Nhà nước Văn Lang đã ra đời vào thời gian nào đóng đô ở đâu

Lịch sử ra đời và phát triển của nhà nước Văn Lang là cội nguồn, tiền đề cho sự hình thành quốc gia Việt Nam sau này. Nhà nước gắn liền với niềm tự hào, thành tựu cùng biết bao nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Cho đến ngày nay, những di sản do nhà nước Văn Lang để lại vẫn mang nhiều ý nghĩa với dân tộc. Vậy nhà nước Văn Lang ra đời cách đây bao nhiêu năm và thời kỳ này có gì đặc biệt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau!

Những điều có thể bạn chưa biết về nhà nước Văn Lang

Lịch sử ra đời nhà nước Văn Lang

Xã hội từ thời Đông Sơn có sự phân biệt về mức độ giàu nghèo. Sau đó các công xã thị tộc tan rã và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ lần lượt ra đời. Nền kinh tế – xã hội lúc bây giờ chủ yếu tập trung vào các hoạt động tự cung, tự cấp, xoay quanh lĩnh vực nông nghiệp. Dần dần, hàng loạt kẻ thù xung quanh lăm le xâm chiếm, họ đã đặt ra vấn đề phải có nhà nước để cùng nhau đoàn kết đánh giặc. Đây chính là yếu tố dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang Âu Lạc.

Nhà nước Văn Lang ra đời từ khi nào?

Nước văn lang ra đời vào thời gian nào? Theo Đại Việt sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên: Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông, sinh ra Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương, Lộc Tục lấy con gái Long Vương hồ Động Đình, sinh ra Lạc Long Quân [theo truyền thuyết Lạc Long Quân là cháu 5 đời của Thần [Nông] vào khoảng thế kỷ VII-VI TCN [Trước Công Nguyên] ở giai đoạn Đông Sơn. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ làm vợ sau đó sinh ra một trăm người con. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ đưa 50 người con xuống biển và 50 con lên rừng. 50 người con theo mẹ Âu Cơ lập nghiệp và sinh sống trên đất Phong Châu. Người con cả được tôn lên làm vua và truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên được ra đời từ đó.

Người con cả trở thành Hùng Vương đời thứ nhất và bắt đầu thời đại Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc [Việt Trì, Phú Thọ]. Vua Hùng chia nước thành 15 bộ, tiếp nối truyền thống cha truyền con nối.

Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN

Trả lời cho câu hỏi: Nước Văn Lang ra đời cách đây bao nhiêu năm? Theo truyền thuyết ghi chép lại, Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán. Từ đây dân gian coi nước Văn Lang thời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến.

Nguồn gốc tên gọi Văn Lang có từ tiếng Việt cổ Blang hay Klang. Tổ tiên của người Mường là hai con chim Ay và Ua. Vùng đất Mê Linh được bắt nguồn từ một loài chim Mling. Còn vùng đất Bạch Hạc [con chim trắng] phù hợp với bức họa chim cao trắng và nhảy múa trên cánh trống đồng.

Thời kỳ nhà nước Văn Lang đạt được những thành tựu gì?

Trong suốt thời kỳ lịch sử dựng nước Văn Lang, đây là giai đoạn phát triển rực rỡ, nhà nước Văn Lang đã đạt được nhiều thành tựu.

  • Về nông nghiệp: Nhà nước Văn Lang có nền nông nghiệp phát triển. Cư dân Văn Lang biết trồng lúa nước và sử dụng các công cụ cày, cuốc, mai,… để phục vụ hoạt động sản xuất. Thời văn Lang, người dân đã sử dụng thóc gạo để làm thành các món ăn: bánh, cơm lam. Hơn nữa, họ cũng biết dùng các gia vị ngày nay: nước mắm, men rượu,…
  • Về văn hóa: Người dân thời kỳ Văn Lang có phong tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. Vỏ cây được sử dụng làm áo mặc cho phụ nữ còn đàn ông có truyền thống đóng khố. Đồng thời con người thời kỳ này rất thích đeo đồ trang sức. Họ biết dùng các dụng cụ xe sợi bằng đất nung. Để bảo vệ mình, người dân nơi đây còn biết cách vác gậy để đuổi thú dữ.
Nét đặc trưng văn hóa trang phục thời Văn Lang
  • Về tín ngưỡng: Họ rất sùng bái tự nhiên. Vì vậy, họ thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi,… Mọi người dân đều có mong muốn về cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu,… Ngoài ra, các tín ngưỡng về thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng đã có công dựng nước cũng bắt nguồn từ đây.
  • Đồ đồng cũng rất phát triển trong thời kỳ Văn Lang. Giai đoạn phát triển thịnh vượng của văn hóa Đông Sơn là ở thời đại Hùng Vương. Trống đồng Đông Sơn đem lại dấu ấn cho một nền nghệ thuật đặc sắc với các mặt trống được chạm khắc tinh xảo, đẹp mắt.

Nước Văn Lang ra đời cách đây bao nhiêu năm dựa trên các nghiên cứu ngày nay?

Theo truyền thuyết, vua Hùng dựng nước cách đây 4000 năm. Nhưng trong cuốn Đại Việt sử ký Toàn thư, Kinh Dương Vương bắt đầu dựng nước vào năm 2879 trước Công Nguyên [TCN], tính đến nay [2019] thì đã có đến 4898 năm. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tính toán của người xưa, không phải một niên đại chính xác. Việt sử lược thời Trần ghi lại : “Đến đời Trang Vương nhà Chu [698-682 TCN], ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang… Truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”.

Những di tích thời văn hóa Đông Sơn một phần trả lời câu hỏi “nước Văn Lang ra đời cách đây bao nhiêu năm”

Các nhà khoa học đã chứng minh nhà nước ta chỉ ra đời ở thời kỳ văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2700-2500 năm, không thể đẩy lên trước Đông Sơn được [vì xã hội thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun chưa vượt ra khỏi loại hình xã hội nguyên thủy].

Những di tích, dấu ấn mà nhà nước Văn Lang để lại trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Chúng vẫn còn được lưu truyền và phát huy trong nhiều hoạt động của đời sống ngày nay. Một lần nữa tìm hiểu về nước Văn Lang ra đời cách đây bao nhiêu năm, chúng ta sẽ yêu thêm lịch sử hào hùng của dân tộc.

Tags: nha nước Văn Langsự ra đời của nhà nước Văn Lang

Văn Lang thành lập vào khoảng thời gian nào? Kinh đô ở đâu

1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

- Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. 

+ Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì [Hà Nội] đến Việt Trì [Phú Thọ], là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó.

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh [Phú Thọ] có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưmg là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc [Phú Thọ].

- Nhà nước Văn Lang ra đời:

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt.

+Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.

- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Video phỏng dựng về Tổ chức nhà nước Văn Lang:

2. Sự ra đời nhà nước Âu Lạc

 - Bối cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc: Cuối thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh Xuống phía nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử ra "nguời tuấn kiệt" là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên làm vua, xưng gọi là An Dương Vuơng, lập ra nuớc Âu Lạc [năm 208 TCN].

Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức rồi so với nhà nước Văn Lang.

- Kinh đô Âu Lạc đã chuyển từ miền trung du Phong Châu xuống vùng đồng bằng ở Cổ Loa [Đông Anh, Hà Nội ngày nay].

Video phỏng dựng về sự ra đời của nhà nước Âu Lạc

Điểm giống và khác của nhà nước Âu Lạc với Nhà nước Văn Lang: 

* Giống nhau:

- Có tổ chức từ trên xuống dưới

- Đơn vị hành chính: lấy làng, chạ làm cơ sở

- Vua có quyền quyết định tối cao, giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu, Lạc tướng.

* Khác nhau:

- Nhà nước  Âu Lạc: mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố]; quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, sự phân biệt tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn - Nhà nước Văn Lang: chưa có quân đội, chưa có pháp luật, Vua Hùng quyền lực không tập trung nhiều hơn An Dương Vương.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

a. Đời sống vật chất

Cư dân Việt đã biết đến nền “nông nghiệp dùng cày” và sớm lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính. Ngoài ra, họ còn trồng các loại cây hoa màu và trồng dâu, nuôi tằm.

- Nghề luyện kim của người Việt cổ dần được chuyên môn hóa. Kĩ thuật đúc đồng phát triển với những hiện vật tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh, bắt đầu biết rèn sắt.

- Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, gỗ. Thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá,…

b.Đời sống tinh thần

- Tín ngưỡng: có tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần tự nhiên như sông, núi, Mặt Trời,…

- Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,… Các lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên.

- Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc.

ND chính

ND chính:

- Những nét khái quát về sự ra đời, tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Sơ đồ tư duy Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc

loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề