Gia lai có bao nhiêu tuyến quốc lộ

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

TỈNH GIA LAI
06/05/2009

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Tỉnh Gia Lai nằm ở toạ độ địa lý 12058'20" - 14036'36" vĩ độ Bắc, 107027'23"-108054'40" kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.450 km. Là một trong 4 tỉnh Tây nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum; phía Nam giáp tỉnh Ðăk Lăk; phía Tây giáp Vương quốc Cămpuchia, chiều dài của biên giới là 90 km; phía Ðông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh và tỉnh Phú Yên. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 15.495,7 km2, chiếm 4,71% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 14, quốc lộ 19 và quốc lộ 25; sân bay Pleiku nối Gia Lai với Ðà Nẵng ra Hà Nội và đi Thành phố Hồ Chí Minh. Gia Lai không có hệ thống đường sắt và đường biển. Hệ thống sông ngòi của Gia Lai chảy theo hai hướng ra biển Ðông. Sông Ba nằm dài trên sườn Tây dẫy Trường Sơn, lưu vực 13.000km 2, là con sông dài thứ 2 ở Tây Nguyên [dài 304 km], bắt nguồn từ núi Ngọc Rô chảy qua các vùng địa hình phức tạp của tỉnh chảy về biển Ðông [khu vực Phú Yên]. Sông Sê San bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh, lưu vực 11.450 km 2, chiều dài của sông là 230 km chảy qua biên giới đổ vào sông Mê Kông.

Ðịa hình: Vùng núi chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, mang kiểu phân cắt mạch như dãy An Khê, Ngọc Linh, Chư Dù, có diện tích là 6.909 km2, có đỉnh cao nhất cao trên 2.023 m. Vùng cao nguyên có diện tích 5.800 km2: Cao nguyên Kon Hà Nừng có diện tích 1.250 km2, kiểu đất bazan cổ với nền đất chính là feralít nâu đỏ, độ cao trung bình 700 đến 800 m. Cao nguyên Pleiku có diện tích 4.550 km2 nền đất đồng nhất là đá đỏ bazan dạng vòm bất đối xứng. Vùng trung du và đồng bằng chiếm 3/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Vùng trũng gồm vùng An Khê và vùng Cheo Reo, Phú Túc có diện tích 2.786 km2, đất trong vùng gồm 2 nhóm vàng xám trên đá Mắc ma axít và phù xa có độ cao trung bình 200 đến 300 m. Ðiểm cao nhất 2.023 m; điểm thấp nhất 200m; độ cao trung bình là 500m so với mặt nước biển.

Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mùa đông khô và ít lạnh, mùa hè ẩm và mát dịu với biên độ nhiệt ngày và đêm khoảng 10 0C. Lượng mưa trunh bình hàng năm là 2.200 mm, do tác động của gió mùa và địa hình mà Gia Lai hình thành 4 tiểu vùng khí hậu: Vùng sâu lục địa thấp nghiêng dần về phía Tây- Tây Nam, lượng mưa cao nhất khoảng 2.400 mm. Vùng sườn Cao Nguyên chạy dọc theo quốc lộ 14, khí hậu ôn đới mát mẻ, lượng mưa khoảng 2.200 mm. Vùng trũng Cheo Reo- Phú Túc, khí hậu nóng, lượng mưa thấp, khoảng 1.200- 1.600 mm. Vùng núi cao tiếp giáp giữa vùng Tây nguyên và vùng Duyên hải Trung Trung bộ, vùng này mùa mưa thường muộn hơn các nơi khác. Những hiện tượng thời tiết đáng chú ý của Gia Lai là hạn thường xẩy ra vào cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau; gió Tây khô nóng thời kỳ đầu của mùa hạ, nhiệt độ có thể trên 350C, độ ẩm thấp nhất dưới 50%, sương giá hàng năm có khoảng 4- 5 ngày; sương mù có nhiều hàng năm [gần 100 ngày], dông và mưa đá cũng thường xẩy ra nhất là vào tháng 5 [đầu mùa mưa]. Bão không đổ bộ vào Gia Lai nhưng chịu ảnh hưởng mưa lớn trên phạm vi diện rộng, dễ phát sinh lũ và lũ quét.

2. Dân số - Dân tộc

Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Gia Lai có 1.004.481 người, với mật độ trung bình là 63,8 người/km 2. Trong đó, lao động xã hội toàn tỉnh là 531.375 người, chiếm 52,9% dân số. Trong đó: Nữ 263.225 người; lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 431.040 chiếm 81,64% tổng số lao động.

