Danh từ tổng hợp là gì

Câu hỏi: Từ ghép tổng hợp là gì?

Trả lời:

Từ ghép tổng hợp

Là loại từ được ghép từ 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.

Ví dụ: Bánh trái là từ ghép tổng hợp nói chung cho nhiều loại bánh hoặc trái.

Cùng Top lời giải tìm hiểu bài học Từ ghép nhé

I. Từ ghép là gì?

Nó là một loại từ phức được tạo thành bởi ít nhất 2 từ đơn với điều kiện là những từ này phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau. Từ phức khác với từ ghép là nó cũng được tạo bởi 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có thể có nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì.

Từ ghép có thể tạo thành từ 1 danh từ + 1 động từ, 2 động từ, 1 tính từ + danh từ….

Ví dụ về từ ghép

Từ ghép chính phụ: một từ chính và một từ đứng sau bổ nghĩa cho nó.

Mát mẻ, thơm phức, tàu ngầm, hoa hồng,…là những từ ghép chính phụ. Chúng ta cùng phân tích một từ để rõ hơn.

“Hoa hồng” : Hoa là từ chính, Hoa là chỉ một thành phần của cây; Hồng là từ chỉ màu sắc bổ nghĩa cho từ hoa. Phân biệt với các loài hoa khác như: Hoa lan, hoa cúc,..

Công dụng của từ ghép trong câu

Từ ghép là một trong những thành phần cấu tạo nên cấu trúc câu quan trọng. Nó giúp xác định nghĩa của các từ kể cả trong văn nói lẫn văn viết một cách chính xác, có nghĩa là chỉ cần đọc lên là người đọc sẽ hiểu nghĩa của từ, nghĩa của câu mà không cần phải suy nghĩ, lắp ghép ý lại với nhau.

Từ ghép làm cho câu trở nên logic về hình thức và cả nội dung. Đọc lên nghe mạch lạc và nghĩa rõ ràng chính xác.

Từ đơn có những nhiệm vụ riêng của nó, từ ghép cũng vậy, nhưng có nhiều loại và đa dạng hơn so với từ đơn, một câu luôn có loại từ này xuất hiện, dường như không thể thiếu.

II. Các loại từ ghép

1.

Từ

Tiếng chính

Tiếng phụ

Bà ngoạiNgoại
Thơm phứcThơmphức

→ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính

2. Các tiếng “quần áo” và “trầm bổng” không phân ra từ chính, từ phụ vì nghĩa của các tiếng tương đương nhau về mặt nghĩa.

III. Nghĩa của từ ghép

1. Nghĩa của từ “bà” rộng hơn nghĩa của từ “bà ngoại”

Nghĩa của từ “thơm” rộng hơn nghĩa của từ “thơm phức”

→ Từ ghép chính phụ có tính phân nghĩa

2. Nghĩa của từ “quần” hẹp hơn nghĩa của từ “quần áo”

Nghĩa của từ “trầm” hẹp hơn nghĩa của từ “trầm bổng”

→ Từ ghép tổng hợp có tính chất hợp nghĩa

IV. Phân loại từ ghép

Từ ghép được chia thành 4 loại chính gồm:

1. Từ ghép chính phụ

Là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng, bao quát một sự việc, hành động, sự vật. Tiếng phụ thường đứng sau tiếng chính, có nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này có tính phân nghĩa rõ ràng.

Ví dụ từ ghép chính phụ: Hoa hồng, bánh mì, thịt bò…

Để phân biệt và tạo được từ ghép chính phụ, hãy cùng mình phân tích từ Hoa hồng. Ta thất từ hoa là từ chính vì nhắt đến hoa thì có nghĩa rộng hơn từ hồng. Từ hoa có thể ghép với bất kỳ từ nào để thành một từ ghép chính phụ như hoa lan, hoa mai, hoa cúc…

2. Từ ghép đẳng lập

Hai hoặc nhiều từ tạo thành từ ghép đẳng lập đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được xem là từ chính và ngược lại.

Ví dụ từ ghép đẳng lập: Sách vở, cây cỏ, phong cảnh…

3. Từ ghép tổng hợp

Là loại từ được ghép từ 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.

4. Từ ghép phân loại

Là từ mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa danh, hành động hay tên gọi nào đó.

Ví dụ: Bánh pizza chỉ tên một loại bánh được làm từ bột mỳ và nhiều thành phần khá

Những lưu ý khi phân biệt từ ghép đơn giản nhất

- Nếu cả 2 từ đơn đều có nghĩa thì ghép lại sẽ tạo thành từ ghép. Cách nhanh nhất nhận biết từ ghép là bạn tách từng từ và xem có nghĩa cụ thể không. Trường hợp một trong hai tiếng có nghĩa thì đây là từ láy âm không phải từ ghép.

-Đảo vị trí các từ với nhau, nếu đảo được thì đó là dạng từ ghép nghĩa. Trường hợp đảo mà không có ý nghĩa hoặc nghĩa mơ hồ là từ láy âm.

-Nhiều từ phức khi tạo thành từ nhiều từ đơn có thể không rõ nghĩa, nhưng nếu thấy xuất hiện trong một số từ phức có tiếng gốc khác nhau thì từ phức này có thể xem là từ ghép nghĩa.

-Từ ghép có thể không chung bộ phận vần, có thể 2 từ đơn không có nghĩa nhưng ghép 2 từ đơn lẻ đó chúng lại thành 1 từ ghép có nghĩa nhất định.

Danh từ là gì? Các loại danh từ có trong Tiếng Việt

4.2 [84.26%] 61 votes

Danh từ là một khái niệm cơ bản trong ngữ pháp Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ, hiểu chính xác danh từ là gì? Vì vậy hôm nay thegioimay.org đã tổng hợp toàn bộ kiến thức về danh từ trong chương trình học tiếng Việt lớp 4, lớp 5 và Ngữ Văn lớp 6! Mời các bạn cùng đón xem nhé!

Khái niệm danh từ là gì?

Danh từ là gì?

Trước tiên, để hiểu rõ khái niệm danh từ là gì, chúng ta cùng phân tích ví dụ sau: 

“Mình về với Bác đường xuôi,

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,

Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.”

Trong ví dụ trên, danh từ gồm có các từ: Bác, Việt Bắc, Người, Ông Cụ, đường, mắt, áo, túi. 

Qua ví dụ trên, có thể hiểu đơn giản danh từ là những từ dùng để chỉ tên người, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng, đơn vị;… Trong câu, danh từ thường giữ chức vụ làm chủ ngữ, vị ngữ và thành phần bổ ngữ giúp bổ sung ý nghĩa cho câu. 

>>> Bài viết tham khảo: Danh từ trong tiếng anh là gì?Tất tần tật về danh từ

Các loại danh từ trong Tiếng Việt

Sau khi đã hiểu rõ danh từ là gì, chắc chắn bạn cũng đang băn khoăn không biết có mấy loại danh từ trong Tiếng Việt đúng không? Theo đó, danh từ được chia thành nhiều loại khác nhau như: danh từ chung, danh từ chỉ khái niệm, danh từ riêng;… Tuy nhiên, có thể tóm gọn chúng thành 2 loại chính như sau:

Danh từ dùng để chỉ sự vật

Là những từ dùng để mô tả tên gọi, bí danh, địa danh;… của sự vật. Danh từ chỉ sự vật được chia thành 3 nhóm nhỏ là: Danh từ riêng/ chung, danh từ chỉ hiện tượng và danh từ chỉ khái niệm. Cụ thể về các loại danh từ này như sau:

* Danh từ riêng

Là những danh từ chỉ tên riêng của người, tên gọi của các con đường, của một địa danh hay một sự vật, sự việc cụ thể nào đó,…

Ví dụ: Hà Nội [tên thành phố], Vịnh Hạ Long [tên địa danh], Hồ Chí Minh [vừa là tên người, vừa là tên đường], Chi Pu [tên người], Sa Pa [tên địa danh],…

Sapa là danh từ riêng chỉ địa danh

* Danh từ chung

Là những từ chỉ tên gọi hay dùng để mô tả sự việc, sự vật mang tính bao quát, nhiều nghĩa, không có chủ ý nói về việc xác định duy nhất nào cả. Danh từ chung lại được chia thành 2 loại:

  • Danh từ cụ thể: Là danh từ mô tả sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng mọi giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác,…. Ví dụ như sấm, chớp, mưa, gió,…
  • Danh từ trừu tượng: Là những danh từ mang tính trừu tượng, không thể cảm giác bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác,… Ví dụ như ý nghĩa, tinh thần,…

* Danh từ chỉ khái niệm

Là loại danh từ không mô tả trực tiếp sự vật, sự việc một cách cụ thể mà mô tả dưới dạng ý nghĩa trừu tượng. Các khái niệm này được sinh ra và tồn tại trong ý thức con người, không thể vật chất hóa hay cụ thể hóa được. Hay nói cách khác, các khái niệm này “không có hình thù nhất định”, không thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan như mắt thấy, tai nghe được,…

* Danh từ chỉ hiện tượng

Là các hiện tượng do thiên nhiên hoặc do con người sinh ra trong môi trường không gian và trong thời gian nhất định. Danh từ chỉ hiện tượng được chia thành hai nhóm nhỏ, gồm có:

  • Hiện tượng tự nhiên: Là các hiện tượng do tự nhiên sinh ra như mưa, gió, bão bùng, sấm sét,…
  • Hiện tượng xã hội: Là các hành động, các sự việc được hình thành và tạo ra bởi con người, như: sự giàu – nghèo, bùng nổ dân số, chiến tranh, hòa bình,…
Sấm, sét là các danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

Danh từ chỉ đơn vị

Là các danh từ dùng để chỉ sự vật nhưng có thể xác định được thêm số lượng hoặc trọng lượng. Danh từ này được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau như:

  • Danh từ dùng để chỉ đơn vị tự nhiên: Thường được sử dụng trong giao tiếp và chỉ số lượng sự vật,… Loại danh từ này còn được gọi là danh từ chỉ loại. Ví dụ như: con, cái, miếng, nắm,…
  • Danh từ dùng để chỉ đơn vị chính xác: Là những đơn vị chính xác dùng để xác định trọng lượng, thể tích, kích thước của vật và nó có độ chính xác tuyệt đối: lít, tấn, tạ, yến, kilogam, mét,…
  • Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Gồm có giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, quý, thập kỷ, thế kỷ,…
  • Danh từ dùng để chỉ đơn vị ước lượng: Loại danh từ này không xác định chính xác số lượng cụ thể, dùng để tính đếm các sự vật tồn tại chủ yếu dưới các dạng như tổ, nhóm, đàn, bó,…
  • Danh từ dùng để chỉ tổ chức: Dùng để chỉ tên của các tổ chức hoặc các đơn vị hành chính như: thôn, xã, quận/ huyện, tỉnh, thành phố, phường,…

Danh từ có chức năng gì?

Tuy được phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng danh từ đều được sử dụng với mục đích chung là:

  • Kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ. Ví dụ về cụm danh từ: những bông hoa, 10 bạn học sinh,…
  • Danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hoặc làm tân ngữ bổ trợ cho ngoại động từ.
  • Danh từ giúp mô tả, biểu thị sự vật, hiện tượng trong không gian hoặc khoảng thời gian xác định. 
Chức năng của danh từ trong câu

>>> Bài viết tham khảo: Câu rút gọn là gì? Tác dụng và cách sử dụng của câu rút gọn

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ danh từ là gì, các loại danh từ và các chức năng của danh từ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về danh từ hay muốn chia sẻ thêm thông tin, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé!

Video liên quan

Chủ Đề