Giá trứng vịt bao nhiêu một chục?

(PLO)- Theo Sở Tài Chính, trong tháng 5-2022, giá bán lẻ các mặt hàng trứng xô trên thị trường tăng 1,55%-6,17% so tháng trước do thức ăn chăn nuôi và chi phí vận chuyển tăng.

Ngày 6-6, Đại diện Công ty TNHH Ba Huân cho biết, do giá xăng dầu liên tục tăng cùng với giá thức ăn chăn nuôi tăng hơn 40%, công ty đang làm văn bản đề nghị các cơ quan chức năng cho điều chỉnh tăng giá đối với mặt hàng trứng gia cầm tham gia chương trình bình ổn thị trường. Cụ thể, công ty xin tăng 2.000 đồng/vỉ trứng gà và 2.000 đồng/vỉ trứng vịt.

Một số doanh nghiệp trứng gia cầm khác cho biết hiện nay giá trứng gà ngoài thị trường là 34.000-35.000 đồng/chục, trứng vịt 38.000- 40.000 đồng/chục. Nếu trứng gia cầm bình ổn được tăng thêm 2.000 đồng thì trứng gà sẽ có giá 31.500 đồng/vỉ trứng vịt 37.000 đồng/vỉ.

Do đó, các công ty xin điều chỉnh tăng để mức chênh lệch giữa trứng gà, trứng vịt bình ổn không quá thấp, gây nên tình trạng “căng thẳng” trong cung ứng trứng của DN bình ổn thị trường ra thị trường.

Đồng thời, hiện này giá đầu vào quá cao, việc xin tăng giá phù hợp với cơ chế điều chỉnh giá của chương trình bình ổn thị trường.

Giá trứng vịt bao nhiêu một chục?

Giá trứng gia cầm bán tại chợ truyền thống TP.HCM giá chênh lệch so với giá trứng gia cầm bình ổn. ẢNH: TÚ UYÊN

Trước đó, theo báo cáo của Sở Tài Chính TP.HCM về tình hình giá cả thị trường tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,22% so tháng trước. Trong 11 nhóm hàng có chín nhóm có chỉ số giá tăng so tháng trước và hai nhóm có chỉ số giá giảm.

Chín nhóm tăng gồm nhóm giao thông; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm bưu chính viễn thông. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác.

Diễn biến giá cụ thể một số mặt hàng cho thấy chỉ số giá thực phẩm giảm 0,24% so tháng trước, chủ yếu chịu tác động bởi các mặt hàng thuộc nhóm rau tươi, rau khô và chế biến giảm, thịt gia súc giảm.

Riêng giá bán lẻ các mặt hàng trứng xô trên thị trường tăng 1,55%-6,17% so tháng trước do thức ăn chăn nuôi và chi phí vận chuyển tăng. Giá trứng gà loại 1 phổ biến ở mức 32.000-34.000 đồng/10 quả, trứng vịt loại 1 từ 36.000-38.000đồng/10 quả.

Trong khi đó, giá trứng gà bình ổn loại một 29.500 đồng/vỉ 10 quả, giá trứng vịt loại một là 35.000đồng/vỉ 10 quả.

Lượng thủy hải sản tươi về chợ bình quân đạt 904 tấn/ngày, tăng 11% so tháng trước. Giá bán buôn nhiều mặt hàng thủy hải sản tăng giảm từ 6%-29% trong đó giá cá trê, cá basa, tôm sú, cua, ghẹ… giảm do đến vụ khai thác mới, hàng hóa dồi dào.

Còn giá cá thu, cá chẽm, cá bạc má, cá hú, nghêu, sò... tăng do chi phí vận chuyển. Giá các loại cá nhập khẩu như cá tầm, cá mú, cá lăng ổn định so với tháng trước.

Giá bán lẻ các mặt hàng thủy hải sản tươi sống theo xu hướng giá bán buôn đa số tăng giảm từ 0,42%-2,96% so tháng trước.

Giá trứng vịt bao nhiêu một chục?

Nhiều loại rau quả trái cây tăng giảm từ 0,71%-10,63%. Ảnh minh họa TÚ UYÊN

Về rau, củ, quả, trái cây, giá bán buôn nhiều loại rau, củ, trái cây tăng 7%-47% so tháng trước như các mặt hàng rau lá, bông cải, cà rốt, xà lách, khoai lang, khoai tây, củ sắn, chanh, ớt, khổ qua, quýt, bưởi, xoài cát, chôm chôm...

