội dung kiểm tra khác nhau nhằm đảm bảo tính hợp lý và năng lực nhận định vấn đề.

Như vậy, nhìn từ khái niệm rõ ràng thanh tra có phạm vi hẹp hơn hoạt động kiểm tra. Trong đó, chủ thể thực hiện công tác thanh tra sẽ là các đơn vị nhà nước được phân quyền. Chủ thể thực hiện của kiểm tra được mở rộng là mọi chủ thể quản lý. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nước hiện nay còn có sự hoạt động của kiểm tra nhà nước nhằm giám sát việc chấp hành kỷ luật nhà nước, kỷ luật lao động, pháp chế và những quyền hạn của công dân.  

So sánh thanh tra và giám sát

Công tác thanh tra được thực hiện bởi cơ quan nhà nước

Phân biệt hoạt động thanh tra, kiểm tra

Chủ thể tiến hành

  • Thanh tra: chủ thể tiến hành là Nhà nước
  • Kiểm tra: chủ thể có thể là Nhà nước hoặc các đoàn thể như Đảng, Công Đoàn, Mặt trận, tổ chức Phụ nữ, tổ chức Đoàn Thanh niên hoặc nội bộ một tổ chức được thành lập trong doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn tư nhân.  

Mục đích thực hiện

  • Thanh tra: Mục đích thực hiện của thanh tra là nhằm phát hiện những sai phạm, sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách nhà nước, pháp luật. Từ đó Ban Thanh tra sẽ đưa ra kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng xử lý cũng như  giải pháp khắc phục. Với mục đích này, hoạt động thanh tra giúp phát hiện, xử lý các hành vi sai phạm đồng thời phát huy nhân tố tích cực, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
  • Kiểm tra: Mục đích thực hiện của kiểm tra nhằm đánh giá đúng người đúng việc, từ đó đưa ra chủ trương, phương hướng phù hợp với tình hình thực tiễn. Có thể nói, hoạt động kiểm tra mang ý nghĩa xem xét để điều chỉnh nhằm đạt kết quả tốt hơn.

Phương pháp tiến hành

  • Thanh tra: Hoạt động thanh tra được tiến hành bằng nghiệp vụ sâu nhằm đi đến tận cùng của vấn đề để giải quyết triệt để, tạo sự răn đe trong xã hội. Các hoạt động bao gồm xác minh thông tin, thu thập chứng cứ, đối thoại trực tiếp, chất vấn và những giám định cụ thể.
  • Kiểm tra: Phương pháp tiến hành của hoạt động kiểm tra dựa trên một số công cụ như bảng tiêu chuẩn công việc, nội quy, quy chế Pháp luật, các công cụ kỹ thuật như biểu đồ, Pert

Phương pháp tiến hành

  • Thanh Tra: Thanh tra bắt buộc phải có tiến trình bao gồm công bố quyết định thanh tra, thu thập thông tin liên quan; kiểm tra – xác minh thông tin; báo cáo tiến độ thực hiện; gia hạn thời gian thanh tra (nếu có); công bố kết quả; kết thúc quá trình thanh tra
  • Kiểm tra: Có thể kiểm tra trực tiếp, gián tiếp; kiểm tra khâu trọng điểm, kiểm tra chéo giữa các bộ phận; kiểm tra ngẫu nhiên; kiểm tra bộ phận và toàn bộ…Tất cả nhằm đạt được kết quả kiểm tra khách quan nhất.

Thời hạn tiến hành

  • Thanh tra: Theo Luật Thanh tra quy định về thời hạn tiến hành cụ thể:
    • Thanh tra Chính phủ tiến hành không được kéo dài quá 60 ngày với trường hợp bình thường, không quá 90 ngày với những trường hợp kéo dài, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không được quá 150 ngày. 
    • Thanh tra tỉnh, thanh tra bộ tiến hành kéo dài không quá 45 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 70 ngày.
    • Thanh tra huyện, thanh tra Sở xử lý các trường hợp không quá 3 ngày. 
    • Riêng với những khu vực đặc thù như miền núi, biên giới, hải đảo, thời hạn thanh tra được linh động tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra theo quyết định của người ra thanh tra ban hành.
  • Kiểm tra: Thời hạn tiến hành không giới hạn thời gian cụ thể, có thể dựa theo tính chất vụ việc để đưa ra thời hạn cuối cùng.

Trình độ nghiệp vụ

  • Thanh tra: Thanh tra viên phải được đào tạo, có nghiệp vụ, nắm rõ các quy định Pháp luật và am hiểu về các lĩnh vực mà mình thực hiện thanh tra. Thanh tra viên phải lập được kế hoạch làm việc, có sự phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị, cá nhân nhằm đạt được kết quả thanh tra tốt nhất. 
  • Kiểm tra: Người thực hiện công tác kiểm tra không quá khắt khe về trình độ nghiệp vụ. Tuy nhiên đối với những nội dung phức tạp đòi hỏi người có trình độ học vấn, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực để phân tích các vấn đề, nhìn nhận tình huống đưa ra kết quả xác đáng nhất. 

Phạm vi hoạt động 

  • Thanh tra: Nội dung thanh tra phức tạp, nhiều lớp công việc, quy mô mang tính toàn ngành. Vì thế hoạt động thanh tra trước khi tiến hành đòi hỏi có kế hoạch được phê duyệt cụ thể.
  • Kiểm tra: Phạm vị hoạt động rất đa dạng, diễn ra liên tục với nhiều diễn biến khác nhau. 

Sự phân biệt sự khác nhau giữa thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện chế định pháp luật Nhà nước đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, các chuyên gia về quản lý nhà nước khẳng định việc phân biệt thanh tra và kiểm tra trong các hoạt động quản lý nhà nước chỉ mang tính tương đối. Sự linh động trong nhìn nhận khái niệm sẽ giúp hoạt động triển khai trong thực tiễn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Bởi thực tế các hoạt động thanh tra và kiểm tra đôi khi lồng ghép, bao hàm lẫn nhau. 

Điều quan trọng nhất là những Thanh tra viên, Kiểm tra viên cần có chuyên môn, kỹ năng làm việc đồng thời nhìn nhận, xử lý vấn đề một cách công tâm, khách quan, tránh làm sai lệch vấn đề dẫn tới nhìn nhận không đúng người đúng việc.

Giám sát là một hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước, mà trong bộ máy Nhà nước chỉ có Quốc hội và HĐND mới có chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật. Chức năng giám sát của HĐND được cụ thể hóa qua các hoạt động giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử.
Hoạt động giám sát của HĐND được quy định rõ trong nhiệm vụ quyền hạn của HĐND là giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết HĐND; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban HĐND cấp mình; giám sát văn bản QPPL của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp huyện.

2. Đặc tính của giám sát :

+ Giám sát là hành vi, hoạt động của chủ thể thực hiện việc theo dõi đối tượng bị giám sát trong một khoảng thời gian nhất định( quá trình theo dõi đối tượng bị giám sát) từ đó xem xét, đánh giá hoạt động của đối tượng bị giám sát tuân thủ những mục tiêu, quy định đã đặt ra;
+ Giám sát có chủ thể thực hiện việc giám sát và đối tượng bị giám sát
+ Giám sát là việc xem đối tượng bị giám sát có thực hiện đúng nội dung và mục tiêu( Tiêu chí, quyết định định trước) hay không.
– Giám sát và thanh tra, kiểm tra là một trong 4 công đoạn của công tác quản lý cũng như việc thực hiện một quyết định quản lý. Công tác quản lý gồm 4 giai đoạn: Giải đoạn ban hành quyết định quản lý ( đối với QH thì ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết); tiếp đến là giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định quản lý; để biết việc tổ chức thực hiện quyết định quản lý đến đâu, tốt, xấu thế nào, có cần điều chỉnh gì không thì phải có giám sát, thanh tra, kiểm tra; Sau khi tiến hành giám sát, thanh tra, kiểm tra phát hiện đối tượng bị giám sát, kiểm tra, thanh tra chưa làm đúng, có khiếm khuyết thì phải có cưỡng chế( chế tài bắt buộc đối tượng bị giám sát phải thực hiện cho đúng) hoặc phải có chỉnh sửa quyết định quản lý cho phù hợp.
Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ làm đồ án thuê TpHCM.
Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.

3. Phân biệt giám sát, thanh tra, kiểm tra

+ Những đặc điểm giống nhau của giám sát, thanh tra, kiểm tra bao gôm:
Thứ nhất đều là cung  đoạn thứ 3 trong quá trình quản lý, thực hiện quyết định quản lý;
Thứ hai cùng có mục tiêu là để xem đối tượng bị giám sát, kiểm tra, thanh tra là có làm đúng hay không đúng mục tiêu, quy định đã định trước của việc quản lý, quyết định quản lý;
Thứ ba là đều diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian  nhất định;
Thứ tư là hành vi, hoạt động cũng được tiến hành theo 3 công đoạn nối tiếp nhau: Thu thập thông tin, chứng cứ; tập hợp phân tích thông tin, chứng cứ thu thập được; Đánh giá và kết luận.
+ Những điểm khác nhau của giám sát, thanh tra, kiểm tra bao gồm:
Thứ nhất là khác nhau về chủ thể tiến hành;
Thứ hai là mức độ, cường độ tác động vào hành vi, hoạt động của đối tượng bị giám sát, kiểm tra, thanh tra: giám sát thì chỉ theo dõi; kiểm tra, thanh tra thì cụ thể, tỷ mỉ, chi tiết kiểu vạch lá xem sâu (Kiểm tra thì thường xuyên, thanh tra thì không thường xuyên, trên một cơ sở nào đó);
Thứ ba là kiểm tra, thanh tra là cơ sở để thực hiện giám sát, đồng thời là biện pháp để giám sát đối tượng bị giám sát thực thi nhiệm vụ, hoạt động tốt hơn, chính xác hơn. Trong quá trình giám sát có thể tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra để đối chiếu về những nhận định, nhận xét và từ đó đưa ra các đánh giá.

4. Vai trò giám sát trong quản lý

Giám sát cũng như thanh tra, kiểm tra là công cụ để người quản lý sử dụng theo dõi, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của đối tượng bị giám sát, thanh tra, kiểm tra. Qua giám sát, thanh tra, kiểm tra người quản lý mới biết được tiến độ thực hiện, chất lượng thực hiện, những ưu, khuyết điểm của đối tượng bị giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ đồng thời qua đó cho người quản lý biết được quyết định quản lý có những tồn tại gì, để trên cơ sở đó sửa đổi bổ sung hoặc có các chế tài buộc đói tượng bị giám sát có các biện pháp thích hợp để thực hiện cho tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Tóm lại,  vai trò giám sát trong quản lý là để:
+Giúp người quản lý biết một cách tổng thể quyết định đó đã thực hiện đến đâu;
+ Giúp người quản lý biết ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân tại sao quyết định đó không được thi hành triệt để, chưa đạt kết quả;
+ Giúp người quản lý quyết định các biện pháp để buộc đối tượng bị giám sát hoặc ra quyết định bổ sung, sửa chữa quyết định đã ban hành để thực hiện mục đích quản lý nêu ra.
+ Giúp người quản lý quyết định việc có tiếp tục thực hiện mục tiêu của quyết định trước đó hay không.
Nếu không có giám sát, chủ thể quản lý không thể có được những hành động phù hợp để thực hiện được ý đồ, mục tiêu đặt ra.

