Hành tinh nào có sự sống ngoài Trái đất

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/there-may-be-extraterrestrial-life-in-our-solar-system-augusto-carballido Sâu trong hệ mặt trời của chúng ta, một kỉ nguyên khám phá vũ trụ mới đang dần hé mở. Nằm dưới lớp băng dày của vệ tinh Europa, trong những cột hơi nước trên vệ tinh Enceladus; và nằm trong hồ metan của vệ tinh TItan, các nhà khoa học đang tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Những vệ tinh này đều là những đại dương - chúng chứa chất lỏng có thể góp phần hình thành sự sống. Liệu sự sống có tồn tại ở những đại dương này không? Augusto Carballido khám phá khả năng này. Bài học bởi Augusto Carballido, đạo diễn bởi Artrake Studio.

Want to hear more great ideas like this one? Sign up for TED Membership to get exclusive access to captivating conversations, engaging events, and more!

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/there-may-be-extraterrestrial-life-in-our-solar-system-augusto-carballido Sâu trong hệ mặt trời của chúng ta, một kỉ nguyên khám phá vũ trụ mới đang dần hé mở. Nằm dưới lớp băng dày của vệ tinh Europa, trong những cột hơi nước trên vệ tinh Enceladus; và nằm trong hồ metan của vệ tinh TItan, các nhà khoa học đang tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Những vệ tinh này đều là những đại dương - chúng chứa chất lỏng có thể góp phần hình thành sự sống. Liệu sự sống có tồn tại ở những đại dương này không? Augusto Carballido khám phá khả năng này. Bài học bởi Augusto Carballido, đạo diễn bởi Artrake Studio.

TED-Ed Original lessons feature the words and ideas of educators brought to life by professional animators.

Phát hiện mới về sao Kim

Ngày nay, sao Kim là một "vùng đất chết" nhưng các nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi liệu hành tinh này có phải lúc nào cũng không phù hợp cho sự sống như vậy hay không?

Sao Kim - "người hàng xóm" gần chúng ta nhất, được gọi là anh em sinh đôi của Trái Đất bởi sự tương đồng về kích cỡ và mật độ của cả hai hành tinh. Tuy nhiên, xét trên những mặt khác, hai hành tinh này hoàn toàn khác nhau.

Hành tinh nào có sự sống ngoài Trái đất

Ảnh minh họa: NASA

Trong khi Trái Đất có các điều kiện tự nhiên hỗ trợ cho sự sống thì sao Kim là một hành tinh không thể sinh sống được với bầu khí quyển có lượng khí CO2 độc hại dày gấp 90 lần so với bầu khí quyển của chúng ta cùng với những đám mây acid sulfuric và nhiệt độ bề mặt có thể lên tới 462 độ C, đủ nóng để làm tan chảy chì.

Để hiểu về việc hai hành tinh đá này vì sao lại khác nhau như vậy, một nhóm các nhà vật lý thiên văn đã quyết định mô phỏng lại từ đầu thời điểm các hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta hình thành cách đây 4,5 tỷ năm.

Họ đã sử dụng mô hình khí hậu, tương tự như những gì các nhà nghiên cứu sử dụng khi mô phỏng sự thay đổi khí hậu trên Trái Đất, để nhìn lại thời điểm sao Kim và Trái Đất khi vẫn còn là các hành tinh trẻ. Nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí Nature ngày 13/10.

Cách đây hơn 4 tỷ năm, Trái Đất và sao Kim được bao phủ bởi nham thạch sôi sùng sục.

Các đại dương chỉ có thể hình thành khi nhiệt độ đủ lạnh để nước ngưng tụ và rơi xuống thành mưa trong hàng nghìn năm. Đó là cách mà đại dương trên Trái Đất hình thành trong hơn 10 triệu năm. Trong khi đó, sao Kim vẫn vô cùng nóng.

Vào thời điểm đó, Mặt Trời mờ hơn bây giờ 25%. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để giúp sao Kim nguội bớt bởi nó là hành tinh nằm gần Mặt Trời thứ hai. Các nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi liệu các đám mây có giúp gì để nhiệt độ trên sao Kim giảm bớt hay không.

Mô hình khí hậu của các nhà nghiên cứu cho thấy, các đám mây đã đóng vai trò nhất định nhưng theo một cách không ngờ tới. Chúng tập hợp ở mặt tối của sao Kim và vì thế không thể bảo vệ hành tinh này khỏi Mặt trời ở phía ban ngày. Trong khi sao Kim không bị khóa thủy triều với Mặt Trời - hiện tượng mà một mặt của hành tinh luôn đối mặt với Mặt Trời, thì nó có tốc độ quay vô cùng chậm.

Thay vì che chắn cho sao Kim khỏi hơi nóng, những đám mây ở mặt tối của sao Kim góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính, khiến hơi nóng bị mắc kẹt trong bầu khí quyển đậm đặc của hành tinh này và làm cho nhiệt độ luôn ở mức cao. Với khí nóng bị mắc kẹt liên tục như vậy, sao Kim quá nóng nên không thể có mưa. Thay vào đó, nước chỉ có thể tồn tại ở thể khí và hơi nước trong khí quyển.

"Nhiệt độ cao đồng nghĩa với việc nước chỉ có thể hình thành thể hơi giống như trong một cái nồi với áp suất khổng lồ", Martin Turbet, tác giả dẫn đầu nghiên cứu tại Khoa Khoa học thuộc Phòng Thiên văn học của Đại học Geneva nhận định.

Tại sao Trái Đất không giống như sao Kim?

Những gì xảy ra với sao Kim có thể xảy ra với Trái Đất nếu hành tinh của chúng ta tiền gần Mặt trời hơn hoặc nếu Mặt trời ở thời điểm đó sáng như bây giờ.

Bởi vì cách đây hàng tỷ năm Mặt trời mờ hơn nên nhiệt độ trên Trái Đất có thể giảm bớt để hình thành nên đại dương. Mặt trời mờ hơn là "yếu tố then chốt cho việc hình thành những đại dương đầu tiên trên Trái Đất", ông Turbet cho hay.

Đây là một sự đảo ngược hoàn toàn những điều mà chúng ta gọi là "Nghịch lý Mặt trời trẻ mờ", Emeline Bolmont, đồng tác giả, đồng thời là giáo sư tại Đại học Geneva nhận định.

"Điều này luôn bị coi là một trở ngại lớn cho sự xuất hiện sự sống trên Trái Đất. Nhưng hóa ra, với một Trái Đất còn trẻ và rất nóng, một Mặt trời với ánh sáng yếu như vậy thực sự là một cơ hội nằm ngoài kỳ vọng".

Trước đó, các nhà khoa học tin rằng, nếu bức xạ mặt trời yếu hơn cách đây hàng tỷ năm, Trái Đất sẽ trở thành một quả cầu tuyết. Đến nay, điều ngược lại mới là đúng.

Những phát hiện trên đã cho thấy các hành tinh đá trong Hệ Mặt trời của chúng ta đã tiến hóa theo những cách thức khác nhau. Trái Đất đã tồn tại gần 4 tỷ năm. Có những bằng chứng cho thấy sao Mộc được bao phủ bởi sông hồ cách đây 3,5 - 3,8 tỷ năm. Và hiện nay, dường như ít có khả năng sao Kim có thể hỗ trợ nước tồn tại ở thể lỏng trên bề mặt của nó./.

Hành tinh nào có sự sống ngoài Trái đất

VOV.VN - Các chòm sao và các hành tinh với vẻ đẹp riêng thôi thúc chúng ta không ngừng khám phá về vũ trụ rộng lớn, bí ẩn nhưng cũng đầy ngoạn mục.

Hành tinh nào có sự sống ngoài Trái đất

Ảnh minh họa. Nguồn: nasa.gov

Các nhà khoa học trên thế giới tiếp tục nghiên cứu và tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất. Theo một nghiên cứu mới công bố trên trang livescience.com ngày 31/8, vũ trụ có nhiều hành tinh và trong số đó có thể có sự sống mặc dù điều kiện không giống như Trái Đất.

Trong nghiên cứu mới này, các chuyên gia trường Đại học Cambridge của Anh xác định có nhiều dạng hành tinh, trong đó có Hycean - lớn gấp 2,5 lần Trái Đất và là các hành tinh đại dương có bầu khí quyển giàu hydro ngoài hệ Mặt Trời.

Nơi đây hứa hẹn là 'điểm đến an toàn' cho những loại vi sinh vật tương tự như những loài có thể phát triển mạnh trong một số môi trường khắc nghiệt nhất ở Trái Đất.

Chủ nhiệm công trình nghiên cứu, chuyên gia Nikku Madhusudhan, thuộc Viện Thiên văn học tại Đại học Cambridge, các hành tinh Hycean mở ra hướng đi mới cho các nhà khoa học trong việc tìm kiếm sự sống ở ngoài vũ trụ.

Các hành tinh Hycean cũng rất đa dạng. Một số có quỹ đạo gần với các ngôi sao, một số lại có quỹ đạo xa và nhận được rất ít bức xạ của ngôi sao. Nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự sống vẫn có thể tồn tại ngay tại những vùng đại dương khắc nghiệt như vậy.

Đồng tác giả nghiên cứu Anjali Piette nhấn mạnh: 'Thật thú vị khi thấy rằng các điều kiện sống có thể tồn tại trên các hành tinh rất khác so với Trái Đất'. Ngoài ra, các hành tinh Hycean dường như là nơi thích hợp để giới khoa học tìm kiếm các loại khí có đặc trưng sinh học tiềm năng như oxy và methane.

Các chuyên gia của Viện Thiên văn học tại Đại học Cambridge hy vọng sẽ xác định được một số hành tinh Hycean sau khi Kính viễn vọng không gian James Webb trị giá 9,8 tỉ USD của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) được phóng lên không gian vào cuối năm nay.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam