Khoa học thư viện là ngành gì năm 2024

Thư viện là nơi lưu trữ các ấn phẩm, tài liệu phục vụ nhu cầu đọc, tìm hiểu của nhân dân. Ngoài những chức năng nhiệm vụ chung, tùy theo mục đích, quy mô mà từng thư viện có thêm các chức năng, nhiệm vụ riêng và phục vụ đối tượng người đọc khác nhau.

Nhân viên thư viện là người quản lý, gìn giữ và phát triển vốn tài liệu để phục vụ nhu cầu đọc và tìm kiếm thông tin của mọi người. Thông tin là kho báu, là tài sản quý giá. Những người làm thư viện là những người nắm giữ chìa khóa trong tay để mở kho báu tri thức của nhân loại.

  • Công việc chính của nhân viên thư viện: - Lựa chọn tài liệu, tiếp nhận các dạng (loại) tài liệu mới, phân loại tài liệu theo danh mục hoặc theo loại hình tài liệu tổ chức sắp xếp và bảo quản các loại hình tài liệu theo một trật tự nhất định. - Xây dựng và duy trì các cơ sở dữ liệu phục vụ cho mục đích tìm kiếm tài liệu dễ dàng thuận lợi. - Tiến hành trang bị chuyên biệt cho các diện tích sử dụng của thư viện, luôn luôn giữ gìn cơ sở vật chất - kỹ thuật trong tình trạng tốt nhất. - Tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu của thư viện, hướng dẫn sử dụng thư viện, nghiên cúu nhu cầu đọc, nhu cầu tin tức để việc phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân đạt hiệu quả cao nhất. - Đề xuất các chính sách và phát triển các dịch vụ thư viện, các sản phẩm thư viện để đáp ứng mọi yêu cầu của người đọc. - Nhân viên thư viện là cầu nối giữa sách và người đọc, tạo mối quan hệ gắn bó giữa người đọc với người đọc, và đặc biệt là người biết xây dựng hình ảnh tốt đẹp và thân thiện của thư viện đối với cộng đồng xã hội.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Làm việc trong thư viện, bạn được sống trong môi trường tri thức - đi cùng hành trình với sách, với thế giới tài liệu đa dạng, để tổ chức, tuyên truyền, giới thiệu các nguồn tài liệu phục vụ cho mọi đối tượng người đọc.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và truyền thông, việc áp dụng các công nghệ hiện đại đã làm thay đổi hình thức và nội dung của hoạt động thư viện, hình thành một số dạng thư viện mới như:

- Thư viện đa phương tiện: Sử dụng nhiều vật lưu trữ thông tin và tri thức khác nhau: sách, báo, băng video, đĩa compact, vi phim, phần mềm máy tính. Nhân viên thư viện giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập và cung cấp các dịch vụ thư viện mới nhất, tốt nhất cho người sử dụng.

- Thư viện điện tử: Mô hình thư viện sử dụng chủ yếu các phương tiện điện tử (máy tính, tài liệu điện tử, các cơ sở dữ liệu) để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm thông tin. Trong các thư viện điện tử, nhân viên thư viện luôn đươc thông tin về những ứng dụng, phát triển mới của khoa học công nghệ để cung cấp các dịch vụ thư viện mới và tiện lợi nhất. Nhân viên thư viện, vì thế, phải làm việc với các chuyên gia tin học cũng như biết sử dụng thành thạo các mạng thông tin máy tính để đáp ứng nhu cầu tin tức, tri thức của độc giả.

- Thư viện số: Trong thư viện dạng này, thông tin và tri thức được lưu trữ dưới dạng điện tử (số hóa).

Tham gia vào ngành thư viện, bạn có thể làm việc tại Cơ quan quản lý Nhà nước về thư viện như Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa- Thông tin) hay trong các hệ thống thư viện khác nhau như: hệ thống thư viện công cộng (Thư viện Quốc gia Việt nam, thư viện các tỉnh, thành phố), thư viện các cơ quan đoàn thể, thư viện các trường học, thư viện của các viện, các Trung tâm Học liệu, Trung tâm nghiên cứu khoa học, thư viện của các đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội v.v…

Theo đó, thư viện chuyên ngành là thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản.

Và thư viện chuyên ngành gồm:

- Thư viện của cơ quan nhà nước;

- Thư viện của tổ chức khoa học và công nghệ;

- Thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Thư viện của tổ chức kinh tế.

Khoa học thư viện là ngành gì năm 2024

Thư viện chuyên ngành (Hình từ Internet)

Người làm công tác thư viện tại thư viện chuyên ngành có bắt buộc phải tốt nghiệp từ đại học trở lên không?

Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành
...
4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện tiếp cận và khai thác thông tin, thư viện.

Như vậy, người làm công tác thư viện tại thư viện chuyên ngành chỉ yêu cầu tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Diện tích của thư viện chuyên ngành phải bảo đảm có những khu vực nào để đáp ứng điều kiện thành lập?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 12 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.
2. Có ít nhất 2.000 bản sách, trong đó có ít nhất 500 đầu tài liệu số; có các đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện, bảo đảm phục vụ nhu cầu công tác, học tập, nghiên cứu của người sử dụng thư viện.
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Diện tích thư viện đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;
b) Bảo đảm không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 100 m2 đối với cơ quan, tổ chức của trung ương và 40 m2 đối với cơ quan, tổ chức của cơ sở;
c) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện, triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;
d) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
...

Như vậy, diện tích của thư viện chuyên ngành phải bảo đảm có những khu vực để đáp ứng điều kiện thành lập là: