Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Hoàng Lan Chi

Ông Nam Lộc nói về phong trào nhạc trẻ thập niên 1960-1970, trong một cuộc phỏng vấn do bà Hoàng Lan Chi thực hiện.

Hoàng Lan Chi: Xin chào nhạc sĩ Nam Lộc. Tìm hiểu về dòng nhạc trẻ của Việt Nam vào thập niên 60, 70 thì nhiều người đã phỏng vấn cố nghệ sĩ Truờng Kỳ. Nhưng đuợc biết ông, cố nhạc sĩ Tùng Giang, và cố nhạc sĩ Trường Kỳ là một bộ ba rất thân thiết với nhau, nên hôm nay chúng tôi xin mạn phép trò chuyện với ông về đề tài đó.

Trước hết xin ông vui lòng cho biết nhạc trẻ vào thập niên 60 ám chỉ dòng nhạc nào, do ai khởi xướng? Một cá nhân, một nhóm người hay nhiều người cùng lọat ở nhiều không gian khác nhau nên khó xác định tác giả thực sự?

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc The Black Caps. Từ trái sang phải Minh Phúc, Ngoc Tùng, Billy Hùng, Quốc Huy

Phong trào nhạc trẻ thập niên 60-70                                                Nghe thêm các bài về Nam Lộc

Nam Lộc: Vâng thưa cô LC và thưa quý vị, thực sự vào đầu thập niên 60 chưa có từ ngữ “nhạc trẻ”. Phải nói rằng lúc đó, khi nhắc đến hai chữ “nhạc trẻ” là người ta tưởng tượng đến những bản nhạc ngoại quốc hoặc những sáng tác có tính cách kích động. Tiếng thông dụng thời đó là “kích động nhạc”, hầu hết những ca khúc đó đều là nhạc ngoại quốc hay có âm điệu bắt chước nhạc ngoại quốc. Phong trào kích động nhạc ra đời vì có một số khá đông những người trẻ tuổi thời đó yêu các nhạc phẩm có âm điệu nhanh, dồn dập và rất cuồng nhiệt, vì thế họ đã đặt mua hoặc nhờ người đem các đĩa nhạc ngoại quốc về VN.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc Blue Stars

Với tinh thần yêu nhạc một cách say đắm như vậy, nên có nhiều bạn trẻ đã lập ra các ban kích động nhạc để tổ chức hoặc trình diễn trong những buổi dạ vũ có tính cách gia đình thân hữu mà thôi, chứ ở các phòng trà ca nhạc thì người ta ít xử dụng các loại nhạc kích động này. Sau một thời gian, vì đất nuớc chúng ta lâm vào hoàn cảnh chiến tranh nên chính phủ đã cấm khiêu vũ. Vì thế việc phổ biến loại nhạc mà cô Lan Chi vừa nói là nhạc trẻ cũng chấm dứt hay có thể nói rằng chỉ còn hoạt động âm thầm mà thôi. Mãi đến sau tháng 11, 1963 – tức là sau cuộc đảo chánh tổng thống Diệm – thì hội đồng quân nhân và chính phủ cách mạng mới cho phép khiêu vũ trở lại. Kể từ đó thì coi như sự mong mỏi, ấp ủ, thèm muốn đã bùng nổ ra. Các ban nhạc và các bạn trẻ lại ồ ạt trình diễn và tiếp tục tổ chức những buổi khiêu vũ gia đình và đồng thời đi trình diễn ở khắp mọi nơi.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc CBC. Từ trái sang phải: Marie, Tùng Linh, Bích Loan, Tùng Vân, Bích Liên, Thanh Tùng

Vào khoảng năm 1965, nhạc sĩ Trường Kỳ cùng một số ca nhạc sĩ trẻ cảm thấy khó chịu với cái chữ “kích động nhạc” nên họ đã hội họp nhau lại và đã nghĩ ra chữ “nhạc trẻ” để diễn tả rằng đây là loại nhạc đuợc những người có tâm hồn trẻ yêu thích, chứ không nhất thiết là chỉ có những người trẻ mới biết hay mới viết loại nhạc này. Nhưng trên thực tế thì chỉ có tuổi trẻ mới say mê chứ người lớn tuổi thường không ưa loại nhạc kích động, và cũng từ đó chữ “nhạc trẻ” ra đời.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc The Enterprises trong một đại nhạc hội nhạc trẻ ở vườn Tao Đàn

Vì thế có thể nói “nhạc trẻ” không phải do ai sáng tạo ra hay một nhóm nào phát minh ra, mà đó chỉ là một từ ngữ dùng để diễn tả loại nhạc đuợc giới trẻ ưa thích thời đó mà thôi, thưa Lan Chi.

Hoàng Lan Chi: Vâng, xin cảm ơn ông đã giải thích rất rõ ràng về ý nghĩa cũng như tên gọi cuả dòng nhạc trẻ vào thập niên đó. Thưa ông, các nhạc sĩ trẻ nào vào thời đó tham gia nồng nhiệt và có những tác phẩm nào gây chú ý? Tôi muốn nói những nhạc phẩm mà họ viết thực sự chứ không phải những bài nhạc ngoại quốc, lời Việt, thưa ông?

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc The Young Boys

Nam Lộc: Vâng, có thể nói rằng trong suốt thời gian từ khi nhạc trẻ được hoạt động và bùng nổ trở lại, tức là từ năm 1963 trở đi thì hầu hết người ta đều trình diễn nhạc ngoại quốc. Có hai lý do: thứ nhất, người ta vẫn ấp ủ và thèm muốn đuợc hát các ca khúc ngoại quốc, nhất là những bài hát đang rất được thịnh hành như một loại thời trang! Thứ hai là vào thời kỳ đó chưa hoặc không có nhạc trẻ thuần tuý VN, ngoài một số bài hát Twist của hai nhạc sĩ Khánh Băng và Phùng Trọng. Mãi cho đến khoảng cuối năm 1970, quan ngại trước sự bành trướng ngày một rộng lớn và mạnh mẽ của phong trào nhạc ngoại quốc, đồng thời lo sợ trước viễn ảnh là nếu cứ để cho giới trẻ hát nhạc ngoại quốc thì họ sẽ quên đi văn hoá, ngôn ngữ, cùng tâm hồn, và tư tưởng VN. Nhưng nếu bắt họ đừng nghe nhạc ngoại quốc mà chỉ nghe nhạc VN thì điều này cũng khó thực hiện được. Vì thế cá nhân tôi là Nam Lộc và anh Trường Kỳ sau nhiều đêm thao thức và suy nghĩ, chúng tôi đã đưa đến một giải pháp “dung hoà” là viết lời Việt cho các bản nhạc ngoại quốc, để từ từ kéo những người trẻ về với âm hưỏng cùng những rung động thuần túy VN. Và cũng từ đó một phong trào ý nghĩa mà chúng tôi dùng chữ “Việt Hoá Nhạc Trẻ VN” đã chính thức chào đời, với sự tham gia của rất nhiều tác giả khác như Phạm Duy, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên v.. v…

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc The Soul Brothers

Có khi chúng tôi dịch từ bài hát nguyên bản, có khi chúng tôi chỉ soạn lời mà thôi. Thí dụ như cá nhân tôi được may mắn viết bài “Trưng Vương Khung Cưả Muà Thu” là tôi hoàn toàn soạn lời và lời này không dính líu gì tới ý nghĩa cuả bản nhạc chính là bài “Tell Laura I Love Her”. Tương tự với nhạc phẩm “Mây Lang Thang” thì lời đó không dính líu gì tới bản “The Cowboy’s Work Is Never Done”. và như đã nói ở trên, mục đích cuả chúng tôi là muốn những người trẻ vẫn nghe các bài hát có âm hưởng của nhạc ngoại quốc nhưng tâm hồn và rung động lại rất thuần tuý VN. Cho đến nay, những ca khúc ngoại quốc lời Việt kể trên vẫn còn được lưu truyền và có một chỗ đứng riêng biệt trong lịch sử của nền âm nhạc VN.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc Rocking Stars

Vào khoảng một năm sau ngày chúng tôi phát động phong trào Việt hoá nhạc trẻ thì lúc đó có một số ban nhạc và các nhạc sĩ đầu tiên xuất hiện đã sáng tác ra những ca khúc được xem như thuần tuý nhạc trẻ VN.Tức là từ ngôn ngữ, tư tuởng cho đến âm hưởng và nhạc lý tất cả đều có tinh thần tuơng tự như nhạc trẻ ngoại quốc. Ban nhạc trẻ đầu tiên phải kể là Phượng Hoàng với những sáng tác cuả Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc The Top Five

Còn nói về ca sĩ thì những giọng hát xuất hiện đầu tiên trong làng nhạc trẻ VN từ sau năm 1963 trở đi đa số là những ca sĩ học các trường Pháp thời đó, bởi vì họ vốn có sẵn hoàn cảnh, phương tiện đồng thời giỏi ngoại ngữ.

Có thể kể ra một vài tên tuổi quen thuộc như Elvis Phương, Helena, Thanh Lan, Công Thành, Bích Trâm hay Paolo v.v. đa số là những người học ở các trường Tây như Taberd, Marie Curie hoặc Jean Jackques Rousseau … Nhưng càng ngày nhạc trẻ càng đuợc phát triển rộng rãi vì thế sau này chúng ta thấy thêm các nhạc sĩ và ca sĩ từ các truờng công lập VN lần lượt gia nhập làng nhạc trẻ, thí dụ như Kim Ngân ở Lê Văn Duyệt, Đức Huy, học Nguyễn Trãi sau chuyển sang Chu Văn An, Cathy Kim Dung ở Gia Long hay một số khác ở Trưng Vương, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo v..v… Nói tóm lại đấy là giai đoạn hưng thịnh nhất của nền nhạc trẻ VN.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc Black Caps

Hoàng Lan Chi: Xin cám ơn ông. Về phần các nhạc sĩ già, tạm coi là “đã có máu mặt ” của làng âm nhạc VN lúc bấy giờ nghĩ gì về nhạc trẻ? Họ có cùng tham gia với các ông hay không?

Nam Lộc: Khi phong trào nhạc trẻ ra đời thì có thể nói rằng chúng tôi rất bị kỳ thị. Chúng tôi không được giới sáng tác nhạc VN đón nhận, chấp nhận hay cho sinh hoạt chung. Tuy nhiên, anh em chúng tôi không buồn mà cũng không trách bởi vì tự hiểu rằng khuynh hướng nhạc trẻ hoàn toàn khác biệt, đồng thời mình cũng thông cảm cho quý vị ấy trong hoàn cảnh đó. Bởi vì lúc bấy giờ, đất nước chúng ta đang trong giai đoạn chiến tranh, có nhiều người phải gia nhập quân ngũ, cầm súng chiến đấu ngoài trận tuyến, vậy mà ở hậu phương mình cứ “hò hét” loại nhạc có tính cách kích động, mang khuynh hướng vọng ngoại thì xem như mình đã vô tình quên đi nỗi đau cuả chiến tranh, quên đi trách nhiệm cuả tuổi trẻ và quên hẳn đi những bài hát viết cho quê hương đất nước, cùng ca ngợi sự chiến đấu dũng cảm của những người lính chiến VNCH.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc The Strawberry Four vào năm 1970. Từ trái sang phải: Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc, Billy Shane

Vì thế cho nên ít ai tham dự, cổ võ hay khuyến khích chúng tôi. Có một người duy nhất mà chúng tôi nghĩ ông cũng có tâm hồn trẻ, ông yêu thích nhạc trẻ và ông cũng khuyến khích các con cuả gia đình ông tham dự vào sinh hoạt nhạc trẻ, đó là nhạc sĩ Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy đã soạn những bài nhạc trẻ cũng như phiên dịch rất nhiều ca khúc nhạc trẻ thời đó cùng với chúng tôi. Nói tóm lại là chỉ có nhạc sĩ Phạm Duy còn các nhạc sĩ khác thì không vì họ cũng có trách nhiệm, bổn phận và khuynh hướng sáng tác riêng tư cuả họ.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Ban nhạc Phượng Hoàng

Hoàng Lan Chi: Tuy không được sự ủng hộ cuả giới âm nhạc VN, nhưng phải nói các đại hội nhạc trẻ đã rất thành công. Sau bao năm nhìn lại, ông đánh giá vì sao có một sự thành công rực rỡ và vang dội đến như vậy? Nghe nói ở sân Hoa Lư có lần số người tham dự lên đến 20.000 người, thưa ông?

Nam Lộc: Thưa cô, có 2 lý do. Lý do thứ nhất là vì giới trẻ VN thời đó họ bị ảnh hưởng phong trào nhạc Rock, nhạc Psychedelic, hoặc lối sống Hippy ở nước ngoài, vì thế họ luôn thèm khát có những buổi sinh hoạt như ở ngoại quốc, thí dụ như đại hội nhạc trẻ Woodstock kéo dài cả mấy ngày trời, những cuộc họp mặt cuả giới Hippy, ăn mặc diêm dúa, tóc tai để dài, thèm được tự do ca hát và nhẩy muá v..v… Tuổi trẻ thời đó hay tuổi trẻ nào cũng muốn có những sinh hoạt tự do, không có tính cách trói buộc. Hiểu và thông cảm được tâm trạng của những người bạn trẻ cùng trang lứa với mình, chúng tôi đã tìm cách dung hoà niềm đam mê đó với bổn phận đối với quê hương, đất nước. Phải nghĩ đến trách nhiệm của những người trai trong thời chiến, phải nghĩ đến sự hy sinh cuả các quân nhân trong QLVNCH cũng như niềm đau và nỗi mất mát cuả các cô nhi quả phụ.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Trường Kỳ, Nam Lộc tại Sư đoàn 5 Bộ binh

Vì vậy chúng tôi đã đến gặp gỡ các vị lãnh đạo thuộc bộ phận Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị cuả quân lực VNCH và đề nghị quý vị đó cho chúng tôi được tổ chức các buổi nhạc trẻ hàng năm, không cá nhân hay một ban nhạc nào nhận thù lao và tất cả tiền thu được đều trao cho cục Tâm Lý Chiến để lấy tiền giúp cô nhi, quả phụ cũng như gây qũy Cây Muà Xuân Chiến Sĩ. Sở dĩ chúng tôi làm như vậy bởi vì 2 lý do: Thứ nhất là muốn đóng góp một phần nào đó vào hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, đồng thời để tri ân sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ quân lực VNCH. Mục đích thứ hai là để tạo cơ hội cho các bạn trẻ có dịp phô diễn tài năng cũng như cho những khán thính giả thèm khát đuợc nghe nhạc trẻ có cơ hội đến tham dự và sinh hoạt. May mắn thay, tất cả dự định của chúng tôi đều diễn ra đúng như ý muốn. Và đó chính là lý do mà các buổi đại hội nhạc trẻ đều tạo được sự thành công rực rỡ và hàng năm đều có dịp để tổ chức, mà số tiền thu đuợc có thể nói là đã lên đến hàng chục triệu đồng.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Nhạc trẻ gia nhập quân đội

Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị lúc đó rất hài lòng, rất phấn khởi, nên họ đã hỗ trợ chúng tôi để có những buổi nhạc hội liên tục hàng năm. Riêng các ca, nhạc sĩ trẻ thì cũng rất sung sướng và hãnh diện, vì vưà có dịp đóng góp vào những sinh hoạt ý nghiã cho quê hương, đất nuớc, lại vừa có dịp phô diễn tài năng âm nhạc của mình. Còn đối với các khán thính giả trẻ thì khỏi nói, con số tham dự đã lên đến mười mấy, hai chục ngàn người mỗi năm. Có thể nói vào thời điểm đó, không có cuộc họp mặt ca nhạc nào thu hút đông đảo khán giả như vậy mà lại diễn ra một cách rất trật tự, đó là nhờ có sự cộng tác của quân đội, cảnh sát, do sự phối trí và điều hành bởi quý vị sĩ quan thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH.

Cho đến ngày hôm nay chúng tôi vẫn cảm thấy đây là một trong những kỷ niệm sinh hoạt làm cho anh em chúng tôi vô cùng hãnh diện mỗi lần nhắc đến các buổi đại nhạc hội nhạc trẻ ngoài trời nói trên.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Nhạc trẻ gia nhập quân đội

Hoàng Lan Chi: Vâng quả là một quyết định sáng suốt khi tổ chức đại hội nhạc trẻ nhưng tất cả tiền lời thì được dành cho Cây Muà Xuân Chiến Sĩ. Xin một câu hỏi khác, ông nghĩ gì về nhạc trẻ Việt Nam hiện nay ở hải ngọai? Có tiến bộ gì so với 40 năm về trước hay dậm chân tại chỗ?

Nam Lộc: Thưa cô, nếu phân tích giữa nhạc trẻ trong nước và nhạc trẻ ở hải ngoại hiện nay thì chúng ta không có điều gì để có thể dựa vào mà so sánh hay giải thích. Bởi vì, như tôi nói lúc nãy, nhạc trẻ VN trong nước đã dùng chữ “nhạc trẻ” để diễn tả nhạc ngoại quốc, nhạc kích động. Cho nên khi ra hải ngoại chúng ta không dùng chữ nhạc trẻ nữa, bởi vì các bài nhạc kích động đó chính là nhạc của nước Mỹ, hay từ các nước Âu Châu mà bạn có thể nghe mỗi ngày hay bất cứ lúc nào qua radio hay TV. Ngược lại ở hải ngoại chúng ta lại thèm khát nghe những bản tân nhạc thuần tuý VN, những bài nhạc vàng, những ca khúc thời chinh chiến mà ngày trước chúng tôi có thể vì bận rộn hay vì vô tình mà không để ý hoặc không có dịp thưởng thức. Nghe lại những ca khúc đó bây giờ mới cảm thấy là mình đã để mất đi bao nhiêu tinh hoa cuả nền âm nhạc VN. Có thể vì tuổi tác chúng tôi giờ cũng đã thay đổi, hoặc là do sự thay đổi bởi hoàn cảnh cùng tâm trạng của mình!

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Trường Kỳ trong một đại hội nhạc trẻ

Như tôi vưà nói với cô Lan Chi, hiện nay không có “nhạc trẻ”ở ngoại quốc, chỉ có những bài nhạc ngoại quốc mà thôi, chứ “phong trào nhạc trẻ” gần như là không còn nữa rồi. Nhưng có một điểm đáng chú ý là tinh thần cuả những ngươì hoạt động nhạc trẻ ở VN thời trước đã theo đuổi, giúp chúng tôi truởng thành ở hải ngoại. Với tấm lòng trung kiên đó, với tấm lòng quý mến và khâm phục sự hy sinh của người chiến binh VNCH, Chúng tôi cũng đã áp dụng, cũng như đã dùng hình thức đó để tổ chức những buổi đại nhạc hội ngoài trời.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Từ trái sang phải: Tùng Giang, Trường Kỳ, Nam Lộc. Hình chụp năm 1970

Trước hết là để xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Westminster, hai lần, lần nào cũng trên 20,000 người tham dự. Và sau này chúng tôi đã tổ chức 3 buổi đại nhạc hội ngoài trời để gây quỹ giúp đỡ các thương phế binh và quả phụ VNCH, mà số tiền thu được đã lên đến hàng triệu Mỹ kim. Có thể nói tất cả sự thành công đó đều phát sinh từ những kinh nghiệm, cũng như những cảm xúc và sự khuyến khích mà chúng tôi đã có được trước đây ở VN. Hình thức đó khi được áp dụng ở hải ngoại vẫn rất thành công, chỉ có điều khác biệt như tôi vưà chia xẻ với cô Lan Chi là nội dung ở hải ngoại thì hoàn toàn khác. Thay vì hát những bài nhạc trẻ, kích động, gào thét thì bây giờ chúng tôi lại yêu thích những ca khúc nói về người lính, về đời lính cùng sự hy sinh cao cả của tập thể quân đội VNCH của chúng ta trước đây.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Từ trái sang phải: Tùng Giang, Trường Kỳ và Jo Marce. Hình chụp năm 1966

Hoàng Lan Chi: Vâng, thưa ông, tôi cũng đang tính hỏi ông có phải sau này ông đã áp dụng cái gọi là “phương thức ngày xưa” cho các đại nhạc hội sau này hay không thì ông đã trả lời trước rồi. Tuy vậy tôi xin được phép nhắc lại câu hỏi cuả tôi, ý tôi muốn ám chỉ nhạc trẻ là những bài nhạc được sáng tác hoàn toàn bởi các nhạc sĩ VN cả nhạc và lời dù rằng nhạc mang âm hưởng nhạc ngoại quốc, đó là những tác phẩm mà tôi muốn ám chỉ như của Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang. Tôi đang tự hỏi là những dòng nhạc tương tự như vậy bây giờ ra sao? Tuy nhiên cũng có thể là do hoàn cảnh của chúng ta hơi thay đổi khi chúng ta ra nước ngoài cho nên cũng hơi khác chăng? Nhưng chúng ta có thể tạm bỏ qua câu hỏi này.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Trường Kỳ cùng các bạn trong Fans Clubs

Xin hỏi một vài câu liên quan nhóm quý ông. Nhắc đến nhạc trẻ thập niên 60-70 là nhắc đến (Trường Kỳ- Tùng Giang và Nam Lộc). Xin ông vui lòng cho biết mối quan hệ của bộ ba quý ông, xuất phát từ đâu, thời gian nào và từ khi nào ý tuởng thành lập nhóm nhạc trẻ thành hình?

Nam Lộc: Thưa cô, thực sự công lao để phát triển nhạc trẻ VN thì gồm có nhiều người lắm, nhưng theo tôi, một trong những người có công lao rất lớn là nam ca sĩ Jo Marcel. Ông là người tổ chức các phòng trà đầu tiên để các bạn trẻ có nơi trình diễn hoặc thi thố tài nghệ Lúc đó phong trào trình diễn nhạc ngoại quốc ở các câu lạc bộ (club) của Mỹ cũng đang phát triển. Chắc cô còn nhớ là khi quân đội Hoa Kỳ và đồng minh đến VN khoảng năm 1963 thì nhu cầu sinh hoạt về âm nhạc cuả họ đã tăng lên rất nhiều, vì thế các câu lạc bộ ở những nơi đóng quân cần nhiều ban nhạc để trình diễn cho những người lính viễn chinh giải trí. Một trong những người đầu tiên đứng ra lập ra các ban nhạc như thế là nhạc sĩ Tùng Giang và sau đó các bạn trẻ cũng tự lập ra các ban nhạc và đi trình diễn khắp nơi.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Vua Hippi Trường Kỳ

Nhưng người gom góp các ban nhạc trẻ lại để cùng sinh hoạt lại là nhạc sĩ Trường Kỳ. Với tâm hồn yêu văn nghệ cùng các sinh hoạt nhạc trẻ, Trường Kỳ nghĩ rằng ngoài những lúc chơi nhạc cho các clubs ngoại quốc thì cũng nên họp lại để có những buổi trình diễn cho khán giả VN, nhất là giới trẻ. Anh Trường Kỳ đã dùng phòng trà cuả ca sĩ Jo Marcel để tổ chức những buổi nhạc Hippy-AGoGo với mục đích phục vụ khán giả VN. Anh Tùng Giang cũng là một nhạc sĩ, và khi tán thành ý định cuả anh Trường Kỳ thì anh Tùng Giang đã mời các ban nhạc trẻ cùng cộng tác với chương trình cuả anh Trường Kỳ.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Nam Lộc, Tùng Giang và Trường Kỳ trong thưở “thiếu thời”

Sau khi Tùng Giang và Trường Kỳ cộng tác đuợc một năm thì cá nhân tôi đã đi tìm đến hai anh đó vì tôi nhìn thấy cả hai anh đều là những người có khả năng, đồng thời vào thời điểm đó, nhu cầu phổ biến nhạc trẻ đòi hỏi rất mạnh mẽ, do đó nếu chỉ trình diễn trong phòng trà cuả anh Jo Marcel hay các night club khác mỗi tuần một lần thì chắc không thể nào đủ để thỏa mãn nhu cầu cuả khán giả.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Tùng Giang, Tuấn Ngọc, Minh Phúc

Tôi là người có được bộ óc tổ chức, tôi rất thích tổ chức từ khi tôi còn trẻ, ngay từ thời trung học tôi đã thích và đã làm việc xã hội. Chính động lực đó đã đưa đẩy tôi đã đến gặp các anh TK, TG cũng như JM, trước hết để đề nghị, nên tổ chức rộng rãi hơn ở những điạ điểm rộng lớn hơn; Thứ hai, nên tạo cơ hội để các bạn trẻ được đóng góp vào các hoạt động xã hội, vô vụ lợi nhằm phục vụ cho người dân cũng như cho quân đội. Vì thế, anh em chúng tôi đã gặp nhau vào cuối thập niên 60, chính xác là vào năm 1967.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Tùng Giang, Trường Kỳ

Như vậỵ cách đây 42 năm, anh em chúng tôi đã gặp nhau. Riêng lý do khiến cho chúng tôi thân thiết hoặc gần gũi và cũng làm cho người ta hay nhắc đến “bộ ba” Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang hơn là các bạn khác là bởi vì các bạn khác thuờng là nhạc sĩ, chẳng hạn các anh Đức Huy, Tuấn Ngọc, Paolo hay Elvis Phương v.v. họ bận đi hát hay chơi đàn, còn anh Jo Marcel thì bận kinh doanh, làm phòng trà, thu âm v.v., chỉ có ba đứa chúng tôi cùng hợp tác với nhau để đứng ra tổ chức các buổi đại hội nhạc trẻ ngoài trời có tính cách rộng lớn và khá vĩ đại, có lẽ vì thế việc nên nguơì ta thường nhắc tới tên của ba anh em chúng tôi, chứ thật ra thì nhạc trẻ có sự đóng góp công sức cuả rất nhiều người.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Nam Lộc và ban nhạc Crazy Dogs trong một đại hội nhạc trẻ

Hoàng Lan Chi: Thưa ông, những điều ông vưà nói có giải đáp một phần sự tò mò cuả tôi, nhưng tôi vẫn chưa rõ vì sao chỉ Truờng Kỳ được xưng tụng là “vua nhạc trẻ” trong khi TK không biết đàn và cũng không biết hát?

Nam Lộc: Người ta thường gọi anh Trường Kỳ là “vua nhạc trẻ” bởi vì anh sinh hoạt với giới yêu nhạc trẻ, nhạc ngoại quốc, nhạc kích động, từ khi anh còn rất trẻ, từ khi anh còn học trung học ở truờng Taberd. Mặc dù không đàn guitar và cũng không lên sân khấu trình diễn, nhưng anh TK không những sinh hoạt với các ban nhạc mà còn có các Teenagers’ Clubs hoặc các Fans Club. Có thể anh TK đã rập khuôn cuả các bạn trẻ ngoại quốc thời đó. Theo tôi, anh TK là người duy nhất đã đứng ra cổ vũ phong trào với các sinh hoạt liên quan tới nhạc trẻ. Từ trường Taberd, Marie Curie hoặc Jean Jackques Rousseau đến Gia Long, Trưng Vương … đều có những Teenagers’s Club, mỗi club có một người trưởng nhóm để kêu gọi các bạn trẻ. Từ khi Trường Kỳ kêu gọi như thế thì anh đã có nhiều fans ở khắp nơi, không hẳn là fans của TK mà là fans của các ban nhạc, các ca sĩ ngoại quốc, v.v…

Anh TK là ngươì có công phát triển phong trào đó cũng như gom góp những fan yêu nhạc. Có thể nói anh TK là người đi tiên phong trong lãnh vực sinh hoạt này. Bên cạnh đó anh cũng là người viết các bài tuờng thuật trên báo chí VN thời đó về những sinh hoạt của giới trẻ. Do đó, mỗi khi nhắc đến nhạc trẻ là người ta nghĩ ngay đến TK.

Thêm vào đó, anh TK có hình ảnh rất đặc biệt: một người đeo cặp kính rất dầy, da ngăm đen, đầu tóc lúc nào cũng dài, một người mà khi nhìn thấy nguơì ta nghĩ ngay đến một nhân vật biểu tuợng cho giới Hippy. Tôi và anh Tùng Giang thì không có đuợc hình ảnh đó, cho nên khi nhắc đến nhạc trẻ, đến Hippy thì ngươì nghĩ ngay đến ông vua nhạc trẻ, ông vua Hippy Trường Kỳ. Những tên đó có tính cách như một thứ danh xưng mà ngươì ta đặt cho TK, chứ con ngươì thật cuả anh ấy cũng không Hippy lắm đâu (cười). Đó chính là lý do mà anh TK dù không phải là Hippy thực thụ, không phải là người đàn nhạc trẻ hay ca sĩ nhạc trẻ nhưng đuợc gọi là “vua nhạc trẻ”. Có thể nói đó là kết qủa của những sinh hoạt cùng sự đóng góp lớn lao mà anh TK đã thực hiện, và đã cống hiến cho nền nhạc trẻ VN, thưa cô.

Hoàng Lan Chi: Cám ơn ông đã giải thích rất cặn kẽ, rõ ràng. Qua những điều ông vưà kể, tôi không ngạc nhiên khi biết rằng mấy chục năm sau cố nhạc sĩ Truờng Kỳ đã bay từ Canada sang Houston để tham dự buổi gặp gỡ cuả nhóm CTY do chị Hồng Vân của báo Thế Gìới Nghệ Sĩ tổ chức. Xin cám ơn ông đã nhắc tới một thời vưà qua mà các vị thính giả cuả chúng ta được gợi nhớ lại, tức là thời phong trào nhạc trẻ đã bắt đầu từ các trường Tây và lan qua các trường Việt như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Gia Long, Trưng Vương v.v.

Bây gìờ xin phép hỏi một câu không vui lắm, Thưa ông nhạc trẻ thời đó điển hình là nhóm quý ông đã thường bị chỉ trích. Ông có thể cho biết ai đã chỉ trích và vì sao?

Nam Lộc: Thưa cô, những lời mà cô gọi là “chỉ trích” thì phải nói rằng cũng là những điều hợp lý mà thôi. Lúc đó đất nước đang trong thời chinh chiến, nhiều người trẻ đã phải “xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Trong khi đó có “một lũ” thanh niên thiếu nữ khác lúc nào cũng “hoa hoè hoa sói”, tóc dài, đi “gào thét” âm nhạc trong hoàn cảnh như vậy thì cũng quả là hơi…. khó coi. Nhưng đó chỉ là nhìn từ bề ngoài, và những người chỉ trích có lẽ họ không hiểu, hay không biết! Họ quên rằng trong “đám nhạc trẻ” cuả anh em chúng có rất nhiều người đến tuổi nhập ngũ đều gia nhập quân đội. Ngay cá nhân tôi cũng như anh Đức Huy, Tiến Chỉnh, Elvis Phương, hay Jo Marcel v.v. đều là những người đi lính. Có thể mỗi người phục vụ ở một đơn vị khác nhau, như chúng tôi thì theo đơn vị Báo Chí sau đó chuyển sang ngành Chính Huấn.

Cũng có những người khác (trong Tâm Lý Chiến) như anh Lê Hựu Hà, anh Nhật Trưòng, thì viết nhạc… Nói chung tôi tin rằng nếu chúng ta xử dụng những nguời nghệ sĩ trong đúng vị trí thì họ cũng là những người chiến sĩ can trường và chiến đấu rất hữu hiệu. Thay vì cầm súng họ có thể cất tiếng hát, lời ca hoặc cầm bút sáng tác những lời nhạc sắc bén và tôi nghĩ rằng hành động của họ cũng có giá trị không thua gì người cầm súng.

Thế nhưng nếu chỉ nhìn bề ngoài thì rất dễ tạo ra sự hiểu lầm, và như tôi vừa nói, thật ra chúng tôi cũng là những nguơì trẻ, cũng đáp lời sông núi và làm tròn bổn phận cuả người thanh niên trong thời chiến. Tuy nhiên, những lời chỉ trích – nếu có – về việc tóc dài hay nghe nhạc ngoại quốc thì tôi cũng không thấy có gì đáng buồn phiền cả. Thực sự những lời chỉ trich nặng nề nhất mà cô LC cũng như quý vị thính giả có thể đã nghe qua, thí dụ như “đây là bọn Hippy, phản chiến, vô trách nhiệm với quê hương, đất nước v.v.”, những lời phê phán nặng nề đó thuờng phát xuất từ các động lực chính trị. Bởi vì trên nguyên tắc thì không có lý do nào để chỉ trích khi chúng tôi chơi nhạc và có đông đảo nguời tham dự, chúng tôi đóng góp công sức, tiền bạc, và những số tiền đó đều do các sĩ quan cao cấp thuộc cục Tâm Lý Chiến điều hành và quản thủ.

Tuy nhiên, thời gian đó đất nước chúng ta đang ở trong một hoàn cảnh chính trị rất nhiễu nhương – tôi phải dùng chữ đó – giữa hai vị nguyên thủ lãnh đạo quốc gia là ông Nguyễn Cao Kỳ và ông Nguyễn Văn Thiệu. Lúc đó ông NCK đang có khuynh huớng ra tranh cử chức tổng thống với ông NVT, vì thế phe ông NVT và phe ông NCK tìm đủ mọi cách để triệt hạ nhau. Chúng tôi lúc đó đuợc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hỗ trợ mà tổng cục này ở dưới quyền chỉ huy cuả tổng thống đuơng thời là ông NVT nên được chính phủ NVT yểm trợ. Phiá ông NCK tìm cách chống đối, công kích và nêu lên lý do rằng chúng tôi là “bọn” Hippy, phản chiến. Ông NCK đã nhờ các thanh niên trong một nhóm tên là Thanh Niên Trừ Gian đi xé các bản poster quảng cáo đại nhạc hội, đồng thời có một số người viết báo, lên án chỉ trích việc làm cuả anh em chúng tôi. Ngoài ra cảnh sát quốc gia dưới sự chỉ huy của tướng Không Quân Nguyễn Ngọc Loan (đàn em của tướng Kỳ) còn được lệnh “hớt tóc” tất cả các thanh niên để tóc dài! Nói tóm lại, chúng tôi là nạn nhân cuả cuộc tranh dành chính trị giữa phe ông NCK và phe ông NVT.

Cho tới nay, chưa bao giờ tôi nhắc đến điều này một cách công khai, nhưng hôm nay nhân buổi phỏng vấn cuả cô Hoàng Lan Chi, và những sự kiện này đã trở thành lịch sử nên tôi cũng xin công khai trình bày. Tôi tin chắc rằng có một số rất đông nhân chứng còn sống, có những nguơì hiện đang làm việc trong lãnh vực báo chí, truyền thông, truyền thanh cũng đã từng tham dự phong trào Thanh Niên Trừ Gian, cũng có người đã từng lên án hoặc chỉ trích chúng tôi. Bây giờ, thỉnh thoảng anh em chúng tôi ngồi lại với nhau, gặp nhau ôn lại những sự kiện đó rồi ôm bụng cuời vì nhìn thấy cả một hậu trường chính trị ở miền Nam thời đó mà chúng tôi, ở cả nhóm nhạc trẻ hay nhóm “Thanh Niên Trừ Gian”, có thể nói là chỉ những người bị kẹt giữa hai lằn đạn, thưa cô (cuời)!

Hoàng Lan Chi: Vâng, xin ông cho hỏi sau khi nghe những lời chỉ trích, hẳn là quý ông đã ngồi lại với nhau để đề ra cách giải quyết. Lúc đó chỉ có quý ông bàn thảo hay là có sự hỗ trợ cuả cấp trên, chẳng hạn như là từ nội các của TT Thiệu thời đó, thưa ông?

Nam Lộc: Thưa cô, phải nói một cách thành thật là chắc chắn phải có sự can thiệp cuả những người trong chính quyền ông NVT thời đó. Bởi vì có những chuyện chúng tôi không thể làm được như ngăn cản nhóm Thanh Niên Trừ Gian hay những nguời được thuê đi xé các posters. Chỉ có quân cảnh hay cục Tâm Lý Chiến mới có thể phản lại những việc này, chứ chúng tôi đâu dám xuất hiện, vì lạng quạng có thể bị bắt, không biết phe nào là ủng hộ, phe nào là chống đối (cười). Cho nên, có thể nói chúng tôi chỉ là những người phụ trách chương trình mà thôi, còn những vấn đền giao tế, public relation hay đối phó với dư luận thì hoàn toàn do cục Tâm Lý Chiến đảm nhiệm, chúng tôi không can dự vào những việc đó, ngoại trừ đưa ra một số ý kiến. Tuy nhiên, dù muốn dù không, tinh thần chúng tôi cũng bị xao động và thường phải ngồi lại với nhau đề bàn thảo, theo dõi tình hình để ứng phó tùy theo thời thế (thế thời … phải thế!).

Nhưng dù sao đi nữa, tôi cũng rất hãnh diện là lúc đó các anh em nhạc trẻ đã biết ngồi lại với nhau và cùng quan niệm rằng “Nếu chúng ta làm một công việc trong sạch, có ý nghĩa thì chúng ta không sợ gì cả. Khi nguời ta bảo chúng ta phản chiến mà chúng ta không phản chiến thì chúng ta không sợ. Khi người ta bảo chúng ta là kẻ gian dối mà chúng ta không gian dối thì chúng ta không sợ. Chúng ta chỉ sợ khi chúng ta thực sự là nguơì gian dối. Nếu không thì ai có nói gì chúng ta cũng đừng bận tâm”. Đó chính là lý do mà chúng tôi vững lòng tiến tới, chứ không phải chúng tôi vì sợ hãi nên phải làm hay vì bị ép buộc mà phải làm. Chúng tôi làm chỉ vì luơng tâm và ý nghĩa cuả công việc. Đó là quan niệm mà chúng tôi vẫn áp dụng cho tới sau này. Bây giờ thì tôi đã trưỏng thành và còn vững chãi hơn, cho nên những lời nào nói không đúng về mình, nhất là trong hoàn cảnh tự do phát ngôn hiện nay thì mình lại càng nghe nhiều điều bịa đặt hơn nữa. Nhưng tiêu chuẩn vẫn là: mình làm những điều ý nghĩa, đúng với luơng tâm và lý tuởng của mình thì chẳng có gì để sợ cả, thưa cô.

Hoàng Lan Chi: Tôi muốn đuợc hỏi cụ thể, rõ ràng hơn. Ý tôi muốn hỏi là về các đại nhạc hội nhạc trẻ gây quỹ cho Cây Muà Xuân Chiến Sĩ thì mục đích gây qũy đã có ngay từ đầu hay chỉ có sau khi bị chỉ trích, thưa ông?

Nam Lộc: Thưa cô, chúng tôi có mục đích gây quỹ cho các việc làm có tính cách từ thiện ngay từ đầu, ngay từ khi bắt đầu tổ chức là đã nhằm vào các mục đích đó, nhưng những người chỉ trích thì họ có thể dùng bất cứ lời nào hoặc luận cứ nào để tấn công. Nói tóm lại mục đích gây quỹ giúp cây mùa Xuân chiến sĩ và cô nhi quả phụ là mục đích từ những ngày khởi đầu tiên. Chính vì mục đích đó nên chúng tôi mới làm, nếu không có mục đích đó thì chúng tôi đã không cộng tác. Thế nhưng nhóm chỉ trích lại bảo là chúng tôi lợi dụng quả phụ tử sĩ để tổ chức đại hội nhạc trẻ, họ có thể dùng bất cứ lời nào, và noí thế nào cũng được! Tôi nghĩ rằng đôi khi vì động lực chính trị làm cho người ta có thể bỏ qua bất cứ ý nghĩa nào, dù đó là những việc làm có tính cách từ thiện để yểm trợ QLVNCH.

Hoàng Lan Chi: Xin cảm ơn ông. Thưa ông cố nhạc sĩ Tùng Giang và ký giả Truờng Kỳ mới ra đi. Ông có thể những kỷ nịêm sâu đậm nhất với hai người bạn này? Có khi nào ông tranh luận với họ nảy lửa không và về vấn đề gì?

Nam Lộc: Nếu kể lại kỷ niệm về 2 người bạn thân của tôi là Trường Kỳ và Tùng Giang thì có lẽ chúng ta phải cần tới mấy ngày thì mới nói hết được. Tôi chỉ xin tóm tắt như sau: chúng tôi thân với nhau từ hơn 40 năm qua và trong suốt thời gian từ khi mới quen nhau cho đến khi 2 anh Trường Kỳ và Tùng Giang nhắm mắt, lúc nào chúng tôi cũng qúy mến nhau như khi mới gặp. Chúng tôi chưa hề có lần nào xích mích, giận dỗi hay nói những điều không tốt về nhau, đó là một điều mà tôi cho là may mắn và hãnh diện trong đời. Tuy nhiên hai anh Trường Kỳ và Tùng Giang thi cũng có vài lần đụng chạm với nhau. Tôi may mắn được cả hai anh thương mến và tin cậy, nên cũng chính vì thế thành ra lại là người bị nghe “chửi”! Khi anh Tùng Giang tức giận hay muốn trách cứ Trường Kỳ điều gì, thì anh ấy không gọi thẳng mà cứ “chửi” qua tôi, nhờ tôi nhắn lại, và nguợc lại anh Trường Kỳ cũng làm như thế. Tuy nhiên, trong những ngày cuối đời hai anh đã có những lời nói và những cử chỉ rất tốt và đáng quý dành cho nhau. Điều này làm tôi vô cùng hài lòng và hãnh diện, nhất là điều đó đã xảy ra truớc khi anh Tùng Giang từ giã cõi đời. Tôi tin rằng 2 anh sẽ gặp lại nhau và hiểu nhau nhiều hơn ở bên kia thế giới.

Riêng đối với tôi, thì Trường Kỳ là một cái thư viện. Anh là người có kiến thức rộng rãi, biết rất nhiều chuyện, nhớ rất nhiều điều, và giữ rất nhiều tài liệu. Sau này khi tôi làm một chương trình video ca nhạc hay viết lời giới thiệu v.v.., nếu quên điều gì hay cần một tài liệu nào thì tôi lại cầu cứu đến anh Trường Kỳ. Khi thì anh có sẵn, nếu không sẽ đi lục lọi, tìm tòi để gởi ngay cho tôi.

Và nếu xem Trường Kỳ là thư viện của tôi, thì ngược lại, tôi là cuốn “phone book” của anh Tùng Giang. Mỗi lần Tùng Giang cần biết điều gì, muốn liên lạc với ai, tìm một dịch vụ nào đó, hay muốn tham khảo vấn đề gì, là anh ấy gọi ngay cho tôi. Điều đó cho thấy chúng tôi rất thân nhau, gần gũi nhau, và cần nhau như thế nào. Đến bây giờ, sau khi hai anh ra đi, tôi trở thành hụt hẫng. Bất chợt cần tìm hiểu điều gì, tôi không biết gọi ai. Ngược lại, cái phone của tôi cũng bớt rung, vì người hay tìm mình để hỏi nay đã im hơi, lặng tiếng!

Có thể nói cuộc sống cuả tôi đã mất đi rất nhiều ý nghĩa sau khi hai người bạn thân bất chợt ra đi. Cá nhân tôi cảm thấy rất buồn và trống vắng, nhưng ngồi ngẫm lại, tôi cũng cảm thấy thật là may mắn và hãnh diện vì đã có một quá trình quen biết cả hai anh Trường Kỳ và Tùng Giang. Tôi đã học hỏi cũng như chia sẻ ở hai anh rất nhiều và để lại biết bao nhiêu là kỷ niệm. Với anh Trường Kỳ, những gì muốn nói thì tôi đã đọc trong bài điếu văn hôm tiễn anh ra đi. Riêng anh Tùng Giang, để lại cho tôi một kỷ niệm cụ thể là nhạc phẩm: “Anh Đã Quên Mùa Thu”, sáng tác đầu tiên trong cuộc đời âm nhạc của tôi và cũng là bài hát duy nhất mà tôi được hân hạnh viết chung với Tùng Giang. Đó là những kỷ niệm mà chúng tôi sẽ trân quý cho đến suốt cả cuộc đời.

Hoàng Lan Chi: Xin cảm ơn ông Nam Lộc, những lời tâm sự của ông về Tùng Giang cũng như Trường Kỳ nghe rất cảm động, nhưng thú thật nó không thỏa mãn sự tò mò của tôi. Bởi vì tôi đang trông chờ ông kể lại những kỷ niệm nghịch ngợm của quí ông, vì như ông đã biết hồi đó ba thanh niên trẻ với nhau, thì hẳn có nhiều những kỷ niệm vui, nếu không muốn nói là có khi quỉ quái nữa. Chẳng hạn như một vài kỷ niệm mà tôi đang hình dung nhé. Có thể là ông đã phải giải vây cho cả Trường Kỳ lẫn Tùng Giang nhiều lần. Vậy thì ông có thể nhớ lại những kỳ niệm nào vui vui, nghịch ngợm như vậy, thì xin ông chia sẻ cho qúy thính giả.

Nam Lộc: Thật sự thì khi còn trẻ, có thể nói rằng tôi gặp và quen biết hai người bạn rất đào hoa, cả anh Trường Kỳ lẫn anh Tùng Giang. Tụi tôi có cơ hội, hoàn cảnh được quen biết nhiều bạn gái thời đó. Dĩ nhiên cũng không thể không kể đến tôi. Trước khi lập gia đình thì có nhiều cơ hội gặp gỡ và cũng có nhiều cơ hội để mà… như cô HLC vừa nói, “giải vây” cho nhau. Ba đứa chúng tôi rất thân với nhau, vì thế “giúp đỡ” nhau là chuyện bình thường. Ví dụ nhiều khi anh Trường Kỳ đang đi chơi với cô bạn gái nào, xong rồi cô kia đến tìm thì dặn tôi phải nói thế nào, giấu thế nào cho khéo để khỏi bị lộ tẩy! Tôi nghĩ là thời tuổi trẻ thì ít nhiều gì ai cũng có những kỷ niệm vui vui như vậy cả. Nhất là đối với nghệ sĩ vì họ cần cảm hứng để sáng tác.

Tuy nhiên có một điểm đặc biệt ở chỗ là, Trường Kỳ quen biết nhiều như vậy, nhưng chính tôi lại là người giới thiệu chị Thu Huyền là vợ hiện tại của Trường Kỳ cho anh ấy. Và thật không ngờ Trường Kỳ quen nhiều bạn gái trước đó, nhưng khi gặp được Thu Huyền, là một cô gái rất hiền lành, hiền nhất trong số các cô gái mà anh quen biêt thì Kỳ đã quyết định lập gia đình với Thu Huyền. Đúng là duyên số. Phải nói, kể từ khi thành hôn với Thu Huyền rồi thì ai cũng thấy anh Trường Kỳ là một người chồng hiền lành, chung thủy và là một người cha gương mẫu.

Riêng anh Tùng Giang của tôi, thì dù đã có gia đình và đã có mấy đứa con, nhưng anh luôn có bạn gái. Anh bắt tôi phải “cover” rất nhiều lần với những người con gái anh quen…tức là với những người bạn gái của anh. Thậm chí có khi tôi phải nói dối vợ con anh, nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ tôi cảm thấy mình cũng có tội thật. Thế nhưng mà… đôi khi tâm sự với chị Yến Trang, là vợ anh Tùng Giang, thì chị ấy cũng rất hiểu cho tôi. Chị bảo là: “Yến Trang cũng thông cảm với anh, anh là bạn mà, đâu phải lỗi của anh đâu”! Như tôi vừa kể với cô LC là trong tang lễ của Tùng Giang, tôi có phát biểu rằng anh Tùng Giang là người có nhiều tính tốt hơn tính xấu, anh không có tật hút xách, rượu chè hay cờ bạc nhưng lại là một người rất đào hoa. Mà theo “ngôn ngữ” của Tùng Giang, thì đào hoa không phải là cái tội, mà cũng không phải là cái tật, đó chỉ là “cái số” mà thôi.

Sau cùng thì chuyện đó cũng đã thể hiện trong ngày tang lễ của anh Tùng Giang, có sự hiện diện của chị Yến Trang, người vợ đầu cùng đầy đủ con cháu đi bên quan tài, cạnh đó là cô Hiền, người vợ cuối đời của anh, cùng với cậu con Út khoảng 6, 7 tuổi gì đó. Và thấy thấp thoáng là ba người tình cũ của anh đứng sụt sùi ngấn lệ! Tôi cũng cảm thấy buồn cười là vì cả ba người đó đều gọi điện thoại cho tôi, hỏi giờ giấc và nói rằng họ sẽ đến đó và muốn đứng bên cạnh tôi. Một kỷ niệm “bất đắc dĩ” nữa là chính tôi đã làm giấy tờ cho chị Yến Trang và các cháu sang đoàn tụ với anh Tùng Giang ở bên Mỹ. Và sau này, tôi cũng đã giúp anh làm đơn bảo trợ cho người vợ sau cùng sau khi anh ly dị với chị Yến Trang. Nói tóm lại là cái số tôi…cũng khá vất vả về cái tính đào hoa của mấy ông bạn, nhất là hai anh, Tùng Giang và Jo Marcel. Đây là những kỷ niệm không biết là vui hay buồn, nhưng đều là những kỷ niệm đáng nhớ, thôi thì mình hãy cứ giữ thật yên trong tâm khảm! Bây giờ mới có chuyện để kể phải không cô LC?

Hoàng Lan Chi: Vâng, xin cảm ơn ông. Qua những chia sẻ của ông tôi cảm thấy rất là vui. Bởi vì khi nói chuyện với cố ký giả Trường Kỳ thì tôi cũng có hơi bất ngờ khi được biết là anh chỉ có một người vợ duy nhất. Và sau này nhạc sĩ Tùng Giang muốn bảo lãnh người vợ trẻ từ VN qua thì Tùng Giang cũng có kể cho tôi về điều đó.

Bây giờ xin phép cho tôi hỏi một câu hỏi khác. Cũng không biết nói như thế nào đây. Nó như thế này: “Tham gia cùng với Tùng Giang cũng như là Trường Kỳ từ thuở thanh niên. Hai người bạn của ông có một sự nghiệp tương đối cũng khá trong âm nhạc hay trong ngành truyền thông liên quan đến âm nhạc. Đó là tôi muốn ám chỉ Trường Kỳ. Trong khi đó thì ông lại viết nhạc thì không được nhiều như Tùng Giang, viết báo dính tới âm nhạc thì không nhiều như Trường Kỳ nhưng ngược lại thì ông rất nổi tiếng về sự nghiệp MC cũng như là phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực di trú. Vậy ông có thể cho một số chia sẻ những suy nghĩ của ông về vấn đề này.

Nam Lộc: Tôi vẫn thường tâm sự với khán thính giả và bạn bè của tôi rằng, tôi bước vào lĩnh vực văn nghệ nói chung và âm nhạc nói riêng là một sự tình cờ và do lòng yêu chuộng nghệ thuật của mình. Chứ không phải vì tôi là một nhạc sĩ hay là một người có khả năng làm việc trong lĩnh vực này.Vì thế cho nên tất cả những gì tôi có được hiện nay tôi đều xem như là một ân sủng và do sự may mắn. Nhạc lý của tôi rất yếu, không có đủ để hoàn thành một bài hát, do đó mỗi khi viết xong một ca khúc nào rồi thì tôi thường tìm đến những người giỏi nhạc như anh Tùng Giang, anh Huỳnh Anh, anh Hồ Xuân Mai, nhạc sĩ Phạm Duy v..v.. để nhờ hoàn chỉnh và kẻ khung nhạc! Vì vậy cho nên khi được gọi là nhạc sĩ và là tác giả của một số ca khúc thì nó đã quá sức mong đợi của tôi rồi. Dù những bài hát có được đón nhận hay không, được chú ý hay không, thì cũng là niềm sung sướng và hạnh phúc đối với tôi. Thứ nhất, vì mình viết cho mình, cho tâm trạng của mình, hoặc cho những người cùng hoàn cảnh với mình. Chỉ nội điều đó thôi cũng làm thỏa mãn tâm hồn, huống chi còn được khán thính giả ở ngoài nghe và biết đến.

Chuyện thứ hai, là tôi đến với các Trường Kỳ và Tùng Giang vì lòng ái mộ hai người nghệ sĩ này. Tôi tự tìm đến họ, chứ không phải vì một hoàn cảnh nào đó đưa đẩy. Khi tôi gặp được những người mình ái mộ, được họ đón nhận mình và sau đó trở thành bạn thân trong suốt hơn 40 năm trời, tôi nghĩ rằng là tôi là một trong số những người may mắn trong lĩnh vực văn nghệ. Có thể nói rằng tất cả những việc làm như MC hay các hoạt động văn nghệ sau này, đều phát sinh từ mối duyên văn nghệ với Trường Kỳ, Tùng Giang và Jo Marcel. Nếu không có những người đó hoặc không được họ đón nhận thì sẽ không có Nam Lộc MC, Nam Lộc nhạc trẻ, hay Nam Lộc viết nhạc, và trong giới nghệ sĩ sẽ chẳng ai biết tôi là ai cả, có chăng thì chỉ là một người công chức, yêu văn nghệ và thích tham dự vào các sinh hoạt cộng đồng mà thôi.

Không biết tôi trả lời như vậy đã đầy đủ chưa hay là cô LC còn muốn tôi đề cập thêm lĩnh vực nào nữa?

Hoàng Lan Chi: Nếu như hồi nãy tôi bày tỏ là tôi không thỏa mãn câu trả lời của ông đối với những kỷ niệm dành cho Tùng Giang, cũng như Trường Kỳ thời trẻ, vì tôi cảm tưởng như ông muốn giấu không kể những cái vui vui, nghịch ngợm giữa quí vị, nhưng với câu trả lời vừa rồi, cũng xin thành thật thưa là tôi rất thỏa mãn vì thấy ông trả lời rất chân thực về việc ông bước vào trong linh vực âm nhạc và về tình bạn của ông với Trường Kỳ cũng như Tùng Giang. Và ông cũng bày tỏ rất thành thực rằng sự nghiệp MC hiện nay của ông xuất phát từ sự giúp đỡ từ hai người bạn ấy. Trước khi tạm biệt thì xin hỏi ông một câu hỏi chót. Thưa ông là người của công chúng thì được tung hô cũng lắm nhưng bị chê bai cũng nhiều. Và ông ông có một bí quyết gì để có thể đứng vững trước cái ba đào đó. Và người bạn đời của ông đóng vai trò gì trong bí quyết đó của ông?

Nam Lộc: Việc đầu tiên là tôi muốn nhắc lại những điều tôi thường nói với bằng hữu và với gia đình của tôi là: tôi chỉ sợ làm điều sai lầm chứ không sợ ai hiểu lầm. Làm sao mà chúng ta bắt mọi người đều phải hiểu mình được? hoặc phải bỏ thì giờ đi tìm hiểu về mình, vì thế đừng mong sự hoàn toàn hay lúc nào cũng có người thông cảm, và cũng đừng ngạc nhiên khi có người hiểu sai về mình! Cho nên cái quan trọng là mình có làm điều sai lầm hay không! Và đây là một trong những quan niệm tôi luôn áp dụng để làm việc và sống ở đời.

Riêng người bạn đời như cô LC có nhã ý hỏi đến. Tôi cho rằng người bạn đời của mình, cũng là người đàn bà đứng sau lưng mình, đóng một vai trò rất là quan trọng. Hầu hết những việc tôi làm hiện nay, nếu thành công được, phần lớn là nhờ ở sự cổ vũ, hỗ trợ và thông cảm của nhà tôi. Không bao giờ nhà tôi thắc mắc một điều gì cả, cô ấy chỉ dặn dò tôi một điều duy nhất là anh cố gắng, đừng làm điều gì để lại tai tiếng cho gia đình, cho anh, cho vợ con anh. Nhất là chúng ta có hai đưá con gái, còn ngoài ra thì anh cứ làm bất cứ điều gì mà anh cảm thấy yêu thích, thấy cần phải làm, dù công việc đó có mang lại danh lợi, tiển bạc hay không cũng không quan trọng. Điều quan trọng là mình làm đúng theo lương tâm, theo lý tưởng cùng sự thôi thúc của trái tim. Chính những lời chia sẻ đó đã làm cho tôi hoạt động một cách thoải mái hơn, rộng rãi hơn. Và lúc nào tôi cũng nguyện trong lòng rằng sẽ không làm điều gì để cho người bạn đời của mình thất vọng.

Và đây là những sự chia sẻ vội vã của tôi, không biết đã nói được những điều mà cô LC muốn biết hay không?

Hoàng Lan Chi: Tôi cũng thành thật bày tỏ rằng tôi cảm ơn câu trả lời khéo léo của ông. Đó là ông bảo chúng ta sẽ không sợ gì cả khi mình không làm điều gì sai. Sau nữa cũng xin ông chuyển đến phu nhân của ông lời cảm ơn của tôi. Bà rất giản dị chỉ nói rằng anh muốn làm gì thì làm nhưng đừng có gây ra tai tiếng cho gia đình, nhất là khi chúng ta có 2 đứa con gái nữa. Thưa ông Nam Lộc, tôi cũng là một phụ nữ, trên cương vị một phụ nữ thì tôi nghĩ tất cả những người phụ nữ ở địa vị làm vợ luôn luôn mong chờ người người đàn ông của mình đừng có làm điều gì gây ra tai tiếng gì cho gia đình. Vâng, xin cảm ơn ông Nam Lộc về buổi trò chuyện ngày hôm nay. Đó là nội dung nói về nhạc trẻ của thập niên 60 – 70 mà bộ ba quí ông: Tùng Giang – Nam Lộc – Trường Kỳ cũng đã gây sóng gió một thời và một phần cuộc đời của ông. Hy vọng rằng trong tương lai chúng ta sẽ lại có một buổi trò chuyện khác, ông sẽ chia sẻ với quí thính giả về sự nghiệp MC của ông đến như thế nào, có những gì vui buồn, có những gì chông gai, có những gì thuận lợi và những cái kinh nghiệm của ông trong thời gian qua khi làm MC, được không thưa ông.

Nam Lộc: Vâng. Tôi rất là vui, sẵn sàng làm công việc này nếu hoàn cảnh cho phép và có chuyện để nói. Xin cảm ơn cô HLC và cảm ơn quí thính giả đã bỏ thì giờ theo dõi cuộc trò chuyện của anh em chúng tôi, và rất mong sẽ có dịp được tái ngộ.

Hoàng Lan Chi thực hiện

Danh sách các đĩa đơn quốc gia số 1 cho năm 1960

Danh sách trên trang này dành cho tất cả các đĩa đơn quốc gia #1 cho năm 1960 bằng các phương pháp độc quyền. Các kết quả trong biểu đồ này không liên kết với bất kỳ biểu đồ chính hoặc thương mại nào và có thể không phản ánh các biểu đồ được thấy ở nơi khác.

Các đĩa đơn được theo dõi bởi bán hàng quốc tế, phát thanh phát thanh, đề cập truyền thông xã hội, phiếu bầu trang web, vở kịch máy hát tự động và tải xuống kỹ thuật số.

Những bài hát đồng quê hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022


  • Được tải lên trên & nbsp; 02 tháng 7 năm 2019
  • 516 & nbsp; lần chơi
  • 0 bình luận
  • & nbsp; listanauta
  • 185 & nbsp; người theo dõi
  • 60 & nbsp; bài hát
  • Tổng hợp
  • Danh sách phát liên quan

Bài hát quốc gia hàng đầu thập niên 60 & 70. Nhạc nhạc đồng quê hay nhất, âm nhạc dân gian, bluegrass, nhạc rock đồng quê, nhạc pop đồng quê, Americana, miền nam nhạc rock, phương Tây.

Nhạc đồng quê là thể loại âm nhạc phổ biến nhất và sự nổi tiếng của nó bắt nguồn từ các bài hát quốc gia cổ điển như thế này từ những năm 1960 đã mở đường cho các nghệ sĩ hiện tại khác. Các bài hát đồng quê đang chìm đắm ở Americana và kể câu chuyện về những người bình thường, chăm chỉ, uống rượu và những người đau khổ lâu dài giống như nhiều người trong chúng ta. Một số bài hát hay nhất đến từ những năm 1950 và 1970 cũng như vậy. & NBSP;
 

Các bài hát trong danh sách này là từ các nghệ sĩ đồng quê cổ điển hàng đầu như Roger Miller, Johnny Cash, Patsy Cline và Ray Price. Bỏ phiếu cho các bài hát quốc gia vĩ đại nhất thập niên 1960, hoặc thêm một bài hát tạo nên & nbsp; Bạn yêu thích nhạc đồng quê thập niên 60, nếu nó không phải là & nbsp; đã có trong danh sách.

Ảnh:

Dưới đây là 40 bài hát quốc gia nóng bỏng hàng đầu theo thứ tự bảng chữ cái sử dụng Tuần lễ biểu đồ quốc gia Billboard cuối cùng mỗi năm từ năm 1960 đến 1969. Các bảng xếp hạng này được tạo ra bằng cách sử dụng các bài hát quốc gia phổ biến và hay nhất được báo cáo cho các dịch vụ khác nhau như các đài phát thanh quốc gia, các đài phát thanh quốc gia, Truyền phát các dịch vụ kỹ thuật số, tải xuống kỹ thuật số, vv tại Hoa Kỳ. Trong những năm qua, các biểu đồ đã trải qua một loạt các thay đổi tên. Hiện tại, biểu đồ được gọi là bài hát của đất nước nóng. Các tên biểu đồ trước đây bao gồm các mặt của Hot Hot C & W, những người độc thân ở đất nước nóng bỏng, và các bài hát và bài hát của đất nước nóng. Điểm mấu chốt, đây là những bài hát đồng quê hay nhất của thập niên 1960.

Mục lục

1960 1961 1961963196419651966196719681969
1961
1962
1963
1964
1965
1966
1967
1968
1969

1960

Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu năm 1960 là: Wings of a Dove của Ferlin Husky, North to Alaska của Johnny Horton, và tôi nhớ tôi bởi Jim Reeves..

  1. Bài hát quốc gia số một năm 1970 là gì?
  2. Biểu đồ Lịch sử Conway Twitty đứng đầu bảng xếp hạng với "Xin chào Darlin '", được coi là bài hát đặc trưng của anh ấy. Loretta Lynn đạt vị trí số một với "con gái của người khai thác than" tự truyện.
  3. Ai là nghệ sĩ đồng quê nổi tiếng nhất từ ​​năm 1960 đến 1970?
  4. Loretta Lynn, được cho là ngôi sao lớn nhất của nhạc đồng quê trong những năm 1960 và đầu những năm 1970.
  5. Bài hát quốc gia số 1 mọi thời đại là gì?
  6. 1. 'Tôi đi bộ đường dây' của Johnny Cash.
  7. Dưới đây là 40 bài hát quốc gia nóng bỏng hàng đầu theo thứ tự bảng chữ cái sử dụng Tuần lễ biểu đồ quốc gia Billboard cuối cùng mỗi năm từ năm 1960 đến 1969. Các bảng xếp hạng này được tạo ra bằng cách sử dụng các bài hát quốc gia phổ biến và hay nhất được báo cáo cho các dịch vụ khác nhau như các đài phát thanh quốc gia, các đài phát thanh quốc gia, Truyền phát các dịch vụ kỹ thuật số, tải xuống kỹ thuật số, vv tại Hoa Kỳ. Trong những năm qua, các biểu đồ đã trải qua một loạt các thay đổi tên. Hiện tại, biểu đồ được gọi là bài hát của đất nước nóng. Các tên biểu đồ trước đây bao gồm các mặt của Hot Hot C & W, những người độc thân ở đất nước nóng bỏng, và các bài hát và bài hát của đất nước nóng. Điểm mấu chốt, đây là những bài hát đồng quê hay nhất của thập niên 1960.
  8. Mục lục
  9. 1960 1961 1961963196419651966196719681969
  10. Một chàng trai nhỏ được gọi là Joe của Stonewall Jackson
  11. Một thế giới đầy tình yêu của Ray Sanders
  12. Alabam bởi Cowboy Copas
  13. Tôi đang mất bạn bởi Jim Reeves
  14. Bạn có cô đơn tối nay của Elvis Presley với Jordanaires không
  15. Trước khi ngày này kết thúc bởi George Hamilton IV
  16. Xin lỗi (tôi nghĩ rằng tôi đã có một nỗi đau) bởi Buck Owens
  17. Thiên thần sa ngã của Webb Pierce
  18. Quên quá khứ của Faron Young
  19. Ở đây tôi lại say rượu bởi Clyde Beavers
  20. Tôi nhớ tôi bởi Jim Reeves
  21. Tôi nghĩ tôi biết bởi Marion Worth
  22. Tôi ước gì tôi có thể yêu hôm nay bởi Ray Price
  23. Ngày cuối cùng của Floyd Cramer
  24. Yêu em (đáng giá trái tim tan vỡ này) của Bob Gallion
  25. Ngày cuối cùng của tôi (với bạn) bởi Skeeter Davis
  26. Bắc đến Alaska bởi Johnny Horton
  27. Một bước trước quá khứ của tôi bởi Hank Locklin
  28. Polka trên một banjo của Flatt & Scruggs
  29. Gửi cho tôi cái gối mà bạn mơ ước của Browns có Jim Edward Brown

1961

Những giấc mơ ngọt ngào của Don Gibson.

  1. Bản ballad của Wild River by Gene Woods
  2. Mặt trăng đang khóc bởi Allan Riddle
  3. Cửa sổ lên phía trên bởi George Jones
  4. Đi ra ngoài của Bill Anderson
  5. Muốn bạn với tôi tối nay của Jimmy Newman
  6. Wings of a Dove của Ferlin Husky
  7. Bạn có thể chọn một bông hồng vào tháng 12 bởi Ernest
  8. Bạn không muốn tình yêu của tôi bởi Roger Miller
  9. Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu năm 1961 là: Walk On By Leroy Van Dyke, Big Bad John của Jimmy Dean, và Crazy của Patsy Cline.
  10. (Làm thế nào tôi có thể viết trên giấy) Những gì tôi cảm thấy trong trái tim của Jim Reeves
  11. Alligator Man của Jimmy C. Newman
  12. Bất cứ nơi nào có người dân của Lawton Williams
  13. Backtrack của Faron Young
  14. Hãy yên tĩnh của Del Reeves
  15. Big Bad John của Jimmy Dean
  16. Tình yêu lớn, lớn của Wynn Stewart
  17. Crazy by patsy cline
  18. Mất tình yêu của bạn bởi Jim Reeves
  19. Lạc quan bởi Skeeter Davis
  20. Mưa mềm theo giá tia
  21. Năm tháng của George Jones
  22. Tennessee Flat-Top Box của Johnny Cash
  23. Comancheros của Claude King
  24. Người không ngừng nghỉ của Hank Snow
  25. Qua cánh cửa đó của Ernest Tubb
  26. Cho bạn và của bạn (từ tôi và của tôi) của George Hamilton IV
  27. Dưới ảnh hưởng của tình yêu của Buck Owens
  28. Đi bộ qua Leroy Van Dyke
  29. Đi bộ trên đường phố bởi Webb Pierce
  30. Bạn là lý do của Bobby Edwards

1962

Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu năm 1962 là: Don Tiết cho tôi vượt qua Carl Butler & Pearl, tôi đã ở khắp mọi nơi bởi Hank Snow và The Ballad of Jed Knampett của Flatt & Scruggs.

  1. Một cô gái tôi từng biết bởi George Jones
  2. Một ngày khác, một đô la khác của Wynn Stewart
  3. Thời gian tốt hơn một comin của Ray Godfrey
  4. Đám mây đen của leroy van dyke
  5. Thị trấn bò của Webb Pierce
  6. Anh ấy có ý nghĩa như vậy đối với bạn? bởi Eddy Arnold
  7. Don lồng đi gần người Eskimos bởi Ben lạnh
  8. Hãy để tôi vượt qua bởi Carl Butler & Pearl
  9. Xuống sông của Faron Young
  10. Tình yêu mờ nhạt của Leon McAuliffe
  11. Anh ấy đứng thực sự cao bởi del reeves
  12. Xin chào Rắc rối bởi Orville Couch
  13. Tôi nắm lấy cơ hội của Ernest
  14. Tôi sẽ thay đổi mọi thứ của Jim Reeves
  15. Tôi đã ở khắp mọi nơi bởi Hank Snow
  16. Tôi đã rất thích điều này như tôi có thể đứng bên cạnh Porter Wagoner
  17. Kentucky có nghĩa là thiên đường của Green River Boys w/ Glen Campbell
  18. Mama đã hát một bài hát của Bill Anderson
  19. Mary Ann hối hận bởi Burl Ives
  20. Tự hào của Ray Price
  21. Ruby Ann của Marty Robbins
  22. Tay cũ Rose bởi Roy Drusky
  23. Hát một bài hát nhỏ của Heartache của Rose Maddox
  24. T cho Texas của Grandpa Jones
  25. The Ballad of Jed Kẹpt của Flatt & Scruggs
  26. Sự kết thúc của thế giới bởi Skeeter Davis
  27. Sau đó, một giọt nước mắt rơi xuống bởi Earl Scott
  28. Tường đến tường tình yêu của Bob Gallion
  29. Chúng tôi nhớ bạn bởi Kitty Wells
  30. Bạn cho tôi bởi Buck Owens

1963

Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu cho năm 1963 là: Love từ Gonna Live ở đây bởi Buck Owens, chín mươi dặm một giờ (xuống một con phố chết) của Hank Snow, và cảm ơn rất nhiều bởi Ernest Tubb.

  1. Cách nhà Bobby 500 dặm
  2. 8 x 10 bởi Bill Anderson
  3. B.J The D.J. bởi Stonewall Jackson
  4. Trước khi tôi vượt qua bạn bởi Loretta Lynn
  5. Cầu xin bạn bởi Marty Robbins
  6. Gọi tôi là Mr. Brown bởi Skeets McDonald
  7. Giày cao bồi của Dave Dudley
  8. D.J. Trong một ngày của Jimmy C. Newman
  9. Trải qua những chuyển động (sống) của Sonny James
  10. Nếu cửa sau có thể nói chuyện bằng Webb Pierce
  11. Ghen tị với tôi bởi Eddy Arnold
  12. Ngày cuối cùng trong Mỏ của Dave Dudley
  13. Hãy để Lừa mời họ qua bởi George Jones & Melba Montgomery
  14. Tình yêu sẽ sống ở đây bởi Buck Owens
  15. Núi tình yêu của David Houston
  16. Chín mươi dặm một giờ (xuống một con phố ngõ cụt) bởi Hank Snow
  17. Hồ sơ cũ của Margie
  18. Bóc tôi một nanner của roy drusky
  19. Hát một bài hát buồn của Merle Haggard
  20. Nói chuyện trở lại đôi môi run rẩy của Ernest
  21. Cảm ơn rất nhiều bởi Ernest Tubb
  22. Người vĩ đại nhất của Melba Montgomery
  23. Matador của Johnny Cash
  24. Tờ giấy buổi sáng của Billy Walker
  25. Những năm tuyệt vời của Webb Pierce
  26. Tam giác của Carl Smith
  27. Rắc rối trong vòng tay của tôi bởi Johnny & Jonie Mosby
  28. Những gì trong trái tim của chúng tôi của George Jones & Melba Montgomery
  29. Gió hoang dã hoang dã của Stonewall Jackson
  30. Bạn sẽ khiến tôi quay trở lại (vào vòng tay của cô ấy) của Faron Young

1964

Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu năm 1964 là: Một lần một ngày của Connie Smith, vượt qua Brazos tại Waco của Billy Walker, và tôi không quan tâm (miễn là bạn yêu tôi) của Buck Owens.

  1. Một người phụ nữ khác, người đàn ông khác - một người đàn ông khác, người phụ nữ của Faron Young
  2. Vì tôi tin vào bạn bởi Don Gibson
  3. Chug-a-Lug của Roger Miller
  4. Băng qua Brazos tại Waco của Billy Walker
  5. Do-wacka-do của Roger Miller
  6. Don Tiết giận bởi Stonewall Jackson
  7. Cuối cùng bởi Kitty Wells
  8. Bốn cơn gió mạnh của Bobby Bare
  9. Cho tôi 40 mẫu Anh (để xoay vòng điều này) của Willis
  10. Go Cat Go By Norma Jean
  11. Một nửa trong số đó, một nửa trong số đó của Wynn Stewart
  12. Chúc mừng sinh nhật của Loretta Lynn
  13. Anh ấy gọi tôi là em bé của Patsy Cline
  14. Tôi không quan tâm (miễn là bạn yêu tôi) bởi Buck Owens
  15. Tôi đoán tôi đã điên bởi Jim Reeves
  16. Tôi cảm ơn những ngôi sao may mắn của tôi của Eddy Arnold
  17. Tôi đã thắng được quên bạn bởi Jim Reeves
  18. Tôi sẽ đi xuống đu trên Porter Wagoner
  19. Tôi sẽ buộc một người vào tối nay bởi Wilburn Brothers
  20. Nó không phải tôi, em yêu của Johnny Cash
  21. Chỉ giữa hai chúng tôi bởi Merle Haggard
  22. Để lại một trò chơi nhỏ (trong chuỗi tình yêu) của Bob Jennings
  23. Ngày càng ít bởi Charlie Louvin
  24. Cô gái cô đơn của Carl Smith
  25. Tình yêu có vẻ tốt với bạn của David Houston
  26. Điên bởi Dave Dudley
  27. Nhân các nỗi đau của George Jones & Melba Montgomery
  28. Bạn của tôi ở bên phải của Faron Young
  29. Ode to the Little Brown Shack Out By Billy Edd Wheeler
  30. Mỗi ngày một lần bởi Connie Smith
  31. Một trong những ngày này của Marty Robbins
  32. Hãy nói chuyện với trái tim của tôi bởi Ray Price
  33. Bị đẩy vào một góc của Ernest
  34. Ringo của Lorne Greene
  35. Sittin xông trong một quán cà phê tất cả Nite của Warner Mack
  36. Lumberjack của Hal Willis
  37. Cuộc đua được thực hiện bởi George Jones
  38. Ba A.M. bởi Bill Anderson
  39. Xe tải lái xe của George Hamilton IV
  40. Bạn là thế giới duy nhất mà tôi biết bởi Sonny James

1965

Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu năm 1965 là: Buckaroo của Buck Owens và The Buckaroos, khiến thế giới biến mất bởi Eddy Arnold và Giddyup đi bởi Red Sovine.

  1. Một bức ảnh mới của George Morgan
  2. A-11 của Johnny Paycheck
  3. Hoa hồng nhân tạo của Jimmy Newman
  4. Em bé của Wilma Burgess
  5. Trước khi chiếc nhẫn trên ngón tay của bạn chuyển sang màu xanh lá cây bởi Dottie West
  6. Đằng sau nước mắt của Sonny James
  7. Buckaroo của Buck Owens và Buckaroos
  8. Bạn có bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi làm tổn thương tôi bởi Willie Nelson & Ray Price
  9. Anh thay đổi bởi Roger Miller
  10. Hoa trên tường của Statler Brothers
  11. Giddyup đi bởi Red Sovine
  12. Guitar Hank Williams, của Freddie Hart
  13. Rất vui khi được ở bên bạn bởi Johnny Cash
  14. Xin chào Việt Nam của Johnny Wright
  15. Tôi sẽ không thổi ra ánh sáng của Marion Worth
  16. Nếu tôi nói chuyện với anh ấy bởi Connie Smith
  17. Nếu ngôi nhà này có thể nói chuyện của Stonewall Jackson
  18. Nếu bạn muốn một tình yêu của Buck Owens
  19. Nó khác thế giới khác của Wilburn Brothers
  20. Ngôi sao thành phố Kansas của Roger Miller
  21. Bạn nhỏ của Claude King
  22. Livin xông trong một ngôi nhà đầy tình yêu của David Houston
  23. Lovebug bởi George Jones
  24. Làm cho thế giới biến mất bởi Eddy Arnold
  25. Cầu mong con chim thiên đường bay lên mũi của bạn bởi Little Jimmy Dickens
  26. Hơn ngày hôm qua bởi Slim Whitman
  27. Những giấc mơ của tôi của Faron Young
  28. Sittin xông trên một tảng đá (khóc trong một con lạch) của Warner Mack
  29. Đưa tôi bởi George Jones
  30. Nói chuyện với tôi một số ý nghĩa của Bobby Bare
  31. Ngôi nhà mà bạn đã xé rách của Loretta Lynn
  32. Tình yêu đích thực
  33. Xem nơi mà bạn sẽ đi bởi Don Gibson
  34. Bill Carlisle này là thỏa thuận gì
  35. Những gì chúng tôi chiến đấu cho Dave Dudley
  36. Trong khi bạn nhảy múa bởi Marty Robbins
  37. White Lightnin xông Express bởi Roy Drusky
  38. Phụ nữ làm những điều hài hước với tôi bởi del reeves
  39. Viết cho tôi một bức ảnh của George Hamilton IV
  40. Cuối cùng bạn đã nói điều gì đó tốt (khi bạn nói lời tạm biệt) của Charlie Louvin

1966

Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu cho năm 1966 là: Có tất cả mọi thứ của tôi của Jack Greene, một người như tôi của Eddy Arnold, và The Hurtin xông lên khắp Connie Smith.

  1. .
  2. Một người đàn ông lang thang của Jeannie Seely
  3. Một câu chuyện khác của Ernest Tubb
  4. Gấu với tôi lâu hơn một chút bởi Billy Walker
  5. Gọi cô ấy là người yêu của bạn bởi Frank Ifield
  6. Don Tiết về nhà một
  7. Hãy để cho cái nắm tay công đó đánh bạn bởi Norma Jean
  8. Hài hước, quen thuộc, bị lãng quên, cảm xúc của Don Gibson
  9. Bobby Lewis đã được bao lâu rồi
  10. Hula tình yêu của hank snow
  11. Làm tổn thương cô ấy một lần cho tôi bởi Wilburn Brothers
  12. Tôi bị sốt do Bill Anderson
  13. Tôi chưa bao giờ có cái tôi muốn bởi Claude Grey
  14. Nếu cả thế giới dừng lại Lovin, bởi Roy Drusky
  15. Chỉ giữa bạn và tôi theo quốc gia Charley Pride
  16. Màu xanh mù của Wilma Burgess
  17. Thời gian của nhà nghỉ một lần nữa bởi Johnny Paycheck
  18. ÔNG. Tự làm bởi Jean Shepard
  19. ÔNG. Shorty bởi Marty Robbins
  20. Một lần của Ferlin Husky
  21. Mở rộng trái tim của bạn bởi Buck Owens
  22. Phe của chúng tôi bởi Van Trevor
  23. Khuôn mặt buồn bã của Ernie Ashworth
  24. Bảy ngày khóc (làm cho một người yếu đuối) bởi bộ ba Harden
  25. Ai đó như tôi của Eddy Arnold
  26. Đứng bên cạnh tôi bởi Jimmy Dean
  27. Tiểu bang bởi Mel Tillis
  28. Thang ngọt của Nat Stuckey
  29. Đó sẽ là ngày của Statler Brothers
  30. Cái chai làm tôi thất vọng bởi merle haggard
  31. Trò chơi hình tam giác của Bobby Bare
  32. The Hurtin Lừa khắp Connie Smith
  33. Vợ của bữa tiệc của Liz Anderson
  34. Có tất cả mọi thứ của tôi của Jack Greene
  35. Đây phải là đáy của del reeves
  36. Chạm vào trái tim tôi bằng Ray Price
  37. Mật không được thừa nhận của Faron Young
  38. Tôi có thể đi đâu? (Nhưng với cô ấy) của David Houston
  39. Rạp xiếc của Hank Thompson ở đâu
  40. Nơi mà bạn ở lại đêm qua bởi Webb Pierce

1967

Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu cho năm 1967 & NBSP; là: vì yêu bạn bởi Bill Anderson, những gì khóa cửa của Jack Greene, và nó cần những người như bạn (để làm cho những người như tôi) bởi Buck Owens

  1. Một xu tại một thời điểm của del reeves
  2. Một cô gái don lồng phải uống để vui chơi của Wanda Jackson
  3. Anna, tôi đã đưa bạn về nhà bởi Leon Ashley
  4. Bất cứ điều gì rời khỏi thị trấn hôm nay của Dave Dudley
  5. Blue Lonely Winter của Jimmy Newman
  6. Chai, chai của Jim Ed Brown
  7. Đốt một lỗ hổng trong tâm trí tôi của Connie Smith
  8. Vào thời điểm tôi đến Phoenix của Glen Campbell
  9. Chiếc nhẫn của tôi có làm tổn thương ngón tay của bạn bởi quốc gia Charley Pride không
  10. Mọi người phải hát một bài hát của Dallas Frazier
  11. Vì yêu bạn bởi Bill Anderson
  12. Thiên đường giúp cô gái làm việc của Norma Jean
  13. Đây là thiên đường của Eddy Arnold
  14. Tôi không muốn chơi nhà của Tammy Wynette
  15. Tôi nghi ngờ nó bởi Bobby Lewis
  16. Tôi đã nghe thấy một trái tim tan vỡ đêm qua bởi Jim Reeves
  17. Tôi sẽ đưa cô ấy đến một cuộc đấu chó của Charlie
  18. Tôi đã cho thế giới (trở lại yêu thương bạn) bởi Warner Mack
  19. Tôi sẽ yêu bạn nhiều hơn (hơn bạn cần) bởi Jeannie Seely
  20. Tôi là một người đánh của Jimmy Dean
  21. Nếu trái tim tôi có cửa sổ của George Jones
  22. Nó cần những người như bạn (để làm cho những người như tôi) bởi Buck Owens
  23. Juanita Jones của Stu Phillips
  24. Tình yêu ngắt kết thúc bởi Bill Phillips
  25. Tình yêu sẽ xảy ra với tôi bởi Wynn Stewart
  26. Lời hứa, lời hứa của Lynn Anderson
  27. Rosanna, đi hoang dã bởi Johnny Cash
  28. Hát tôi trở về nhà bởi Merle Haggard
  29. Bỏ qua một sợi dây của Henson Cargill
  30. Bản ballad của Waterhole #3 (Mã của phương Tây) của Roger Miller
  31. Hội trường danh vọng đồng quê của Hank Locklin
  32. Điều cuối cùng trong tâm trí tôi của Porter Wagoner và Dolly Parton
  33. Lối thoát duy nhất (là đi bộ qua tôi) của Charlie Louvin
  34. Những ngọn đồi gỗ thông của Bobby Bare
  35. Tupelo Mississippi Flash của Jerry Reed
  36. Điểm yếu ở một người đàn ông của Roy Druskky
  37. Bạn nghĩ tôi là loại gì (bạn nghĩ tôi là gì?) Của Loretta Lynn
  38. Những gì khóa cửa của Jack Greene
  39. Thế giới tuyệt vời của phụ nữ của Faron Young
  40. Bạn có nghĩa là thế giới đối với tôi bởi David Houston

1968

Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu năm 1968 là: Wichita lineman của Glen Campbell, nơi tình yêu được sử dụng bởi David Houston, và Squaw của bạn đang ở trên Warpath của Loretta Lynn.

  1. Một cái búa và móng tay của Jimmy Dean
  2. Tuổi lo lắng của Billy Walker
  3. Lời giận dữ của Stonewall Jackson
  4. Bản ballad bốn mươi đô la của Tom T. Hall
  5. Bản ballad của hai anh em của Autry Inman
  6. Sinh ra để ở bên bạn bởi Sonny James
  7. Mang đến tôi ánh nắng của Willie Nelson
  8. Daddy hát bass của Johnny Cash
  9. Don lồng đánh thức tôi, tôi mơ ước của Warner Mack
  10. Luôn thay đổi tâm trí của Don Gibson
  11. Flattery sẽ đưa bạn đến khắp mọi nơi bởi Lynn Anderson
  12. Tôi rất tự hào về những gì tôi là Merle Haggard
  13. Tôi đi bộ một mình bởi Marty Robbins
  14. Tôi muốn một của Jack Reno
  15. Tôi đã ở với Red Foley (đêm anh ấy qua đời) bởi Luke The Drifter, Jr
  16. Tôi đã đưa bạn vào tâm trí của tôi một lần nữa bởi Buck Owens
  17. Trong những ngày xưa tốt đẹp (khi thời gian xấu) của Dolly Parton
  18. Hãy để các con chip rơi xuống bởi Charley Pride
  19. Mũi tên nhỏ của Leapy Lee
  20. Con trai tôi của Jan Howard
  21. Yên nhựa của nat stuckey
  22. Xin hãy để tôi chứng minh (tình yêu của tôi dành cho bạn) bởi Dave Dudley
  23. Tối thứ bảy bởi Webb Pierce
  24. Cô ấy đeo chiếc nhẫn của tôi theo giá Ray
  25. Smoky The Bar của Hank Thompson
  26. Đứng bởi người đàn ông của bạn bởi Tammy Wynette
  27. Vụ tai nạn của Hạt Carroll bởi Porter Wagoner
  28. Cô gái rất có thể của Jeannie C. Riley
  29. Thị trấn làm tan nát trái tim tôi bởi bobby trần
  30. Họ không làm cho tình yêu như họ đã từng sử dụng bởi Eddy Arnold
  31. Ba gói sáu gói, hai cánh tay và một hộp máy hát của Johnny Sea
  32. Vance của Roger Miller
  33. Những thứ đó là gì (với đôi cánh đen lớn) của Charlie Louvin
  34. Khi cỏ mọc trên tôi bởi George Jones
  35. Khi bạn ra đi bởi Jim Reeves
  36. Nơi tình yêu từng sống bởi David Houston
  37. Lineman của Wichita bởi Glen Campbell
  38. Người phụ nữ không có tình yêu của Johnny Darrell
  39. Squaw của bạn là trên Warpath của Loretta Lynn
  40. Tình yêu của bạn bởi waylon jennings

1969

Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu năm 1969 là: (Tôi rất) sợ mất bạn một lần nữa bởi Charley Pride, em yêu (tôi biết bạn là một phụ nữ) của David Houston, và nếu tất cả đều giống nhau Bạn bởi Bill Anderson.

  1. (Tôi là vì vậy) sợ mất bạn một lần nữa bởi Charley Pride
  2. Một tuần trong một nhà tù quốc gia của Tom T. Hall
  3. Một thế giới được gọi là bạn của David Rogers
  4. April Fool Fool By Ray Price
  5. Em yêu, em yêu (anh biết bạn là một phụ nữ) của David Houston
  6. Trở lại vòng tay của tình yêu của Jack Greene
  7. Lớn ở Vegas của Buck Owens và Buckaroos
  8. Phồng rộp/Xem Ruby Fall của Johnny Cash
  9. Người đàn ông đẹp trai mắt nâu bởi Waylon Jennings
  10. Camelia của Marty Robbins
  11. Carolina trong tâm trí tôi của George Hamilton IV
  12. Xuống trong boondocks của Freddy Weller
  13. Xuống trong Boondocks của Penny Dehaven
  14. Mỗi bước trên con đường của Ferlin Husky
  15. Bạn, người yêu, phụ nữ, vợ của Claude King
  16. Ginger rất nhẹ nhàng và chờ đợi tôi/uống các chàng trai, uống bởi Jim Ed Brown
  17. Chúa ban phước cho nước Mỹ một lần nữa bởi bobby trần
  18. Anh ấy vẫn yêu tôi bởi Lynn Anderson
  19. Tôi rơi xuống từng mảnh bởi Diana Trask
  20. Nếu nó giống nhau với bạn bởi Bill Anderson
  21. Chỉ là người mà tôi từng biết bởi Porter Wagoner và Dolly Parton
  22. Cậu bé buồn bã bởi Bill Phillips
  23. Lodi của Buddy Alan
  24. Yêu Ain không bao giờ sẽ không tốt hơn bởi Webb Pierce
  25. Không ai ngu ngốc/Tại sao tôi yêu bạn (giai điệu của tình yêu) của Jim Reeves
  26. Okie từ Muskogee của Merle Haggard và những người lạ
  27. Một phút vừa qua vĩnh cửu của Jerry Lee Lewis
  28. Cô gái cầu vồng của Bobby Lord
  29. Phải hoặc bên trái tại Oak Street của Roy Clark
  30. Cô ấy thậm chí đánh thức tôi để nói lời tạm biệt của Jerry Lee Lewis
  31. Cô ấy của tôi/không có tin vui là tin tốt của George Jones
  32. Sáu con ngựa trắng của Tommy Cash
  33. Có một câu chuyện (Goin xông ‘Round) của Dottie West
  34. Suy nghĩ ‘Bout You, Babe của Billy Walker
  35. Hãy thử một chút lòng tốt của Glen Campbell
  36. Khi bạn nóng bỏng, bạn nóng bỏng bởi Porter Wagoner
  37. Cánh trên sừng của bạn bởi Loretta Lynn
  38. Ước gì tôi không phải nhớ bạn bởi Jack Greene
  39. Bạn và tình yêu ngọt ngào của bạn của Connie Smith
  40. Thời gian của bạn, Comin Comin của Faron Young

Thêm nội dung 60S

Bài hát đồng quê được chơi nhiều nhất vào năm 1960 là gì?

Theo Billboard, 3 bài hát hàng đầu năm 1960 là: Wings of a Dove của Ferlin Husky, North to Alaska của Johnny Horton, và tôi nhớ tôi bởi Jim Reeves.Wings Of A Dove by Ferlin Husky, North To Alaska by Johnny Horton,and I Missed Me by Jim Reeves.

Bài hát quốc gia số một năm 1970 là gì?

Biểu đồ Lịch sử Conway Twitty đứng đầu bảng xếp hạng với "Xin chào Darlin '", được coi là bài hát đặc trưng của anh ấy.Loretta Lynn đạt vị trí số một với "con gái của người khai thác than" tự truyện.Hello Darlin'", which came to be regarded as his signature song. Loretta Lynn reached number one with the autobiographical "Coal Miner's Daughter".

Ai là nghệ sĩ đồng quê nổi tiếng nhất từ năm 1960 đến 1970?

Loretta Lynn, được cho là ngôi sao lớn nhất của nhạc đồng quê trong những năm 1960 và đầu những năm 1970., arguably country music's biggest star in the 1960s and early 1970s.

Bài hát quốc gia số 1 mọi thời đại là gì?

1. 'Tôi đi bộ đường dây' của Johnny Cash.I Walk the Line' by Johnny Cash.