Open source software là gì

Open-Source Software [OSS]Mã nguồn mở phần mềm [OSS]. Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Open-Source Software [OSS] - một thuật ngữ thuộc nhóm Technology Terms - Công nghệ thông tin.

Độ phổ biến[Factor rating]: 5/10

Phần mềm mã nguồn mở [OSS] là phần mềm được phân phối với mã nguồn có thể được đọc hoặc thay đổi bởi người sử dụng.

Xem thêm: Thuật ngữ công nghệ A-Z

Giải thích ý nghĩa

Không giống như các phần mềm truyền thống phân phối trong một định dạng biên soạn không thể thay đổi, phần mềm mã nguồn mở được phân phối với cả hai định dạng biên soạn và phi biên soạn, cho phép sửa đổi mã mở. Trong giấy phép phần mềm truyền thống, đặc quyền này sẽ được dành cho người nắm giữ bản quyền.

What is the Open-Source Software [OSS]? - Definition

Open-source software [OSS] is software that is distributed with source code that may be read or modified by users.

Understanding the Open-Source Software [OSS]

Unlike traditional software distributed in an unchangeable compiled format, open-source software is delivered with both compiled and non-compiled formats, allowing open code modification. In traditional software licenses, this privilege would be reserved for copyright holders.

Thuật ngữ liên quan

  • Source Code
  • Open-Source Hardware
  • Open Source Initiative [OSI]
  • Linux
  • GNU
  • Open-Source Language
  • Jini
  • MH Message Handling System
  • Open System
  • Atom

Source: Open-Source Software [OSS] là gì? Technology Dictionary - Filegi - Techtopedia - Techterm

Open Source [Mã Nguồn Mở] là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong thiết kế website hiện nay. Khi có nhu cầu thiết kế website, bên cung cấp có thể nói bạn về việc sử dụng Open Source. Hoặc khi sử dụng 1 ứng dụng phần mềm, bạn cũng có thể nghe đến khái niệm này. Vậy Open Source là gì? Open Source có những lợi ích nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu Open Source là gì nhé!

1. OPEN SOURCE LÀ GÌ?

Open Source bao gồm nhiều dạng mở: phần cứng, phần mềm, thiết kế bảng mạch, … với mã nguồn được công bố và sử dụng giấy phép nguồn mở. Bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến phần mềm mã nguồn mở [Open Source Software].

Bạn đang xem: Open source là gì

Phần mềm mã nguồn mở cung cấp người dùng quyền sử dụng, sao chép và chỉnh sửa không giới hạn. Trái ngược với phần mềm thương mại, được cấp bản quyền hạn chế và mã nguồn đóng với người dùng.

Richard Stallman là người khởi đầu phong trào phần mềm tự do. Tháng 10/1985, ông thành lập tổ chức phần mềm tự do [Free Software Foundation]. Ông đã xây dựng dự án GNU và là tác giả giấy phép phần mềm tự do GPL.

Trình duyệt mã nguồn mở Firefox

2. LỢI ÍCH CỦA OPEN SOURCE LÀ GÌ?

A. MIỄN PHÍMiễn phí bản quyền và các phiên bản nâng cấp trong toàn bộ vòng đời sử dụng sản phẩm.Bạn có thể tự do sao chép phần mềm cho bạn bè.Giảm chi phí phát triển phần mềm. Giúp tập trung cho các dịch vụ “hữu hình” mang lại giá trị trực tiếp. Ví dụ: tư vấn, sửa đổi theo yêu cầu, đào tạo, bảo trì, nâng cấp hệ thống, …B. GIẢM SỰ PHỤ THUỘCGiảm sự phụ thuộc vào 1 nhà cung cấp phần mềm độc quyền dẫn đến dịch vụ kém.Ít khi bị ép về chi phí dịch vụ, nâng cấp mở rộng, bảo trì sản phẩm, …Định dạng file không bị kiểm soát bởi 1 công ty. Điều gì sẽ xảy ra khi dữ liệu của bạn nằm trong 1 phần mềm mã nguồn đóng? Bạn phải dùng chương trình của nhà cung cấp đó. Với phần mềm mã nguồn mở, bạn có thể làm việc với nhiều ứng dụng khác nhau.C. QUYỀN RIÊNG TƯ

Xem thêm:  Du học tiếng anh là gì

Các phần mềm độc quyền đôi khi bí mật thu thập dữ liệu người dùng mà không báo trước. Trong khi bạn có quyền kiểm tra và xác minh với phần mềm mã nguồn mở.

Hệ điều hành UbuntuD. BẢO MẬT TỐT

1 điều nghịch lí ở open source software là nó được bảo mật tốt hơn phần mềm thương mại. Do có nhiều lập trình viên làm việc trên 1 phần mềm, nên nó được sửa chữa nhanh hơn. Nói cách khác, khi có 1 cộng đồng cùng chăm sóc 1 sản phẩm thì nó sẽ hoàn thiện hơn.

E. KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ CAO

Open source software được nhiều chuyên gia lựa chọn do khả năng quản lí và kiểm soát sản phẩm. Nhờ đó, người dùng được hưởng nhiều lợi ích từ việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở.

Xem thêm: Phân Biệt Mô Tô Và Xe Gắn Máy Là Gì ? Quy Định Nào Cho Xe Gắn Máy Ở Việt Nam

F. SÁNG TẠO KHÔNG GIỚI HẠN

Vì được thiết kế trên nguyên lí mở, nhiều người có thể nghiên cứu các cải tiến khác nhau. Nhờ đó tạo ra nhiều phần mềm tốt hơn, có tính năng hoàn hảo hơn. Đây là thách thức đồng thời là niềm cảm hứng cho các lập trình viên.

G. CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ LỚN

Bạn sẽ có cộng đồng hỗ trợ lớn, không phụ thuộc vào công ty nào.

3. 1 SỐ DỰ ÁN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

Bộ gõ Tiếng Việt trên Linux: Scim, Ibus.Nền tảng hệ quản trị đào tạo: Moodle.Chỉnh sửa âm thanh: Audacity.Chỉnh sửa hình ảnh: Inkscape, Gimp, LibreOffice Draw.Nghe nhạc: Audacious, Banshee, Rhythmbox.Chỉnh sửa video: OpenShot, Shotcut, Blender.Database server: MariaDB, PostgreSQL, SQLite.Ngôn ngữ lập trình: Python, PHP, Ruby.

Xem thêm:  Switch layer 3 cisco là gì

4. TÔI MUỐN HỖ CỘNG ĐỒNG MÃ NGUỒN MỞ THÌ PHẢI LÀM SAO?

Nền tảng blog WordPress

Cộng đồng Open Source với cơ chế mở, luôn chào đón bạn tham gia. Bạn không cần phải là lập trình viên để có thể hỗ trợ cộng đồng. Tùy vào dự án sẽ cần những vị trí sau:

Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng.Dịch thuật sang các ngôn ngữ địa phương.Họa sĩ thiết kế hình ảnh, logo, giao diện.Giải đáp thắc mắc trong quá trình sử dụng.Kiểm tra và báo lỗi phần mềm.…

Ngoài ra, bạn có thể quyên góp tiền trong các đợt gây quĩ của dự án. Bạn cũng có thể chia sẻ những phần mềm mã nguồn mở hữu ích với những người xung quanh.

Xem thêm: Qr Code Là Gì ? Nguồn Gốc Và Lợi Ích Sử Dụng Của Mã Qr Code

Hi vọng qua bài viết, bạn có thể biết được open source là gì.

Chuyên mục: Hỏi đáp

Phần mềm mã nguồn mở [Open Source Software - OSS] là một phần mềm mà mã nguồn có thể được công chúng xem và thay đổi, hay có nghĩa là "mở". Nếu mã nguồn không thể được công chúng xem hay thay đổi thì nó gọi là "đóng" hay "độc quyền".

Mã nguồn là thứ đứng sau phần mềm mà người dùng không thể thấy, nó đưa ra các hướng dẫn cho cách hoạt động của phần mềm và các tính năng của nó.

Người dùng được lợi gì từ phần mềm mã nguồn mở?

Phần mềm mã nguồn mở cho phép các lập trình viên cùng hợp tác cải thiện phần mềm như tìm lỗi, sửa lỗi [bug], cập nhật với các công nghệ mới hoặc tạo ra các tính năng mới. Hoạt động nhóm trên các dự án mã nguồn mở như vậy mang đến lợi ích là việc sửa lỗi thường diễn ra nhanh, tính năng mới được bổ sung thường xuyên, phần mềm ổn định hơn, các bản vá bảo mật cũng được đưa ra nhanh chóng hơn các phần mềm độc quyền.

Nhiều OSS sử dụng một số phiên bản hoặc biến thể của GNU General Publics License [GNU GPL hoặc GPL]. Cách đơn giản nhất để nghĩ về GPL là coi nó như một tấm ảnh thuộc về tài sản công [pubic domain]. Cả hai đều cho phép bất kì ai chỉnh sửa, cập nhật, dùng lại bất cứ thứ gì họ muốn.

GPL cho phép lập trình viên và người dùng quyền truy cập, thay đổi mã nguồn trong khi tài sản công cho phép họ tùy ý dùng tấm ảnh. Phần GNU trong GNU GPL ám chỉ tới quyền được tạo cho các hệ thống GNU, một hệ điều hành mở/miễn phí đã và sẽ tiếp tục là một dự án quan trọng của công nghệ mã nguồn mở.

Một điểm cộng khác cho OSS với người dùng là chúng hoàn toàn miễn phí, tuy vậy một số phần mềm có thể tính thêm chi phí nếu có các dịch vụ khác như hỗ trợ kỹ thuật…


Phần mềm mã nguồn mở là sản phẩm hợp tác của nhiều người

Mã nguồn mở từ đâu mà có?

Ý niệm và một phần mềm hợp tác cùng lập trình đã có từ những năm 1950-1960 nhưng tới những năm 1970-1980, các tranh cãi về pháp lý khiến cho ý tưởng này mất đi sức hấp dẫn. Phần mềm độc quyền chiếm thế trên thị trường phần mềm cho tới khi Richard Stallman sáng lập Free Software Foundation [FSF] vào năm 1985, đưa phần mềm mở/miễn phí trở lại.

Khái niệm "phần mềm miễn phí" ám chỉ sự tự do, không phải trả phí. Phong trào xã hội đứng sau phần mềm mở cho phép người dùng phần mềm tự do xem, thay đổi, cập nhật, sửa, thêm vào mã nguồn để đáp ứng nhu cầu của mình và phân phối, chia sẻ với người khác dễ dàng.

FSF đóng vai trò quan trọng trong phong trào phần mềm mã nguồn mở bằng dự án GNU Project. GNU là hệ điều hành miễn phí [một nhóm các phần mềm và công cụ hướng dẫn thiết bị hoặc máy tính vận hành], thường phát hành các công cụ, thư viện, ứng dụng… gộp lại được gọi là các phiên bản hoặc bản phân phối.

GNU đi kèm một phần mềm được gọi là kernel, có nhiệm vụ quản lý các nguồn lực của máy tính hoặc thiết bị, trong đó có việc giao tiếp giữa các ứng dụng và phần cứng. Kernel phổ biến nhất của GNU là Linux kernel, được Linus Torvalds tạo ra đầu tiên. Việc kết hợp hệ điều hành và kernel được gọi là hệ điều hành GNU/Linux, dù thường được gọi đơn giản là Linux.

Vì nhiều lý do, gồm cả việc gây dễ nhầm lẫn trên thị trường về ý nghĩa của thuật ngữ "phần mềm mở" mà thuật ngữ thay thế là "mã nguồn mở" thường được dùng cho các phần mềm được tạo và duy trì bởi sự phối hợp của cộng đồng.

Thuật ngữ "mã nguồn mở" chính thức được chấp thuận tại hội nghị đặc biệt của những người đi đầu về công nghệ diễn ra vào 2/1998 do Tim O’Reilly tổ chức. Cuối tháng đó, Open Source Initiative [OSI] được thành lập bởi Eric Raymond và Bruce Perens, là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm khuyến khích phát triển phần mềm mã nguồn mở.

FSF tiếp tục là tổ chức ủng hộ và hoạt động để hỗ trợ "quyền tự do và quyền liên quan tới mã nguồn mở" của người dùng. Tuy vậy, nhiều tổ chức hiện này sử dụng thuật ngữ "mã nguồn mở" cho các dự án và phần mềm mà họ cho phép công chúng truy cập mã nguồn.

Phần mềm mã nguồn mở là một phần của cuộc sống hàng ngày

Các dự án mã nguồn mở rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Hệ điều hành iOS và cả Android trước đây đều được tạo bằng các khối từ phần mềm, dự án mã nguồn mở.

Bạn đang dùng Chrome hay Firefox để đọc bài viết này? Mozilla FIrefox là trình duyệt web mã nguồn mở. Google Chrome là phiên bản có chỉnh sửa của dự án mã nguồn mở có tên Chromium - dù Chromium được các nhà phát triển Google khởi xướng và họ vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật, bổ sung thêm, Google cũng đưa thêm các tính năng mới [một vài trong số chúng không phải mã nguồn mở] vào phần mềm cơ sở để phát triển trình duyệt Google Chrome.

Không thể có Internet ngày nay nếu không có OSS. Những người tiên phong trong công nghệ đã xây dựng nên thế giới World Wide Web bằng công nghệ mã nguồn mở, như hệ điều hành Linux và máy chủ web Apache để tạo ra Internet ngày nay.

Máy chủ web Apache là các phần mềm OSS xử lý yêu cầu cho một trang web nhất định [ví dụ khi click vào một trang web mà bạn muốn truy cập] bằng cách tìm và đưa bạn tới trang đó. Máy chủ web Apache là mã nguồn mở và được duy trì bởi những tình nguyện viên, thành viên của tổ chức phi lợi nhuận có tên Apache Software Foundation.

Xem thêm:

  • Không muốn dùng kho mã nguồn Github thì đây là các lựa chọn khác cho bạn
  • Hệ điều hành Linux: Một chặng đường phát triển kỳ lạ
  • 7 Ứng dụng bảo mật nguồn mở tuyệt vời có thể bạn chưa biết

Video liên quan

Chủ Đề