Đặt 2 câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Một câu nói đính kèm phổ biến trong mọi bản tin tuyển dụng nhưng có thể chứa đựng hàng tá việc không tên, chiếm lượng lớn thời gian của nhân viên. Một vài gợi ý “công việc khác” từ người phỏng vấn sẽ giúp ứng viên đánh giá phần nào tỷ trọng những việc “đính kèm” mà mình có trách nhiệm phải hoàn thành. Đồng thời, về phía nhà tuyển dụng, cũng nhận thấy đây là một ứng viên có trách nhiệm và có sự từng trải.

3. Nếu tôi được chọn, quy trình đào tạo mà công ty dành cho tôi sẽ như thế nào ?

Câu hỏi này phù hợp nhất với những ngành nghề đặc thù, đòi hỏi ứng viên phải trải qua quá trình đào tạo chuyên biệt theo văn hóa và chiến lược phát triển riêng của doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy một ứng viên đang chủ động tìm hiểu để lên kế hoạch cho sự cống hiến, gắn kết lâu dài cùng doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp có tổ chức những sự kiện gắn kết nhân viên các phòng ban hằng năm không ?

Một tập thể đoàn kết, hỗ trợ nhau là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

  • Ứng viên có thể nhận thấy văn hóa này thông qua câu trả lời của nhà tuyển dụng.
  • Nhà tuyển dụng cũng sẽ thấy tinh thần sẵn sàng phối hợp làm việc chặt chẽ, hiệu quả và linh hoạt từ ứng viên.

5. Cách thức đánh giá hiệu suất làm việc tại vị trí tôi ứng tuyển như thế nào ? Cống hiến và được ghi nhận xứng đáng là điều nhân viên nào cũng mong muốn, đó cũng là thước đo khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Ứng viên đặt câu hỏi này cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến vị trí tuyển dụng, đồng nghĩa mong muốn gắn kết lâu dài cùng doanh nghiệp.

6. Anh / chị mong đợi tôi sẽ đạt được kết quả gì trong 6 tháng đầu làm việc ?

Câu hỏi phản ánh tính chủ động mạnh mẽ trong công việc, câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng cảm thấy như trút đi phần lớn gánh nặng trong việc quản lý, kiểm tra giám sát công việc. Một ứng viên chủ động sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình đào tạo, quá trình triển khai công việc, quá trình xử lý sự cố trong công việc…

7. Những kỹ năng và kinh nghiệm tôi hiện có, anh / chị thấy tôi có cần hoàn thiện hay bổ sung thêm gì không ?

Khách quan đánh giá bản thân, chấp nhận những thiếu sót và sẵn sàng khắc phục là tinh thần làm việc của một người có trách nhiệm cao. Có thể những gì bạn có đã đủ, thậm chí vượt quá mong đợi cho vị trí này nhưng với câu hỏi khiêm tốn này, nhà tuyển dụng cảm nhận được đây là một ứng viên tự tin nhưng không tự cao, có khả năng phối hợp làm việc nhóm tốt.

8. Nếu tôi được tuyển dụng, khi nào tôi sẽ bắt đầu công việc?

Một lần nữa câu hỏi này cho thấy nhiệt huyết và tâm thế sẵn sàng tiếp quản công việc của ứng viên. Hứa hẹn một sự gắn kết lâu dài trong tương lai. Đồng thời, thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc sắp xếp thời gian khoa học và nghiêm túc.

9. Anh / chị có cần tôi bổ sung thêm hồ sơ hay chứng từ gì không ?

Dù chưa có quyết định tuyển dụng chính thức nhưng qua câu hỏi này, nỗ lực luôn cố gắng hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu từ nhà tuyển dụng của ứng viên sẽ được ghi nhận. Một người luôn phấn đấu vì tiêu chuẩn hoàn hảo của bạn, vậy bạn có ấn tượng và mong muốn gắn bó cùng người đó không ? Chắc chắn là có rồi, và nhà tuyển dụng cũng nghĩ như vậy. Đây là những câu hỏi hay nhất gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà TalentBold đã tổng hợp từ nhiều chuyên gia tuyển dụng. Mỗi ứng viên chỉ nên chọn 2 – 3 câu hỏi phù hợp nhất để gửi đến nhà tuyển dụng, súc tích, nhanh gọn sẽ tạo hiệu ứng phỏng vấn tốt hơn là dông dài. Chúc bạn thành công !

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080

Mail: [email protected]

Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet

Hình ảnh: mang tính chất minh họa

Đặt 2 câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Đặt 2 câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Trong các cuộc phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu hồ sơ đẹp hay câu trả lời thông minh mà còn rất khuyến khích ứng viên đặt câu hỏi. Việc ứng viên câu hỏi cho nhà tuyển dụng cho thấy tính chủ động và sự quan tâm đến công việc ứng tuyển. Dưới đây là tuyển tập những câu hỏi cho nhà tuyển dụng ấn tượng nhất từ Blog.TopCV.vn, bạn có thể tham khảo và áp dụng.

1. Vì sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn?

Không hiếm cách để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn xin việc, từ CV sáng tạo, mục tiêu nghề nghiệp phù hợp cho tới những kỹ năng mềm. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay đang mách nhau một bí quyết hiệu quả hơn khi đi phỏng vấn. Chính là mẹo đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để vừa bộc lộ thái độ nghiêm túc với công việc ứng tuyển, vừa tinh ý thể hiện lối ứng xử khôn khéo. 

Đặt 2 câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Vì sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?

Hãy tận dụng cơ hội đặt câu hỏi ngay khi được hỏi “Bạn còn câu hỏi nào nữa không?” ở cuối buổi phỏng vấn. Đây là lúc nhà tuyển dụng thực sự đánh giá độ nổi bật của ứng viên, vậy nên đừng bỏ qua hoặc nói quá ít nhé. Tuy nhiên, không phải cứ đưa bừa câu hỏi là được mà phải chọn lọc cẩn thận. Thậm chí là bạn nên chuẩn bị trước tại nhà để sẵn sàng đặt câu hỏi bất cứ lúc nào. 

Xem thêm: Ăn điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng bằng 6 câu hỏi thông minh này

Thể hiện bạn rất quan tâm tới vị trí tuyển dụng 

Mức độ quan tâm của ứng viên dành cho vị trí ứng tuyển chính là thước đo quan trọng để nhà tuyển dụng xem xét và đánh giá. Nhà tuyển dụng thường muốn biết: Bạn quan tâm đến điều gì ở công ty? Bạn đã tìm hiểu về vị trí ứng tuyển chưa? Vì sao bạn thấy vị trí này phù hợp với năng lực của mình?…Vì vậy, đừng ngại ngần đặt câu hỏi, bạn cũng nên đặt các câu hỏi liên quan đến lương thưởng, sơ đồ bộ máy quản lý công ty, lộ trình thăng tiến,…

Làm rõ những thắc mắc của bản thân 

Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng hướng đến mục đích cuối cùng là làm rõ những thắc mắc của bản thân. Đừng quá chú trọng vào độ phức tạp của câu hỏi mà nên tập trung vào nhu cầu bản thân. Bạn đang thực sự chưa hiểu điều gì về vị trí ứng tuyển? Những câu hỏi chân thành, không rập khuôn, không màu mè cũng là yếu tố tiên quyết khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn nhiều người khác đấy. 

Gửi thông điệp đến nhà tuyển dụng 

Thông qua câu hỏi, bạn có thể lồng ghép thêm những thông điệp riêng của mình để họ thấy rõ mong muốn và dự định phát triển sự nghiệp. Ví dụ: câu hỏi về giờ làm việc hoặc chế độ nghỉ phép sẽ thể hiện sự quan tâm của bạn đến thời gian, câu hỏi về tài chính cho thấy bạn chú trọng thu nhập, câu hỏi về đãi ngộ thì lại cho thấy bạn sẵn sàng hoàn thành công việc vượt tiến độ để nhận phần thưởng lớn. 

Xem thêm: Những câu hỏi bạn không thể không hỏi nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn

2. Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Nên chú ý điều gì khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng? Để ghi điểm tuyệt đối thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây. 

Không đặt câu hỏi dạng trả lời có hoặc không 

Nhà tuyển dụng rất thích nhận lại câu hỏi chi tiết về công ty để có thể mô tả cụ thể hơn về môi trường làm việc. Thay vì chỉ hỏi “Công ty anh/chị có bắt buộc làm ngoài giờ không?” thì hãy mở rộng thêm thành “Công ty anh/chị có những quy định nào về thời gian làm việc? Nếu làm ngoài giờ thì có được hưởng thêm thu nhập?”. 

Thái độ chân thành 

Thái độ của ứng viên khi đặt câu hỏi sẽ là cách để nhà tuyển dụng quan sát xem ai mới là người thật sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Có nhiều ứng viên mắc lỗi vô cảm khi đặt câu hỏi, như thể chỉ nói ra cho có lệ, thậm chí còn có người đặt câu hỏi không liên quan gì đến công việc sắp tới. Vì thế, bạn nên nhấn nhá giọng điệu trong câu hỏi để bày tỏ sự thắc mắc của bản thân. Bạn có thể thêm vào lý do đặt câu hỏi, chẳng hạn như: “Em đã tìm trên website công ty nhưng không có?”. 

>>> Xem thêm: Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để tăng cơ hội trúng tuyển

Hỏi đúng trọng tâm 

Đặt 2 câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng 

Một câu hỏi dài dòng và lan man sẽ chỉ làm mất thời gian cho cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tới phỏng vấn. Bạn muốn hỏi về mức lương trung bình thì hãy vào thẳng vấn đề, tránh lạc đề sang tận nội dung khác. Ví dụ:

  • Câu hỏi không đúng trọng tâm: “Em còn là sinh viên ấy ạ, thu nhập em cũng không cần quá cao. Tuy nhiên, em vẫn muốn có lương tháng ổn định một chút…Không biết bên công ty mình thường trả mức lương nào ạ?”
  • Câu hỏi đúng trọng tâm: “Mức lương chính thức của vị trí này tại công ty bao nhiêu ạ? Nếu là lương thử việc thì sẽ được trả bao nhiêu % của lương chính thức ạ?”

Nội dung câu hỏi chỉ xoay quanh công việc 

Vì đang phỏng vấn xin việc làm nên bất kỳ câu hỏi nào ứng viên đưa ra đều chỉ nên tập trung vào tính chất công việc. Những vấn đề khác liên quan đến hoạt động du lịch hàng năm hay các mối quan hệ cá nhân trong công ty sẽ không được khuyến khích cho lắm. Dù sao thì đây cũng là lúc trao đổi về công việc nên hãy luôn tập trung vào nhiệm vụ và lợi ích đạt được từ vị trí ứng tuyển. 

Cảm ơn sau khi được giải đáp

Cuối cùng, thái độ lịch sự sẽ là điểm nhấn ấn tượng để kết thúc buổi phỏng vấn. Không chỉ là cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã tạo cơ hội cho bản thân đến phỏng vấn mà còn cần chúc sức khỏe họ hoặc chúc công ty làm ăn phát đạt. Nói chung, cuối buổi phỏng vấn nhất định không được quên lời cảm ơn, lời chúc và lời chào tạm biệt thân ái nhất. 

Xem thêm: Chỉ một câu hỏi đơn giản nhưng có thể giúp ứng viên “hạ gục” trái tim nhà tuyển dụng

3. Những câu hỏi cho nhà tuyển dụng hay nhất 2021

Cân nhắc lựa chọn 5 chủ đề câu hỏi sau đây để ghi điểm chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn bản thân trở thành ứng cử viên nổi bật số một thì hãy luôn chủ động đặt câu hỏi. Nhớ phân biệt kỹ đâu là nội dung trọng tâm để đạt hiệu quả phỏng vấn tốt nhất nhé! 

Đặt 2 câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Đâu là những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng?

Câu hỏi về lương 

  • Mức lương chính thức cho 1 tháng làm việc của tôi là bao nhiêu?
  • Mức lương dành cho thời gian thử việc là bao nhiêu? Bằng bao nhiêu phần trăm lương chính thức?
  • Tôi có lương thưởng trong trường hợp hoàn thành tốt công việc không?
  • Công ty có mức tiền thưởng lễ, Tết không? Cụ thể như thế nào?
  • Công ty có đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên không?
  • Công ty thanh toán tiền lương bằng hình thức trả tiền mặt hay chuyển khoản ATM?

Câu hỏi về lộ trình thăng tiến nghề nghiệp

  • Dự định phát triển trong tương lai của công ty như thế nào? Có mở rộng thị trường sang thành phố khác hoặc quốc gia khác không? 
  • Công ty có những thế mạnh và hạn chế nào? 
  • Lộ trình thăng tiến sẽ được tính theo tháng hay năm? 
  • Để được xét duyệt thăng chức thì nhân viên cần đạt đủ bao nhiêu chỉ tiêu? 
  • Cá nhân/Tập thể nào sẽ trực tiếp đánh giá năng lực của nhân viên?

Xem thêm: 1001 cách “tổ lái” thông minh trước những câu hỏi oái oăm từ nhà tuyển dụng

Câu hỏi về kỹ năng và kiến thức cần có trong công việc

  • Yêu cầu chính cho công việc tôi ứng tuyển bao gồm những gì?
  • Công việc này sử dụng kỹ năng nào nhiều nhất? 
  • Công việc này có yêu cầu đi công tác không? Nếu có thì là ở trong nước hay quốc tế?
  • Công việc này có cần sử dụng ngoại ngữ nhiều không? Cụ thể là ngoại ngữ gì? 
  • Phòng/Ban nào sẽ quản lý trực tiếp tôi?
  • Vị trí này thường gặp phải áp lực gì? 
  • Vị trí này thường được nhận lương thưởng như thế nào?

Câu hỏi về kết quả buổi ứng tuyển

  • Thời gian công bố kết quả tuyển dụng của công ty là vào hôm nào?
  • Kết quả tuyển dụng sẽ được gửi đến cá nhân trúng tuyển hay đăng danh sách lên website?
  • Công ty dự định tuyển dụng bao nhiêu người cho vị trí này? 

Vậy là bài viết trên đã gợi ý một loạt các cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Hãy tham khảo và chọn lọc cẩn thận để có cho mình bí kíp phỏng vấn tuyệt vời nhất. Đừng quên tìm kiếm cơ hội việc làm rộng mở tại TopCV.vn, bạn có thể kết nối với hàng trăm nhà tuyển dụng tại TopCV.