5. Giám sát và giám sát chuyên đề

Giám sát có thể được chia ra nhiều loại giám sát khác nhau, nhưng phân theo  nội dung ta có thể chia giám sát thành giám sát chung và giám sát chuyên đề. Giám sát chung và giám sát chuyên đề có mối quan hệ khăng khít với nhau. Ví du: Giám sát các vấn đề xã hội mang tính giám sát chung có nội dung rất rộng bao hàm nhiều vấn đề, chuyên đề khác như: giáo dục, dân số, lao động việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội … Nội dung giám sát chuyên đề là nội dung cụ thể của nội dung giám sát chung. Kết quả giám sát chuyên đề là cơ sở để thực hiện giám sát chung. Ví dụ : giám sát chuyên đề về khám chữa bệnh cho nhân dân; giám sát chuyên đề về xoá đói giảm nghèo; giám sát về lao động việc làm, xuất khẩu lao động …Hay nói cách khác là giám sát chuyên đề là hoạt động giám sát cụ thể, giám sát với phạm vi hẹp hơn về nội dung cũng như không giam, thời gian. Giám sát chung thì có giám sát nội dung chung nhưng không chế trong một khoảng thời gian ví dụ: giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật về các vấn đề xã hội trong nhiệm kỳ QH khoá XI, nghĩa là các hoạt đọng giám sát tập trung vào các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về các vấn đề xã hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, không xem xét các hoạt động thực hiện pháp luật về các vấn đề xã hội trước đó. Nhưng ở đây lưu ý một vấn đề giám sát chung này có thể là giám sát cụ thể của hoạt động giám sát chung khác; Ví dụ giám sát chung về tình hình khám chữa bệnh cho nhân dân( với tính chất chung) trong đó sẽ có những giám sát cụ thể, giám sát chuyên đề như: Giám sát hoạt động cung cấp thuốc chưa bệnh , giám sát công tác vệ sinh, xử lý chất thải trong bệnh viện, cơ sở y tế … Đối với giám sát về các vấn đề xã hội thì giám sát khám chưa bệnh là giám sát chuyên đề, giám sát cụ thể, nhưng đối với giám sát việc cung cấp thuốc chưa bệnh; giám sát công tác vệ sinh, xử lý chất thải trong bệnh viện thì lại là hoạt động giám sát chuyên đề của giám sát vấn đề khám chưa bệnh cho nhân dân. Do đó việc phân biệt, chia giám sát thành giám sát chung và  giám sát chuyên mang tính tương đối. Điều này phụ thuộc vào ý chí của chủ thể tiến hành giám sát, nội dung , mức độ giám sát mà chủ thể đặt ra. Nếu chủ thể chỉ đòi hỏi theo dõi một cách tổng quát, những đánh giá chính, chủ yếu thì đó là giám sát chung, còn nếu chủ thể đòi hỏi thật đầy đủ, cụ thể thì đó lại là giám sát chuyên đề, giám sát cụ thể. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định đối tượng nội dung giám sát cho phù hợp với yêu cầu của chủ thể giám sát. Qua giám sát chung có thể là cơ sở để chủ thể giám sát quyết định tiến hành giám sát chuyên đề. Kết quả giám sát chuyên đề là một trong những thông tin để chủ thể thực hiện giám sát chung. Kết quả giám sát chuyên đề giúp cho chủ thể tiến hành giám sát chung khẳng định một cách chính xác hơn về đánh giá của mình đối với đối tượng bị giám sát, từ đó đưa ra được những biện pháp tác động phù hợp. Còn giám sát chuyên đề có thể đứng độc lập, tuỳ thuộc vào ý chí của chủ thể tiến hành hoạt động giám sát khi nhận thấy cần tiến hành giám sát chuyên đề.
QH thực hiện quyền giám sát tối cao, giám sát các vấn đề lớn, có nội dung rất rộng, phức tạp nên thường mang tính giám sát chung, việc tác động đến đối tượng bị giám sát thường không cụ thể, biện pháp khắc phục đưa ra cũng thường chung chung ít có tác dụng. Trong giai đoạn trước khi có Hiến pháp 1992, Quốc hội, các cơ quan của QH thường tiến hành các hoạt động giám sát chung, nội dung đưa ra để giám sát thường rất rộng nên hiệu quả không mang lại thiết thực. Từ sau khi có Hiến pháp 1992 và tiến trình đổi mới hoạt động của Quốc hội, ngoài việc tiến hành các hình thức giám sát chung như nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm, 5 năm; nghe báo cáo tình hình hoạt động của Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và báo cáo tình hình hoạt động của một số cơ quan khác…, qua nghe báo cáo như vậy, QH đưa ra những đánh giá, nhận xét chung chung( do nội dung quá lớn khó có thể đnha giá một cách đầy đủ, chính xác) đồng thời cũng đề ra những biện pháp chung chung ( do nhận xét chung nen không thể đưa ra các biện pháp cụ thể được) nên nhiều vấn đề bức xúc vẫn tồn tại trong thời gian dài mà không được khắc phục, hiệu quả, uy lực, uy tín của QH bị giảm sút.
Từ thực tiễn tiến hành giám sát chung chung, giảm uy tín như vậy, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã dần dần tiến hành cải tiến hoạt động giám sát, tăng cường thêm nhiều hoạt động giám sát chuyên đề, giám sát với nội dung, đối tượng bị giám sát ngày càng cụ thể hơn. Chính từ đó hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã có tác động tích cực vào quá trình thực hiện chính sách và pháp luật, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, uy tín của QH- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất dần dân lấy lại được lòng tin của cử tri, của nhân dân.
Các bài viết có thể xem thêm:
+ iasb là gì
+ tăng trưởng kinh tế
+ kinh doanh thương mại là gì
Tham khảo  dịch vụ của luanvan1080:
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài Assignment, Essay, Dissertation. Bạn cần đến dịch vụ viet thue Assignment để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này?
Khi gặp khó khăn về vấn đề làm bài Assignment, Essay, Dissertation, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.
Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay nhé!