Làm đẹp bằng laser có tốt không

Laser Er:YAG là loại laser rắn với hoạt chất là erbium pha với yttrium aluminium garnet (Er:Y3Al5O12). Hệ số hấp thu của nước với laser này cao hơn khoảng 12 – 18 lần so với laser CO2 nên khả năng đâm xuyên lớp biểu bì nông hơn, truyền nhiệt ra mô xung quanh ít hơn. So với laser CO2, laser Er:YAG thường ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như đỏ kéo dài, mất sắc tố vĩnh viễn, sẹo… Tuy nhiên, hiệu quả tái tạo bề mặt da lại thường kém hơn. Công nghệ laser Er:YAG được dùng để giảm nếp nhăn, loại bỏ sắc tố đồng thời cải thiện sẹo lõm hoặc các tổn thương lành tính trên da.

Công nghệ laser CO2 kết hợp Er:YAG

Sau khi hai công nghệ trên được ứng dụng trong ngành thẩm mỹ da liễu và cho thấy nhiều hiệu quả tích cực, các chuyên gia đã bắt đầu kết hợp chúng lại với nhau để thu được tác dụng hiệp đồng cao hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng laser Er:YAG sau khi điều trị bằng laser CO2 mang lại tác dụng cải thiện nếp nhăn và trẻ hóa làn da tương tự như khi sử dụng laser CO2 đơn lẻ nhưng lại ít gây tác dụng phụ hơn.

2. Trẻ hóa da bằng laser không bóc tách

Làm đẹp bằng laser có tốt không

Tuy hiệu quả của các công nghệ laser không bóc tách thường thấp và chậm hơn so với laser bóc tách nhưng chúng lại có tác động nhẹ nhàng hơn trên da nên ít gây các rủi ro tiềm ẩn và thời gian nghỉ dưỡng cũng ngắn hơn. Các phương pháp này sẽ phù hợp cho những người muốn cải thiện tình trạng da của mình một cách từ từ.

Công nghệ laser carbon

Phương pháp này giúp bạn loại bỏ lớp da ngoài cùng một cách nhẹ nhàng, đồng thời kích thích sản sinh collagen và elastin giúp tái tạo làn da mới sáng màu và tươi trẻ hơn. Trẻ hóa da mặt bằng laser carbon là một công nghệ ít xâm lấn, không gây đau và hầu như không cần thời gian nghỉ dưỡng.

Với công nghệ này, một lớp carbon lỏng sẽ được thoa lên da mặt của bạn. Các phân tử carbon sau đó len lỏi theo lỗ chân lông để đi sâu vào các mô dưới da. Khi lớp carbon dần khô lại, bác sĩ sẽ bắt đầu chiếu tia laser lên trên bề mặt da. Năng lượng và nhiệt từ tia laser sẽ hấp thu vào carbon và tạo ra phản ứng sinh nhiệt, tác động sâu vào các lớp dưới da, từ đó kích thích tăng sinh collagen và elastin tại đây. Đồng thời, lớp carbon trên bề mặt da sẽ hóa hơi và kéo theo bụi bẩn, dầu hay các tế bào chết ra khỏi da.

Công nghệ laser Q-Switched

Một công nghệ dùng laser không bóc tách khác khá nổi tiếng và được ứng dụng rộng rãi trong điều trị thẩm mỹ chính là laser Q-Switched. Đây là lựa chọn hàng đầu trong điều trị các tình trạng tăng sắc tố da như thâm, nám, tàn nhang, đồi mồi… Khi điều trị, tia laser sẽ nhẹ nhàng phá vỡ các phân tử sắc tố đậm màu thành siêu phân tử cực nhỏ để sau đó đào thải chúng ra ngoài theo cơ chế thanh lọc tự nhiên của cơ thể.

Bên cạnh đó, laser Q-Switched có khả năng kích thích sản sinh collagen và elastin, tái tạo bề mặt da, làm mờ nếp nhăn, giúp da đều màu, mịn màng và tươi trẻ hơn. Không những vậy, công nghệ này còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực thẩm mỹ khác như điều trị da nhờn mụn, xóa thâm mụn, xóa vết bớt, xóa hình xăm…

Nhìn chung, công nghệ Q-Switched sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, bao gồm:

  • Năng lượng điều trị thấp, có tính chọn lọc và cho hiệu quả chính xác
  • Không xâm lấn, không gây ảnh hưởng đến vùng da xung quanh
  • Không để lại sẹo, thâm
  • Không mất thời gian nghỉ dưỡng
  • Kích thích tế bào da hoạt động, phục hồi da đã lão hóa
  • Kết quả ổn định
  • An toàn, ít tác dụng phụ

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về các công nghệ trẻ hóa da bằng laser mới nhất hiện nay để từ đó lựa chọn được phương pháp phù hợp với bản thân.

