Toán 7 đơn thức đồng dạng luyện tập năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Học sinh hiểu được thế nào là đơn thức. Biết cách tìm bậc của đơn thức. Biết cách thu gọn đơn thức. Chỉ ra được phần hệ số và phần biến của đơn thức. Học sinh nắm được kiến thức thế nào là đơn thức đồng dạng. Biết cách tìm bậc của đơn thức.

1. Đơn thức

Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. VD: -5; 2xy; -x là các đơn thức. VD: -2x+4xy không là đơn thưc Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không

2. Đơn thức thu gọn

Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương. Số nói trên gọi là hệ số, phần còn lại gọi là biến của đơn thức thu gọn. VD: Các đơn thức x, -y, 3x2y, 10xy5 là những đơn thức thu gọn, có hệ số lần lượt là 1, -1, 3, 10 và có phần biến lần lượt là x, y, x2y, xy5. Chú ý: + Ta cũng coi một số là đơn thức thu gọn. + Trong đơn thức thu gọn, mỗi biến chỉ được viết một lần. Thông thường, khi viết các đơn thức thu gọn ta viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái.

3. Bậc của một đơn thức

• Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. • Số thực khác 0 là đơn thức bậc không. • Số 0 được coi là đơn thức không có bậc. VD: Đơn thức -2x4 y có bậc là 5

4. Nhân hai đơn thức

Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau Ví dụ: -5x3 y. -xy2 = (-5.-1).(x3 .x).(y.y2 ) = 5x4 y3

Phần hệ số là: 5 Phần biến là :x4 y3 Bậc là: 7 Chú ý: Mỗi đơn thức đều có thể viết thành một đơn thức thu gọn.

5. Đơn thức đồng dạng

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng. Ví dụ: Các đơn thức xy2 ; -4xy2 ; 3xy2 là các đơn thức đồng dạng. Chú ý: Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng. Ví dụ: 6; -8; 68 là các đơn thức đồng dạng.

6. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng

Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. Ví dụ: Tính 5xy2+ 10xy2 + xy2 - 12xy2 Ta có: 5xy2+ 10xy2 + xy2 - 12xy2 = (5 + 10 + 1 - 12)xy2 = 4xy2

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến.

  1. Các kiến thức cần nhớ

1. Đơn thức đồng dạng

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác $0$ và có cùng phần biến. Các số khác $0$ được coi là những đơn thức đồng dạng.

Chú ý: Mọi số khác \(0\) được coi là các đơn thức đồng dạng với nhau.

Ví dụ: Các đơn thức \(\dfrac{2}{3}{x^2}y;\) \( - 2{x^2}y;\) \({x^2}y;\) \(6{x^2}y\) là các đơn thức đồng dạng.

2. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng

Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

Ví dụ: Tính \(5x{y^2} + 10x{y^2} + 7x{y^2} - 12x{y^2}\)

Giải

Ta có:

\(5x{y^2} + 10x{y^2} + 7x{y^2} - 12x{y^2}\)\( = \left( {5 + 10 + 7 - 12} \right)x{y^2} = 10x{y^2}\)

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhận biết các đơn thức đồng dạng

Phương pháp:

Dựa vào định nghĩa hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

Dạng 2: Cộng trừ các đơn thức đồng dạng

Phương pháp:

Khi cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta cần thực hiện: cộng trừ các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

  • Trả lời câu hỏi 1 Bài 4 trang 33 SGK Toán 7 Tập 2 Trả lời câu hỏi 1 Bài 4 trang 33 SGK Toán 7 Tập 2. Cho đơn thức 3x2 yz. Trả lời câu hỏi 2 Bài 4 trang 33 SGK Toán 7 Tập 2. Ai đúng? Khi thảo luận nhóm, bạn Sơn nói: “0,9xy^2 và 0,9x^2y là hai đơn thức đồng dạng” Bạn Phúc nói: “Hai đơn thức trên không đồng dạng”. Ý kiến của em?