Trong khi đó các mặt hàng cải thảo, đậu đũa, rau muống, nấm rơm, chuối, táo, nhãn giảm 7%-20%.

Trứng gà, vịt bình ổn tăng thêm 2.000-3.000 đồng

(PL)- Sở Tài chính TP.HCM cho biết từ ngày 24-4, giá trứng gia cầm trong chương trình bình ổn thị trường sẽ tăng thêm 2.000-3.000 đồng. Cụ thể, giá trứng gà sẽ là 25.500 đồng/vỉ 10 quả, trứng vịt là 33.000 đồng/vỉ 10 quả.

Theo khảo sát của VnExpress tại một số chợ dân sinh và chợ tạm sáng nay (23/7), giá trứng gia cầm có xu hướng tăng lên sau khi Hà Nội nâng cấp độ chống dịch.

Giá trứng gà ta ở mức 40.000-45.000 đồng một chục, tăng 500-1.000 đồng so với tuần trước. Tương tự, trứng gà công nghiệp dao động 30.000-35.000 đồng một chục, tăng 5.000 đồng, trứng vịt 35.000-38.000 đồng một chục, tăng 5.000-8.000 đồng.

Theo giải thích của các tiểu thương tại một chợ ở phố Hoàng Quốc Việt, họ phải tăng giá bán lẻ do giá nhập trứng từ chợ đầu mối cao hơn. So với đầu tháng, nguồn cung trứng cũng ít hơn nên các tiểu thương cho biết không nhập được nhiều hàng.

Tại một số chợ tạm ở khu vực Hà Đông, giá trứng gà cũng lên 35.000-37.000 đồng một chục, trong khi tuần trước chỉ khoảng 30.000 đồng.

Giá trứng vịt bao nhiêu một chục?

Trứng gà ta tại một số chợ ở Hà Nội có giá từ 40.000 - 45.000 đồng một chục. Ảnh: Anh Tú

Trong khi đó, một số mặt hàng khác như thịt lợn, thịt bò, rau vẫn giữ giá. Chia sẻ với VnExpress, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hiện hàng hoá cung ứng cho Hà Nội vẫn dồi dào, đủ cho nhu cầu của người dân.

"Một số mặt hàng như trứng gia cầm có tăng nhẹ, do nguồn cung sản xuất ở khu vực phía Bắc đang san sẻ hàng cho phía Nam. Tuy nhiên, tình hình không đáng lo ngại", bà Lan nói.

Hiện tại, các hệ thống siêu thị vẫn bình ổn giá bán. Tại Aeon Việt Nam, các mặt hàng trứng gia cầm, nhất là trứng gà đã được siêu thị tăng lượng hàng dự trữ lên gấp đôi và cũng mở rộng nhà cung cấp. Siêu thị đồng thời giới hạn số lượng trứng mà khách được mua tối đa 2 vỉ một người một ngày, tránh gom hàng và hết hàng cục bộ.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam cũng thông tin, hệ thống này bắt đầu nhận được các đề nghị tăng giá từ phía nhà cung cấp thực phẩm mặt hàng tươi sống.

Tuy nhiên, Central Retail (chủ sở hữu các chuỗi siêu thị lớn BigC, Go!, Top Market...) đang đàm phán để giữ giá bán. Song song với đàm phán với phía nhà cung cấp, hệ thống phân phối này cũng tìm thêm nhà cung cấp mới để đa dạng nguồn, không bị phụ thuộc vào một số nhà cung cấp, nhằm "giữ giá ổn định nhất có thể".

Với mặt hàng tiêu dùng nhanh, bà Vân cho biết, Central Retail cũng nhận được đề nghị tăng giá của vài nhà cung ứng do giá nguyên liệu đầu vào tăng, nhưng siêu thị cũng chưa điều chỉnh hợp đồng tăng giá thời điểm dịch bệnh hiện nay.

Các hệ thống siêu thị ngoài Hà Nội cho biết, họ đã tăng dự trữ 100-200% hàng hoá thiết yếu (thực phẩm tươi sống, hàng tiêu dùng nhanh...) để phục vụ nhu cầu người dân tăng cao mùa dịch bệnh.