Trên địa bàn tỉnh có 35 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 557.282 người, chiếm 56,3%; dân tộc Gia Rai là 305.362 người, chiếm 29,68%; dân tộc Ba Na có 124.423 người, chiếm 12,1%; dân tộc Xơ Ðăng có 593 người, chiếm 0,06%; dân tộc Mường có 3.071 người, chiếm 0,3%; các dân tộc khác chiếm 2 %.

Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả các huyện, thị, thành phố với tỷ lệ người biết chữ chiếm trên 75%.

3. Tài nguyên thiên nhiên

3.1. Tài nguyên đất

Tỉnh Gia Lai có 1.549.571 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 375.536 ha, chiếm 24,23%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 750.819 ha, chiếm 48,45%; diện tích đất chuyên dùng là 51.746 ha, chiếm 3,33%; diện tích đất ở là 9.906 ha, chiếm 0,63%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 361.564 ha, chiếm 23,33%.

Trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 192.815 ha, chiếm 51,34%, riêng đất lúa chiếm 36 % gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 144.760 ha, chiếm 38,54%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 107 ha.

Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 314.609 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 306 ha.

3.2. Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2002, tỉnh Gia Lai có 829.726 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 54%. Trong đó: Rừng tự nhiên là 728.372 ha, rừng trồng là 24.329 ha. Rừng của Gia Lai chủ yếu là đất đỏ bazan màu mỡ, tài nguyên rừng phong phú, có nhiều loại gỗ quý hiếm, động vật và lâm thổ sản khác.

3.3. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản có 298 mỏ quặng, với 42 loại khác nhau:

+ Kim loại đen: Crôm dạng vàng phân tán, crôm từ Pleiku- Chư Sê- Buôn Hồ.

+ Kim loại mầu: Niken- côban ăn khít với vàng phân tán crômít, thiếc ở trong các bãi bồ ven suối, acen ở đèo Mang Yang, bôxit laterit ở dải Kom Plong- Ka Nát- Kon - Hà Nừng.

+ Kim loại quý hiếm: Vàng phân bố chủ yếu ở nhánh suối thuộc thượng nguồn sông Ba và hàm lượng vàng từ 4 đến 16 hạt/dm 3.

+ Vonframít, phân bố theo vàng phân tán Pleiku - Phú Nhơn - Buôn Hồ.

+ Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng: Ðá cacboníc ở Chư Sê, Plei Rinh, Thác Yaly dùng làm gạch chịu lửa, vôi tôi, đồ mỹ nghệ; sét ở Chư Sê - Phú Túc, các đá ngọc [ôpal, saphia, ruby, zinicon... có ở Nghĩa An, Chư Sê, Biển Hồ, Cheo Reo, cát xây dựng có quy mô trung bình và nhỏ.

3.4. Tài nguyên du lịch

Gia Lai có nét đặc thù riêng là các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, có nhiều động thực vật quý hiếm tập trung ở Kon Kin, Hồ Kbang, nhiều thác nước, hồ và cảnh quan thiên nhiên như: Yaly, Sung Quang, Phú Cường, Biển Hồ, Suối đá trắng [Ayunpa]. Một nền văn hoá dân tộc đặc sắc của dân tộc Gia Rai- Ba Na: Ðiệu múa trường ca, nhạc cụ, nhạc rông, tượng nhà mồ, tạo nên lễ hội đặc sắc cùng cảnh quan, di tích văn hoá, di tích lịch sử với Tây Sơn Thượng Ðạo, nơi Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ thu nạp quân sỹ phất cờ khởi nghĩa; đèo An Khê, làng Stơ quê hương của anh hùng Núp, lãnh đạo các buôn làng đánh Pháp lừng lẫy một thời. Với lý do như vây tỉnh Gia Lai đề ra các chương trình xây dựng và phát triển như sau:

1. Nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh, Biển Hồ, thác Yaly, Nhà mồ làng Plei Mơ Rông.

2. Làng voi Nhơn Hoà [Chư Sê], Hồ Ayun hạ.

3. Làng Plei Ơi - Chư A Thai- Suối đá trắng [Ayunpa].

4. Núi Hàm Rồng- Hồ Ya Bang- Bầu Cạn- Plei Me- Làng Boa.

5. Tây Sơn thượng đạo- núi đá chẻ [An Khê].

6. Thị trấn Dân Chủ- rừng Kon Chrang.

7. Lễ hội dân gian.

4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 6.050 km đường giao thông, trong đó: Ðường do trung ương quản lý dài 279 km, chiếm 4,61%; đường do tỉnh quản lý dài 703 km, chiếm 11,62%; đường do huyện quản lý dài 1.213 km, chiếm 20,05%; đường do xã quản lý dài 3.859 km, chiếm 63,72%. Chất lượng: Ðường nhựa chiếm 9,37%, đường cấp phối đá dăm chiếm 7,09%, còn lại là đường đất.

Trong tổng số 175 xã phường: Số phường xã có đường nhựa đến trung tâm là 72; số xã có đường đá cấp phối đến trung tâm xã là 41; số xã có đường đất đến trung tâm xã là 57; số xã chưa có đường đến trung tâm xã là 5.

4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm ở tỉnh, 11 bưu cục quận huyện; 26 bưu cục khu vực. Tổng số máy điện thoại là 27.176 cái. Trong đó di động có 1.219 cái, máy Fax có 192 cái. Hiện có 140/175 xã phường có điện thoại.

4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Toàn tỉnh có 100% số huyện lỵ có điện lưới quốc gia, 145/175 xã phường có điện hoà mạng.

4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Ở thành phố, thị trấn có nhà máy nước cung cấp 1.388.000 m3/năm; ở nông thôn chủ yếu là dùng nước giếng, được sự giúp đỡ của tổ chức UNICEF với sự đầu tư của Nhà nước của các Chương trình lồng ghép khác việc dùng nước sạch trong sinh hoạt có nhiều tiến bộ và phát triển: Hệ thống nước tự chảy, giếng bê tông, bể chứa nước, bể lọc.... kết quả đến nay ở Gia Lai, theo đánh giá tiêu chí mới [5 hộ/nguồn cung cấp] thì dân nông thôn được hưởng nước sạch là 34%, phấn đấu đến 2005 có 45% hộ được dùng nước sạch.

5. Kinh tế - Xã hội năm 2002

Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5%.

Cơ cấu kinh tế các ngành:

+ Nông lâm nghiệp: 57,76%.

+ Công nghiệp - XDCB: 17,89%.

+ Thương mại - Dịch vụ: 24,35%.

Thu nhập bình quân đầu người: 2,937 triệu đồng.

II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

1. Kết quả phân định 3 khu vực

Huyện An Khê:

- Khu vực I [VC]: Thị trấn An Khê.

- Khu vực II [VC]: Xã Hà Tam, Phú An, Song An, Tú An, Cửu An, Thành An, Cư An, Tân An.

- Khu vực III [VC]: Xã An Thành, Yang Bắc, Ia Hội.

Huyện Ayun Pa:

- Khu vực I [VC]: Xã Ia Pia, Ia Sol, Ia Hiao, Chư Athai, thị trấn Ayun Pa.

- Khu vực II [VC]: Xã Ia Mâ Rơn, Ia Trốc, Yen, Ia Rtô, Chư Mố, Ia R Bol.

- Khu vực III [VC]: Xã Pờ Tó, Ia Tun, Chư Răng.

Huyện Chư Sê:

- Khu vực I [VC]: Thị trấn Chư Sê.

- Khu vực II [VC]: Xã Ia Blang, Ia H'rú, Nhơn Hoà, Iale, Ia Tiêm, Bờ Ngoong, Al Bá, Ia Glai, Ia H'lốp, Yun.

- Khu vực III [VC]: Xã Ayun, H'Bông, Ia Ko.

Huyện Chư Prông:

- Khu vực I [VC]: Xã Bình Giáo, Thăng Hưng, thị trấn Chư Prông.

- Khu vực II [VC]: Xã Ia Phìn, Ia Băng, Ia Boòng, Ia Pia, ,Ia Tốc, Ia Me, Ia Vê.

- Khu vực III [VC]: Xã Ia Puk, Ia O, Ia Mơ, Ia Lâu.

Huyện Chư Pảh:

- Khu vực I [VC]: Xã Ia Der, Nghĩa Hoà, Hoà Phú, thị trấn Chư Pảh.

- Khu vực II [VC]: Xã Ia Khươi, Ia Phí, Ia Mơ Nông, Ia Sao, Ia H'rung, Ia Ka, Ia Kênh, Ia Grai.

