Phòng khám ngoại là gì

Khoa Ngoại là một trong những chuyên khoa trọng yếu của phòng khám quốc tế Victoria Healthcare, chuyên cung cấp các dịch vụ y tế toàn diện, chuyên nghiệp về điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi. Với đội ngũ bác sĩ cùng với những phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết - được chứng nhận đào tạo liên tục kiến thức chuyên môn trong và ngoài nước, với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo sẽ đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách hàng khi đến khám và điều trị tại phòng khám.

Chúng tôi thực hiện hầu hết các tiểu phẫu, thủ thuật từ tổng quát đến chuyên sâu như tiêu hóa, đại trực tràng - hậu môn, gan mật tụy, tiết niệu, nam khoa, đầu - mặt - cổ,mắt , tai - mũi - họng, cho đến chấn thương - chỉnh hình, cơ xương khớp …
Hầu hết các tiểu phẫu, thủ thuật tại khoa Ngoại được thực hiện bằng những kỹ thuật cao ít xâm hại như: nội soi, liệu pháp sóng xung kích cường độ thấp… Những phương pháp này giúp bệnh nhân ít đau, hồi phục nhanh, an toàn và đạt hiệu quả cao.

CÁC DỊCH VỤ CHUYÊN KHOA● Khám và điều trị các bệnh của đường Tiết niệu và Nam khoa● Điều trị rối loạn cương bằng liệu pháp sóng xung kích cường độ thấp [LSTC ™] ● Nội soi bàng quang Là phòng khám đa khoa duy nhất có nội soi bàng quang chẩn đoán các bệnh: tiểu máu, bướu bàng quang, rối loạn đường tiểu dưới, sỏi bàng quang…● Cắt da quy đầu: Cắt da quy đầu không đau, hiệu quả, an toàn với trang thiết bị tiên tiến● Khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp● Hội chứng ống cổ tay● Bệnh ngón tay lò xo, ngón tay bật hoặc ngón tay cò súng [trigger finger]● Bó bột, tháo bột gãy xương nhỏ● Khám và điều trị các bệnh lý ngoại tổng quát● Sơ cứu, cấp cứu ban đầu về ngoại khoa● Khám và xử lý các vết thương thông thường● Mổ các loại u phần mềm, u bã đậu, u nang bao hoạt dịch● Khám và theo dõi điều trị các phẫu thuật: viêm ruột thừa, trĩ, sỏi túi mật, cắt các u vùng đại tràng, trực tràng; thoát vị bẹn, đùi, dò cạnh hậu môn, áp-xe hậu môn.● Tầm soát phát hiện sớm ung thư ống tiêu hóa: đại trực tràng – dạ dày● Xử trí theo dõi bệnh polyp và ung thư đại trực tràng● Khảo sát và theo dõi điều trị bệnh lý tuyến giáp: bao gồm ung thư tuyến giáp.

Việc làm Y tế - Dược

Khoa ngoại là một khoa chuyên về điều trị những bệnh ngoại khoa, tức là điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Đây là một nhánh trong y học có liên quan đến việc điều trị, quản lý cũng như đánh giá những tình trạng của bệnh nhân như là ung thư hay ghép tim. Trong một số trường hợp thì phẫu thuật có thể thực hiện cho các mục đích liên quan đến thẩm mỹ. Điều trị ngoại khoa thường có liên quan đến việc sử dụng các chất gây tê hay gây mê tại chỗ để thực hiện phẫu thuật bằng các dụng cụ cầm tay và các dụng cụ, thiết bị y tế tiên tiến hơn để có thể tiếp cận vào những phần bị ảnh hưởng cũng như thực hiện bất kỳ những hành động cần thiết để đạt được mục đích.

Khoa ngoại là gì?

Bệnh nhân sẽ đến khoa ngoại và được tư vấn điều trị phẫu thuật trong các trường hợp như:

- Khi bệnh nhân được các bác sĩ đa khoa hay các chuyên gia về tim mạch, bác sĩ thần kinh, thận học,... Những người này sẽ làm việc chặt chẽ với các bác sĩ phẫu thuật để họ xem xét và đưa đến quyết định cuối cùng là có cần thiết phải phẫu thuật hay không.

- Bệnh nhân cần tư vấn phẫu thuật nếu như bác sĩ kiểm tra và xác định được bệnh cụ thể và có khả năng phải phẫu thuật, họ sẽ tư vấn nhiều hơn và giải thích các vấn đề mà bệnh nhân gặp phải, các kết quả xét nghiệm và lên kế hoạch để phẫu thuật cho bệnh nhân.

- Sau khi đã phẫu thuật xong, các bệnh nhân vẫn cần được tư vấn để xác minh xem có gặp vấn đề, biến chứng gì sau quá trình phẫu thuật cần phải xử lý hay là không. Các y tá, điều dưỡng sẽ chăm sóc, tư vấn thêm cho bệnh nhân về chế độ ăn uống, phục hồi.

- Đối với các ca phẫu thuật, dù thành công cũng không tránh khỏi những biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và cũng sẽ không lập tức xảy ra. Do đó, bệnh nhân vẫn cần phải thường xuyên đến khoa ngoại kiểm tra và nhận sự tư vấn từ các bác sĩ. Nếu gặp vấn đề gì nghiêm trọng thì cần phải nhanh chóng được xử lý kịp thời.

- Đối với các trường hợp khẩn cấp thì các bệnh viện hay các bác sĩ điều trị trực tiếp tại nhà cho bệnh nhân cần phải tiến hành chăm sóc khẩn cấp, tư vấn thật nhanh chóng và thực hiện phẫu thuật bởi thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng trong các trường hợp này.

Xem thêm: Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì? Một số cơ sở đào tạo Y đa khoa

Việc làm Công chức - Viên chức

Bệnh ngoại khoa là những bệnh xảy ra bởi nguyên nhân rối loạn các hoạt động hay là việc thay đổi các cấu trúc của cơ quan trong cơ thể mỗi người. Và đa số những thay đổi này đều cần phải điều chỉnh lại bằng thuốc kê đơn hay điều trị qua các phương pháp phẫu thuật với các kỹ thuật mổ xẻ để lấy bỏ đi hoặc sửa chữa, điều chỉnh lại các cơ quan trong cơ thể đã bị hư hỏng nhằm đưa cơ thể hoạt động bình thường trở lại. Đây là một phương pháp điều trị rất hiệu quả hiện nay và nhanh chóng đối với những bệnh có thể điều trị bằng thuốc, tuy nhiên cũng lại là phương pháp khá nguy hiểm tiềm ẩn bên trong đối với các bệnh nhân khi điều trị.

Quá trình thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh ngoại khoa cần trải qua các bước cụ thể sau đây:

2.1. Chuẩn bị trước khi điều trị

Các bệnh nhân sau khi được bác sĩ thông báo cần phải phẫu thuật thì cần phải chuẩn bị chu đáo theo các yêu cầu cụ thể:

- Với các trường hợp phẫu thuật cấp cứu sẽ được chuẩn bị cũng như kiểm tra đầy đủ mọi thứ ngay tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ trực tiếp làm xét nghiệm máu để xác định các chỉ số hoạt động của các bộ phận như gan, thận, các chức năng đông máu,... và chụp X – quang các bộ phận như tim, phổi,... để xem chúng có đang hoạt động bình thường hay có vấn đề gì không. Nếu như cần thiết thì sẽ kiểm tra thêm siêu âm tim trước khi làm phẫu thuật. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và khám qua cho bệnh nhân để đánh giá công việc gây mê khi phẫu thuật. Các bệnh nhân cần phải thông báo cho bác sĩ biết những vấn đề đang gặp phải, có đang sử dụng các thuốc gì hay không cũng như những thông tin liên quan đến quá trình phẫu thuật.

Chuẩn bị trước khi điều trị ngoại khoa

- Còn đối với các bệnh nhân không cấp cứu thì bệnh nhân nên ăn uống một cách nhẹ nhàng trước khi tiến hành mổ. Đặc biệt, bệnh nhân cần phải ngưng lại việc dùng thuốc kháng viêm hay chống đông máu trước khi mổ khoảng 1 tuần để đảm bảo an toàn nhất. Các thuốc về tim mạch hay tiểu đường thì có thể uống cho đến ngày phẫu thuật thì dừng lại. Vào ngày thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân nên nhìn ăn uống hoàn toàn cũng như vệ sinh sạch sẽ, giải quyết hết các vấn đề đại tiện, tiểu tiện trước khi lên bàn mổ. Các trường hợp mà bệnh nhân có bệnh liên quan đến tim mạch như thiếu máu cơ tim, cao huyết áp, bệnh về phổi,... thì bác sĩ sẽ cho điều trị nội khoa trước khi tiến hành làm phẫu thuật. Đối với một số bệnh khác như đại trực tràng thì bệnh nhân cần phải đến bệnh viện và thực hiện việc rửa ruột hoặc uống thuốc xổ để làm sạch trước khi mổ một vài ngày.

- Còn một số bệnh phẫu thuật khác liên quan đến thoát vị bẹn hay sỏi túi mật,... thì bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm trước vào buổi sáng và tiến hành phẫu thuật luôn vào buổi trưa nếu các thông số ổn định và cho phép.

2.2. Chăm sóc sau khi mổ

Sau khi đã trải quá quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, khó chịu. Bệnh nhân nên ngồi dậy sớm hơn và tập đi lại ngay nếu tình trạng ổn định và cho phép trong khoảng 24 giờ đầu tiên. Những lúc này, bệnh nhân cần thực hiện mọi việc như đi vệ sinh, ăn uống,... xung quanh giường bệnh để tránh những biến chứng xảy ra sau khi mổ.

Trong trường hợp bác sĩ không căn dặn gì đặc biệt thì bệnh nhân có thể uống nước hay ăn cháo bình thường và có thể ăn xuất viện sau 1 ngày, uống trở lại sau 2 – 3 ngày phẫu thuật. Và nếu như sau 7 – 10 ngày mà vẫn thấy đau nhiều và có những triệu chứng lạ như đau bụng, đau vết mổ một cách dữ dội, sốt cao, chảy dịch,... thì cần phải thông báo ngay với bác sĩ và tiến hành điều trị. Đối với các trường hợp này nên khám thường xuyên theo quy định khám sức khỏe định kỳ.

2.3. Những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật

Những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật

Sau khi tiến hành phẫu thuật, rất nhiều trường hợp vẫn để lại những biến chứng nhất định. Biến chứng có thể sẽ không đến ngay mà sau một thời gian điều trị, thậm chí là vài năm sau mới xảy ra, do đó, các bệnh nhân cũng cần phải hết sức chú ý một số dấu hiệu để nhận biết và điều trị kịp thời.

- Khi có sự can thiệp của điều trị ngoại khoa thì chắc chắn có thể sẽ xảy ra những biến chứng có liên quan đến vấn đề gây mê, phẫu thuật hay là quá trình hồi phục sau khi mổ. Mặc dù có rất nhiều loại biến chứng có thể xảy ra, nhưng thực tế thì tỷ lệ này lại khá ít nên hầu hết sau khi điều trị, bệnh nhân đều khỏe mạnh bình thường.

- Một số biến chứng thường gặp trong khi tiến hành phẫu thuật là chảy máu hay nhiễm trùng vết mổ. Bên cạnh đó thì phẫu thuật trên đường tiêu hóa cũng có thể gặp một số vấn đề như liệt ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc,...

- Đối với các trường hợp bệnh nhân có bệnh mãn tính liên quan đến phổi, tiểu đường và tim mạch thì có thể xảy ra các biến chứng như viêm phổi, tai biến, nhồi máu cơ tim,...

- Các nguy cơ có thể xảy ra trong hay sau khi phẫu thuật là không thể ngăn ngừa hay tránh khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên, nếu như chú ý  và theo dõi cẩn thận thì cũng có thể giảm bớt được những tác hại do các biến chứng đó gây ra. Và điều quan trọng nhất là các bác sĩ cần phải chuẩn bị thật tốt, kỹ lưỡng cho bệnh nhân trước khi mổ, điều chỉnh lại tất cả các rối loạn cũng như thực hiện phẫu thuật nhanh chóng để ít bị xâm hại đến các bộ phận khác hoặc bệnh nhân nên vận động sớm sau khi phẫu thuật để giúp hạn chế những nguy cơ và biến chứng sau khi mổ xong.

Xem thêm: Bảng mô tả công việc điều dưỡng và vấn đề xung quanh nghề

3. Mục tiêu của việc điều trị khoa ngoại

Khoa ngoại chuyên điều trị các bệnh về ngoại khoa với mục tiêu chính là:

- Đảm bảo cho bệnh nhân không phải chịu những đau đớn, tổn thương, sự khó chịu và những quá trình hồi phục không cần thiết.

- Điều trị tại khoa ngoại sẽ có những kỹ thuật phẫu thuật phù hợp nhất để cứu chữa cho các bệnh nhân có bệnh liên quan và giảm bớt những triệu chứng hay kiểm soát tình trạng của các bệnh nhân.

- Giúp cho bệnh nhân có thể hiểu được đầy đủ và chi tiết nhất các vấn đề, rủi ro hay biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Mục tiêu của điều trị khoa ngoại

- Xây dựng, chuẩn bị một kế hoạch phẫu thuật cá nhân để có thể được thông qua và thực hiện.

- Theo dõi sát sao quá trình điều trị cũng như phục hồi của bệnh nhân, đặc biệt là khoảng thời gian từ 24 – 48 giờ đầu tiên sau khi kết thúc phẫu thuật.

Các bác sĩ chuyên về các thủ tục phẫu thuật điều trị các bệnh ngoại khoa sẽ được gọi là bác sĩ khoa ngoại. Bác sĩ chuyên khoa này ngoài 4 năm đại học sẽ còn phải học thêm ít nhất là 2 năm theo chương trình cư trú mới hoàn thành và được phép làm việc tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp.

Việc làm bác sĩ ngoại khoa

4. Làm sao để trở thành một bác sĩ khoa ngoại giỏi?

4.1. Hiểu được nhiệm vụ của một bác sĩ là gì?

Để có thể trở thành các bác sĩ giỏi và làm việc trong khoa ngoại thì trước hết bạn cần phải hiểu được nhiệm vụ chính của bác sĩ là gì và thực hiện tốt các nhiệm vụ đó. Một bác sĩ chuyên khoa nói riêng và bác sĩ nói chung cần phải làm các công việc sau:

- Khám và đánh giá được các triệu chứng của bệnh nhân và từ đó chuẩn đoán được các bệnh mà họ đang gặp phải.

- Giải thích cụ thể với bệnh nhân về căn bệnh mà họ đang gặp phải, hướng dẫn họ cách làm sao để có thể điều trị căn bệnh đó.

- Cùng phối hợp với các trợ lý bác sĩ và y tá cũng như các bác sĩ khác để thực hiện việc phẫu thuật điều trị cho bệnh nhân.

- Kê đơn thuốc chính xác cho bệnh nhân. Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc kê đơn đúng cách.

- Bên cạnh đó, để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa giỏi thì bạn cũng cần phải liên tục trau dồi, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức y khoa mới và biết áp dụng chính xác vào công việc.

Nhiệm vụ của bác sĩ

Ngoài ra, một bác sĩ chuyên khoa ngoại giỏi cũng phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách trong nghề mà trước hết chính là lượng kiến thức y khoa phải học trong trường rất lớn. Có thể dễ dàng nhận thấy những sinh viên theo ngành y thường rất vất vả trong quá trình học và thi. Hầu hết thời gian một ngày của sinh viên trường y chỉ loanh quanh từ giảng đường đến thư viện, bệnh viện,... Thời gian đào tạo nghề bác sĩ cũng khá dài và tùy theo từng chuyên khoa. Với khoa ngoại thì phải trải qua 6 năm mới có thể tốt nghiệp và làm nghề trong các cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, nghề bác sĩ có liên quan trực tiếp đến vấn đề sức khỏe và tính mạng của con người, do đó rất nguy hiểm và khó tránh khỏi những rủi ro trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa ngoại phải thực hiện những ca phẫu thuật hết sức nguy hiểm. Chính vì thế, để làm được nghề này và trở thành một bác sĩ giỏi, ngoài việc có tay nghề giỏi thì tâm lý cũng là yếu tố rất cần thiết giúp các bác sĩ giữ được bình tĩnh và vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc của mình. 

4.3. Có trình độ giáo dục và được cấp phép làm nghề

Đặc thù của nghề này yêu cầu phải có đầy đủ những kiến thức chuyên môn và kỹ năng tốt mới có thể làm được. Và chắc chắn một bác sĩ phải tốt nghiệp từ một trường y khoa chuẩn, được công nhận và hoàn thành quá trình giáo dục theo quy định thì mới được cấp bằng cũng như giấy phép hành nghề. Bởi có liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên chắc chắn một người thiếu chuyên môn và không có bằng cấp không thể trở thành bác sĩ được. Đặc biệt, muốn trở thành một bác sĩ chuyên khoa ngoại giỏi thì bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, bằng cấp thì bạn cần phải có những chứng chỉ liên quan đến ngành nghề, những kiến thức nâng cao và thể hiện được trình độ của mình xứng đáng với vị trí đó.

Cần có trình độ giáo dục và giấy cấp phép nghề y

Ngoài những kỹ năng chuyên môn thì bác sĩ cũng cần phải trau dồi và tích lũy thêm những kỹ năng mềm để có thể thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ của mình, đó là:

- Kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề: Khi đã đánh giá và đưa ra được các chuẩn đoán về bệnh tình của các bệnh nhân, bác sĩ cần phải tư duy và tìm ra các nguyên nhân cũng như đưa ra được phương án chính xác để giải quyết vấn đề, định hướng cách điều trị cho bệnh nhân. Hơn nữa, trong quá trình điều trị cũng sẽ không tránh khỏi các vấn đề, sự cố phát sinh, rủi ro không mong muốn và bác sĩ là người cần phải bình tĩnh tìm ra hướng giải quyết, trấn an tinh thần của bệnh nhân, không làm ảnh hưởng đến họ và bệnh tình của họ.

- Kỹ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng cần thiết đối với một bác sĩ để họ có thể giải thích rõ ràng, cụ thể và chính xác những triệu chứng về bệnh tình của mọi người cũng như truyền đạt với các y tá, trợ lý bác sĩ trong quá trình điều trị, đảm bảo được sự chuẩn xác nhất, không ảnh hưởng và làm nghiêm trọng vấn đề của bệnh nhân.

Bài viết trên đây đã chia sẻ khá chi tiết về khoa ngoại và các vấn đề liên quan đến bệnh ngoại khoa cũng như những yêu cầu cơ bản để trở thành một bác sĩ chuyên khoa ngoại giỏi. Hãy theo dõi timviec365.vn thường xuyên và cập nhật tin tức nhanh nhất nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề