Pháp luật quy định như thế nào về tải trọng và khổ giới hạn đường bộ

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Theo dõi sự thay đổi của Tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ

Ngày hỏi:31/05/2018

 Giao thông đường bộ  Khổ giới hạn đường bộ

Tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ theo Luật giao thông đường bộ 2008 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Trân hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang hiểu về pháp luật giao thông đường bộ qua các năm. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ theo Luật giao thông đường bộ 2008 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ được quy định tại Điều 28 Luật giao thông đường bộ 2008, theo đó:

    1. Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

    2. Trường hợp đặc biệt, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường có thể được lưu hành trên đường nhưng phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông.

    3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và công bố về tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ; quy định việc cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường.

    4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ do địa phương quản lý.

    Trên đây là tư vấn về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ theo Luật giao thông đường bộ 2008. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Luật giao thông đường bộ 2008. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

    Chào thân ái và chúc sức khỏe!


Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện vận chuyển hàng hóa để được đảm bảo an toàn không được vận chuyển số lượng, trọng tải hàng hóa một cách tự do mà còn phải tuân theo các quy định của luật giao thông đường bộ về khổ giới hạn của đường bộ.

Vậy, để giúp quý độc giả nắm rõ hơn về khổ giới hạn đường bộ là gì?, Khổ giới hạn đường bộ là bao nhiêu?. Luật Hoàng Phi xin gửi tới quý độc giả những thông tin qua bài viết sau đây.

Khổ giới hạn đường bộ là gì?

Khổ giới hạn đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, phà, bến, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn theo quy định pháp luật.

Cơ quan nào quy định tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền quy định tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ là Bộ giao thông vân tải.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã quy định vấn đề này chi tiết Điều 5 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ

Khổ giới hạn đường bộ là bao nhiêu?

Để trả lời cho câu hỏi khổ giới hạn đường bộ là bao nhiêu? Mời quý vị tham khảo tiếp nội dung phần nội dung sau:

Khổ giới hạn của đường bộ được quy định tại Điều 5 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ban hành ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Thứ nhất: Về khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ thì tùy theo loại đường và loại phương tiện lại có quy định cụ thể về chiều cao xếp hàng hóa tương ứng sẽ được quy đinh như sau:

Theo loại đường:

– Đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III, khổ giới hạn chiều cao của đường bộ là 4,75 mét

– Đối với đường cấp IV trở xuống khổ giới hạn chiều cao là 4,5 mét.

Theo chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:

– Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe [theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt] phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:

+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên [ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe]: chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;

+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn [ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe]: chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;

+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn [ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe]: chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.

– Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.

Thứ hai: Về khổ giới hạn chiều rộng của đường bộ. Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe, phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.

Theo Điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ được quy định như sau:

Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

1.Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

3.Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.

4.Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

5.Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.

Xử lý vi phạm đối với hành vi chở hàng vượt quá khổ giới hạn đường bộ

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:

– Đối với hành vi chở hàng hóa vượt quá chiều cao cho phép:

Theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với hành vi chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc] thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

– Đối với hành vi chở hàng hóa vượt quá chiều rộng cho phép:

Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ngoài hình thức phạt tiền, khi chở hàng vượt quá khổ giới hạn đường bộ, theo  điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định này cũng quy định về hình thức phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm chở hàng quá chiều cao cho phép hoặc chở hàng hóa vượt quá chiều rộng  thì đều bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Khổ giới hạn đường bộ là bao nhiêu?. Mời quý vị liên hệ qua tổng đài 1900 6557 để được tư vấn nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề