Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định chung của luật tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những cách thức dùng để tác động đến các quan hệ tố tụng hình sự, có hai phương pháp: phương pháp quyền uy, phương pháp phối hợp và chế ước. Phương pháp quyền uy điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng, trong đó cơ quan tiến hành tố tụng có quyền áp dụng các biện pháp tố tụng còn những người tham gia tố tụng có nghĩa vụ chấp hành theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Phương pháp phối hợp và chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án, trong đó các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau để giải quyết vụ án đồng thời cũng chế ước nhau, bảo đảm sao cho mỗi cơ quan đều thực hiện đúng chức năng của mình, tránh sự lạm quyền, vị phạm pháp luật.

Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng và của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lí kịp thời, công minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoả XIII thông qua tại kì họp thứ 10 và có hiệu lực thỉ hành từ ngày 01 thảng 01 năm 2018. Với mục tiêu xây dựng Bộ luật tổ tụng hình sự thực sự khoa học, tiến bộ có tính khả thi cao, là công cụ pháp lí sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi tội phạm, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 quy định, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 kế thừa những quy định cỏn phù hợp trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; loại bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung, xây dựng nhiều quy định mới phù họp với những yêu cầu thực tiễn của nước ta. Bộ luật tố tụng hình sự là căn cứ pháp lí quan trọng nhất quy định trình tự, thủ tục khởi tổ, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tổ tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân và hợp tảc quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chỉnh xác, nhanh chóng và xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vỏ tội; góp phần bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giảo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm…

Đối tượng điều chỉnh

Luật Tố tụng hình sự là ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tô, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phát sinh mối quan hệ nhất định. Vỉ dụ: Để thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra phải tiến hành các hoạt động khởi tố bị can và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng… từ đó, phát sinh mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với bị can, với người làm chứng… Khi tiến hành các hoạt động khác cũng phát sinh các mối quan hệ tương tự như trên và luật tố tụng hình sự điều chỉnh các mối quan hệ đó.

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những cách thức dùng để tác động đến các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Phương pháp đĩều chỉnh của luật tố tụng hình sự được xác định căn cứ vào tính chất đặc thù của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Luật tố tụng hình sự Việt Nam có hai phương pháp điều chỉnh đặc trưng, đó là: Phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp – chế ước.

Phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật tố tụng hình sự. Quyền uy thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng. Các quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân. Quyền uy không có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền muốn làm gì thì làm mà các cơ quan này phải thực hiện quyền lực của mình trong khuôn khổ của pháp luật. Phương pháp quyền uy còn thể hiện ở việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng…

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự

Skip to content

– Là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần vào giải quyết vụ án hình sự theo quy định của bộ luật hình sự.
– Luật tố tụng hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát inh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự.

* Đối tượng:

– Đối tượng chính của luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh từ việc khởi tố truy tố, xét sử và thi hành án hình sự:

Phương pháp điều chỉnh : – Thực hiện quyền của nhà nước đối với những người tham gia tố tụng các cơ quan nhà nước các tổ chức xã hội có liên quan đến việc đấu tranh chống tội phạm và thi hành án.

– Thực hiện sự phối hợp và chế ước giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Mỗi cơ quan thực hiện tốt chức năng của mình, cơ quan này có quyền phát hiện, sửa chữa, yêu cầu sửa chữa những vi phạm pháp luật của những cơ quan khác.

* Các giai đoạn tố tụng hình sự:

– Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. có dấu hiệu của tội phạm hoặc dựa vào sự tố giác của quần chúng nhân dân để ra quyết định khởi tố. – Có thể bắt xong mới khởi tố đối với những tội nghiêm trọng.

– Cơ quan điều tra trong quân đội khởi tố vụ án hình sự với tội phạm thuộc quyền xét xử của tòa án quân sự.

– Điều tra: Là giai đoạn thứ 2 của tố tụng hình sự, cơ quan điều tra được sử dụng mọi biện pháp mà luật tố tụng hình sự quy định để thu thập thông các chứng cứ nhằm xác định sự việc phạm tội và con người phạm tội làm cơ sở cho việc truy tố và xử lý tội phạm.Ke biên thu giữ tài sản và tạo điều kiện cần thiết khác theo pháp luật để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. + Trong điều kiện đặc biệt có thể bắt người : bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Thời gian điều tra tối đa với cấp huyện là 8 tháng, cấp tỉnh là 12 tháng, tòa án nhân dân cấp cao là 16 tháng.

– Xét xử sơ thẩm: Giai đoạn này bắt đầu từ ngày tòa án nhận được hồ sơ do viện kiểm sát chuyển sang. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của những người tham gia tố tụng, tiến hành các công việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa và phải đưa ra một trong các quyết định sau : + Đưa vụ án ra xét xử. + Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.

+ Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành qua các bước : khai mạc phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án.
* Giai đoạn xét xử phúc thẩm :

– Phúc thẩm: Là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Giai đoạn này có nhiệm vụ kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thẩm, sửa chữa những sai lầm mà có thể tòa án sơ thẩm mắc phải. Giai đoạn này là giai đoạn độc lập trong tố tụng hình sự. Tòa án phúc thẩm có quyền quyết định: + Giữ nguyên bản án sơ thẩm + Sửa bàn án sơ thẩm + Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án

+ Thời hạn kháng cáo của bị cáo và đương sự là 15 ngày kể từ ngày tuyên án và thời hạn kháng nghị của viện kiểm sát cung cấp 15 ngày, viện kiểm sát cấp trên là 30 ngày. Sau đó bản án có hiệu lực.

READ:  Các ngành luật trong hệ thống pháp luật của nhà nước Việt Nam - PLĐC

– Thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng của tố tụng hình sự nhằm thi hành các bản án, và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.
+ Công an huyện , chính quyền, phường, thị trấn hoặc cơ quan tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ thi hành án hoặc quyết định của tòa án, báo cáo cho chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án

– Giám đốc thẩm : xem xét lại bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật trong việc xét xử vụ án. + Căn cứ kháng nghị là : việc điều tra xét hỏi ở phiên tòa bị phiến diện, không đầy đủ, kết luận của bản án hoặc quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.

+ Có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra truy tố, xét xử hoặc có sai phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng bộ luật hình sự.

– Tái thẩm là thủ tục đặc biệt áp dụng đối với bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị, khi phát hiện những tình tiết mới có thể thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định của tòa án không biết khi ra quyết định đó
– Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, chánh án tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tất cả các bản án.