Được biết như là phương pháp làm đẹp hiệu quả, không cần phẫu thuật nhưng rất an toàn và hiệu quả, điều trị da bằng tia laser đang nổi lên như một phương pháp làm đẹp mới và là “vị cứu tinh” của ngành thẩm mỹ. Bất kỳ trung tâm chăm sóc sắc đẹp hay viện thẩm mỹ nào cũng quảng cáo rất nhiều về laser để điều trị các bệnh lý về da như tàn nhang, đồi mồi, nốt ruồi, sẹo lồi, sẹo lõm, tẩy lông, trẻ hoá da, se nhỏ lỗ chân lông, điều trị nếp nhăn, da chảy sệ… Nói chung bạn cứ vào TMV thì chắc chắn sẽ bước ra với ít nhất một đề xuất làm liệu trình laser để giúp bạn giải quyết mọi vấn đề trên da. Theo cá nhân tôi, rất nhiều nơi đã lạm dụng phương pháp này để “kê toa” cho mọi khách hàng. Thứ nhất vì chi phí rất là đắt nên có thể tăng doanh thu. Thứ hai là vì laser không đau, không cần nghỉ dưỡng nên tiện lợi cho KH và lại được tin là mang lại hiệu quả nhanh và rõ rệt nên sẽ làm khách hàng thêm tin tưởng và sẽ chịu chi thêm. Quy cho cùng thì laser là cách đạt target tháng nhanh nhất cho các TMV. Thế thì điều trị da bằng tia laser, nên hay không? Trước tiên mình nên hiểu hoạt động của laser không?

Có hai loại kỹ thuật tái tạo bề mặt da bằng tia laser, bao gồm:

Laser bóc tách: loại bỏ những tầng lớp mỏng của da để thu nhỏ mụn và các loại sẹo, cũng như các nếp nhăn trên da. Một số loại tia laser được sử dụng phổ biến là CO2 và erbium (ER). Kỹ thuật này tiếp cận với da mạnh hơn và có thể cần nhiều thời gian để hồi phục.Laser không bóc tách: sử dụng tia laser phân đoạn tạo độ rung xuyên qua da để kích thích sự sản sinh collagen và làm săn chắc lớp da bên dưới. Kỹ thuật này tác động vào da nhẹ hơn kỹ thuật dùng laser bóc tách. Một số dạng laser không bóc tách được sử dụng phổ biến là Q-switch (YAG laser), laser phân đoạn CO¬2, bộ đôi laser phân đoạn và tần số vô tuyến phân đoạn (fractional RF). (1)

Tóm lại laser giúp tái tạo làn da mới để giúp da tươi trẻ và mịn màng hơn.


Thế nhưng, về lý thuyết thì laser nghe thật sự như một thần dược, về thực tế thì laser sẽ mang lại những hậu quả gì, bạn tham khảo nhé

· Ngứa, sưng tẩy vì khi laser xâm lấn vào bên dưới , laser sẽ bóc tách da làm da bị sưng và đỏ, có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng da do lúc này da nhạy cảm hơn với bụi, khói, tia cực tím, mọi tác động nhẹ đều có thể làm tổn thương da.

· Mụn: ngay cả nhân viên tư vấn cũng sẽ nói với bạn rằng khi laser xâm lấn, mụn ẩn sẽ nổi lên nhiều trong thời gian đầu và nhờ thế sẽ hết mụn. Điều này cũng còn tuỳ vì nhiều trường hợp mụn lên nhiều hơn và lâu hơn.

· Nám: laser làm da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn gấp 10 lần nên nếu điều trị nám bằng laser thì không khéo lại còn bị nám nhiều hơn nếu không trốn hẳn trong nhà hoặc che chắn kỹ. Theo một nghiên cứu ở Mỹ thì laser thật sự không phải là phương pháp hàng đầu của trị nám mà phải dùng đến thuốc uống và thuốc bôi. Laser chỉ tác động vào vùng sắc tố bên ngoài ở tầng thượng bì nên tỉ lệ tái phát rất cao (thường là 100%) tức là chân nám và tàn nhang ở vùng hạ bì vẫn còn và sẽ được đẩy lên sau một thời gian ngắn. Như vậy, những người điều trị nám bằng laser, nếu ra nắng mà không che chắn kỹ, chăm sóc da sai cách, ăn uống thiếu khoa học (mà khả năng làm được hết những điều này một cách tuyệt đối thì chỉ 1%) thì lớp Melanin dưới da lại tiếp tục xuất hiện, tức là nám lại xuất hiện và thậm chí còn nhiều hơn. (2)

Tôi đã từng có làn da xấu đầy mụn, lỗ chân lông to. Gần đây do chăm sóc dưỡng da bằng nhiều loại kem dưỡng tốt, da tôi đã hoàn toàn thay đổi và trở nên rạng rỡ, mịn màng hơn ngày xưa rất nhiều. Tôi đã từng thử PRP 3 lần khá đau đớn, có cải thiện rõ rệt nhưng cũng nhờ việc chăm dưỡng nên sau 3 lần tôi đã không làm PRP nữa dù bác sỹ khuyên nên làm mỗi 2 tháng/ lần. Tôi cũng thử qua tiêm HA cho da căng bóng và cũng có kết quả mỹ mãn, thế nhưng do thời gian tiêm quá lâu (hơn 3 tiếng) tôi cũng không làm nữa. Hơn nữa, bất kỳ liệu pháp thẩm mỹ nào cũng chỉ hiệu quả 1 thời gian ngắn, nếu không chăm sóc kỹ thì đâu cũng lại vào đấy. Gần đây tôi cũng đã thử qua điều trị bằng laser. Nhân viên trong TMV khuyên tôi phải mua gói 10 lần làm laser thì mới hiệu quả, tôi làm thử 1 lần để cảm nhận trước và dù đã thông thạo hêt những kiến thức trên về laser, tôi khẳng định tôi sẽ không bao giờ làm laser hay cho bất kỳ ai đụng mũi kiêm hay tia laser nào lên mặt nữa.Tại sao?

· Da mặt là vùng da nhạy cảm nhất và cũng là mặt tiền quan trọng nhất, bất kỳ xâm lấn nào (kim tiêm, laser) đều tạo nên tổn thương cho da. Sau mỗi lần làm các liệu trình này, tôi phải tốn hơn cả tuần để hồi phục và nhìn làn da sần sùi gồ ghề mẩn đỏ trong thời gian này thật sự làm tôi cảm thấy mình quá có lỗi với bản thân.

· PRP và HA không làm cho tôi sợ hãi bằng laser vì da mặt tôi sau khi làm laser thật sự kinh khủng. Từ chỗ đang mịn màng tươi rói, da tôi khô rát, mẩn đỏ trên mũi, trên mắt, trên trán rồi mụn li ti khắp nơi. Dưới ánh đèn vàng của bàn trang điểm da tôi sần như 1 nồi cơm cháy và luôn bị ngứa ngáy.

· Phải mất hơn 10 ngày (thời gian dài nhất hơn cả PRP và HA) tôi mới tạm thời hồi phục và càng sợ hãi hơn khi nghĩ đến laser lần nữa. Cũng may là đã không mua gói 10 lần như tư vấn.

Vậy điều trị da bằng laser, nên hay không? Lời khuyên duy nhất của tôi dành cho bạn là hãy luôn suy nghĩ thật kỹ trước khi TMV khuyên bạn làm gì. Ở đâu cũng muốn “push sale” nên hãy cẩn thận những lời đường mật họ rót vào tai về hiệu quả mà không tìm hiểu kỹ mình có thật sự cần hay không. Nám, sẹo, lỗ chân lông to, lão hoá da là những thứ mà tôi tin là không thể hoàn toàn trị khỏi vì có những cái là tác hại của thời gian và có những cái là genre di truyền. Bạn có làm gì thì cũng thế thôi. Do đó hãy chuyên tâm dưỡng da thật tốt để cứu vãn những gì có thể cứu được: giữ da luôn sạch sẽ, chống nắng thường xuyên, cung cấp đủ dưỡng chất để da tái tạo và thay đổi dù có thể là thời gian dài và kết quả không phải ngày một ngày hai, cuống đủ nước, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn. Chỉ có những thứ này mới giúp bạn có làn da đẹp, còn khi đi mỹ viện, chỉ nên chú trọng vào những gì mình không tự làm được ở nhà như làm sạch chuyên sâu, nặn mụn, massage, đi tinh chất, vitamin.