- Khu vực III [VC]: Xã Ia Pếch, Ia O, Ia Krai, Ia Chia.

Huyện Ðức Cơ:

- Khu vực I [VC]: Thị trấn Chư Ty.

- Khu vực II [VC]: Xã Ia Kriêng, Ia Kla, Ia Din.

- Khu vực III [VC]: Xã Ia Dom, Ia Nan, Ia Pnon, Ia Ðơk, Ia Krêl, Ia Lang.

Huyện K'Bang:

- Khu vực I [VC]: Thị trấn K'Bang.

- Khu vực II [VC]: Xã Sơn Lang, Nghĩa An, Tờ Tung, Ðăk H'lơ.

- Khu vực III [VC]: Kon Pờ Ne, Ðăk Roong, Sơ Pai, Kroong, Lơ Ku, xã Ðông, Kon Bla, Kon Lơng Khơng.

Huyện Kon Ch'ro:

- Khu vực I [VC]: Thị trấn Kon Ch'ro.

- Khu vực II [VC]: Xã Yang Trung, Ya Ma, Chơ Yang, Kon Yang.

- Khu vực III [VC]: Xã Ðăk Tờ Pang, Yang Nam, Sơ Ró, Ch'rei, Ðăk Sông, An Trung.

Huyện Krông Pa:

- Khu vực I [VC]: Thị trấn Phúc Túc.

- Khu vực II [VC]: Xã Phú Cần, Chư Gu, Chư Ngọc, Ia Xiơm, Chư Kăm.

- Khu vực III [VC]: Xã Ðăk Bằng, A Mlá, KRông Năng, Ia Rmoe, Ia DRé, Ia RSai, Chư DRăng, xã Ua.

Huyện Mang Yang:

- Khu vực I [VC]: Xã H'neng, Tân Bình, Kon Dờng, Ia Băng, Ia Pết, Glar, Nam Yang, thị trấn Mang Yang.

- Khu vực II [VC]: Xã AYun, Kdang, Hà Ra, A Dơk, Hà Bầu, Hải Yang.

- Khu vực III [VC]: Xã Hà Tây, Hà Ðông, Ðăk Ðoa, Kon Gang, Trang, Lơ Pang, Kon Thuọp, Kon Chiêng, Ðăk Trôi, Ðê Ar.

Thị xã Plei Ku:

- Khu vực I [VC]: Xã Biển Hồ, Trà Bá, An Phú, Trà Đa, Diên Phú, Chư Jôr, xã Gào, Chư Á, phường Diên Hồng, phường Hội Thương, phường Hoa Lư, phường Thống Nhất, phường Hội Phú, phường Yên Ðỗ.

2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135

- Huyện Kong Ch'ro: Xã ÐBKK: Ðăk Tơ Pang, Yang Nam, Sơ Ró, Ch'rêi, Ðăk Song, An Trung, Chư Long, Ya Ma, Yang Trung.

- Huyện Krông Pa: Xã ÐBKK: Ðăk Bằng, A Mlah, Krông Năng, Ia Rmok, Ia DReh, Ia RSai, Chư Drăng, Ua, Chư RCăm, Chư Ngọc, Chư Gu.

- Huyện An Khê: Xã ÐBKK: An Thành, Yang Bắc, Ia Hội, Tú An.

- Huyện Ayun Pa: Xã ÐBKK: Pờ Tó, Ia Tul, Chư Rang, Ia Broái, Kim Tân, Ia KÐam, Chư Mố.

- Huyện Chư Sê: Xã ÐBKK: Ayun, H?Bông, Ia Ko, Ia Lbá, B'Ngoong.

- Huyện Chư Prông: Xã ÐBKK: Ia Puk, Ia O, Ia Muer, Ia Lâu, Ia Vê, Ia Pảh.

- Huyện Chư Pảh: Xã ÐBKK: Hà Tây, Ðăk Tờ Ve, Chư Ðăng Ya.

- Huyện Za Grai: Xã ÐBKK: Ia O, Ia Chia, Ia Pếch, Ia Krái, Ia Khai.

- Huyện Ðức Cơ: Xã ÐBKK: Ia Dom, Ia Nan, Ia Pnôn, Ia Ðơk, Ia Krêl, Ia Lang, Ia Kriêng, Ia Din.

- Huyện K'Bang: Xã ÐBKK: Kon PNe, Ðăk Roong, Sơ Pai, Kroong, Lơ Ku, Ðông, Kon Bla, Kon Lơng Khơng, Tơ Tung, Sơn Lang.

- Huyện Mang Yang: Xã ÐBKK: Lơ Pang, Kon Thuọp, Kon Chiêng, Ðăk Trôi, Ðê Ar.

- Huyện Ðăk Ðoa: Xã ÐBKK: Hải Yang, Hà Ðông, Ðăk Sơmei, Kon Gang, Trang.

3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo

a. Tình hình tôn giáo: Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo được quan tâm đúng mức, các tôn giáo đã giữ mối liên hệ thường xuyên với chính quyền. Hiện nay Gia Lai có các tôn giáo đáng kể nhất là đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Tin Lành, đạo Cao Ðài đang hoạt động.

b. Tình hình di cư tự do: Gia Lai có tiềm năng đất đai dồi dào, song song với công tác đón dân xây dựng vùng kinh tế mới thì tình trạng dân di cư tự do cũng ngày càng đông, nhất là từ năm 1996 đến năm 2002 với tổng số: 12.599 hộ, 55.232 khẩu.

c. Tình hình khiếu kiện: Khiếu kiện của đồng bào chủ yếu là về tranh chấp đất đai giữa đồng bào dân tộc với các doanh nghiệp, với các tổ chức được nhà nước giao đất; tranh chấp giữa đồng bào dân tộc với người Kinh xảy ra với quy mô nhỏ, thủ tục mua bán thiếu chặt chẽ hoặc bất hợp pháp; tranh chấp giữa các hộ đồng bào dân tộc với nhau: Do hậu quả của việc khai hoang xây dựng đồng ruộng, làm thuỷ lợi tập thể rồi chia lại theo kế hoạch chung, khi canh tác lúa nước đạt hiệu quả bùng phát lên việc đòi chia đất của ông bà.

d. Tình hình đời sống: Năm 2002, tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh là 20,5%, trong đó tỷ lệ các hộ nghèo ở các xã ÐBKK thuộc Chương trình 135 là 40,99%.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 2,937 triệu/năm [200USD người/năm] tăng hơn so với năm 1996 là hơn 1 triệu đồng/năm, nhìn chung mức sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện một bước.

III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010

Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Dự kiến mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là trên 12%, GDP đầu người năm 2010 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000. Tỷ trọng GDP công nghiệp, xây dựng trên 31,7%, dịch vụ 26,3%. Xoá hộ đói giảm hộ nghèo xuống còn 5%. Năm 2010 tất cả các xã đều có đường ô tô đến trung tâm, 100% có điện và điện thoại, phần lớn dân cư được dùng nước sạch.

2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005

2.1. Mục tiêu phát triển

Xây dựng Gia Lai vững mạnh, giàu đẹp trong sự phát triển chung của Tây Nguyên và cả nước. Xây dựng hệ thống kinh tế mở theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với thị trong nước, trước hết là thị trường Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Nam Bộ. Ðồng thời từng bước mở rộng mối quan hệ quốc tế tạo thị trường xuất khẩu ổn định, tăng cường hợp tác đầu tư với nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, vật liệu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của tỉnh vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chủ động phát huy nội lực và kết hợp khai thác tốt nhất các nguồn lực bên ngoài để tăng trưởng.

Ðầu tư có trọng điểm, tạo khâu đột phá theo bước đi thích hợp. Ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp, nông thôn để có nguyên liệu cho công nghiệp, có nông sản xuất khẩu, đảm bảo sự ổn định cần thiết cho quá trình phát triển và nâng cao đời sống của nông dân.

2.2. Các mục tiêu cụ thể

Ðể xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững, tập trung giải quyết đồng bộ:

- Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001 - 2005 là 10%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 20% [2002] và dưới 13 % vào năm 2005, bình quân mỗi năm 2-3%, 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn như mức trung bình của dân cùng xã nơi cư trú.

- Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm từ 1,6 đến 2 vạn lao động, không để các hộ nghèo tái đói kinh niên.

- Năm 2005 các xã ÐBKK có đủ đất đai, cơ sở hạ tầng thiết yếu và không còn là xã ÐBKK. 100% hộ đồng bào dân tộc cơ bản định canh định cư, 90% số xã và 70% số hộ được dùng điện sinh hoạt và sản xuất, 90% số xã có điện thoại.

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 65,569,737

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề