Đặc điểm cận lâm sàng là gì


Suy tim là nguyên nhân chính gây tử vong và là hậu quả của cuối cùng của các bệnh tim mạch khác,

TÓM TẮT:

Suy tim là nguyên nhân chính gây tử vong và là hậu quả của cuối cùng của các bệnh tim mạch khác, ngày nay nhờ có những tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán và điều trị suy tim cho nên việc chấn đoán phát hiện sớm và điều trị kịp thời đã nâng cao rõ rệt hiệu quả điều trị, giảm thiểu tỷ lệ tử vong, NT-proBNP được sử dụng rộng rải trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán sớm và tiên lượng suy tim. Chính vì vây Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu chính là:- Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng; Tìm mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh suy tim mạn tính.

Qua nghiên cứu 90 người bệnh được chẩn đoán suy tim mạn tính chúng tôi nhận thấy: - Nồng độ NT- proBNP trong máu của người bệnh bị suy tim mạn tính cao hơn nhiều so với người không bị suy tim, nồng độ NT- proBNP trong máu có sự tương quan tuyến tính thuận với mức độ suy tim và tương quan nghịch với phân số tống máu. Việc định lượng nồng độ NT-proBNP huyết thanh là một xét nghiệm máu đơn giản nhanh chóng và dễ thực hiện việc chỉ định xét nghiệm này là rất cần thiết và rất hữu dụng.

Summary:

Heart failure is the main cause of death and the final consequence of other heart diseases. Today, thank to great progresses in diagnosing and treating of heart failure, early detective diagnosis and in time treatment have enhanced efficiency of treatment and reduced mortality. NT-proBNP is used widely in clinical practice to early diagnose of heart failure. Therefore, I carried out this research with 2 main aims: Review on clinical and subclinical characteristics; Relationship between NT-proBNP concentration and clinical and subclinical factors of chronic heart failure patient

By studying 90 chronic heart failure patients, we see that NT-proBNP concentration of chronic heart failure is higher than that of those who do not suffer from heart failure, NT-proBNP in blood has positive linear correlation with the heart failure level and inversely correlation with ejection fraction. Measuring concentration of NT-proBNP serum is a simple, quick and easily carrying, necessary and useful. u ích trong lâm sàng.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, số người chết vì tim mạch chiếm tới 33% tổng số người tử vong.Con số này cho thấy sự phổ biến và mức độ nguy hiểm của các bệnh lý về tim mạch.

Bệnh tim mạch bao gồm nhiều loại bệnh lý khác nhau như: Suy tim, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành... Trong đó suy tim là nguyên nhân chính gây tử vong và là hậu quả của các bệnh tim mạch khác. Giai đoạn đầu bệnh không có, hoặc có rất ít triệu chứng, bệnh tiến triển thầm lặng rất khó nhận biết. Vì vậy phần lớn người bệnh không biết mình đang mang bệnh, do đó không đi khám và điều trị kịp thời, người bệnh thường đến khám khi bệnh đã diễn biến nặng, dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả điều trị hạn chế.

Ngày nay nhờ có những tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán và điều trị suy tim cho nên việc chấn đoán phát hiện sớm và điều trị kịp thời đã nâng cao rõ rệt hiệu quả điều trị, giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Trong những năm gần đây, chúng ta nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng các thử nghiệm lâm sàng về nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân tim mạch và sự phát triển nhanh và chuẩn xác về phương pháp định lượng nồng độ NT-proBNP huyết thanh. Hiện nay, chất chỉ điểm NT-proBNP được sử dụng rộng rải trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán và tiên lượng suy tim. Hiện tại, nồng độ NT-proBNP huyết thanh là chất chỉ điểm sinh học với những ưu điểm: xét nghiệm miễn dịch nhanh, giá cả hợp lý, ứng dụng trên lâm sàng hiệu quả cao.

Chính vì vây Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh suy tim mạn tính. Với hai mục tiêu chính sau:

- Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh suy tim mạn tính tại khoa tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

- Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh suy tim mạn tính.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: 90 người bệnh được chẩn đoán suy tim mạn tính vào điều trị tại khoa Tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2014

2. Tiêu chuẩn lựa chọn, chẩn đoán:

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh được chẩn đoán suy tim mạn tính vào điều trị tại khoa Tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Chúng tôi loại trừ những người bệnh suy tim cấp tính, người bệnh đang mắc các bệnh cấp tính khác như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp

- Chẩn đoán suy tim: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cân lâm sàng Theo ACC, AHA.

- Phân độ suy tim: Theo Hội Tim Mạch New York (NYHA)

+ Độ 1: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, hoạt động thể lực vẫn bình thường.

+ Độ 2: Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế hoạt động thể lực.

+ Độ3: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ, làm hạn chế hoạt động thể lực.

+ Độ 4: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi.

- Phân số tống máu (EF): Bình thường EF 56%, từ 40% đến < 56% là giảm vừa, dưới 40% là giảm nặng.

- Định lượng nồng độ NT-ProBNP huyết tương: Theo phương pháp điện hóa phát quang. Lấy máu tĩnh mạch, buổi sáng, nhịn đói, xét nghiệm tại khoa Sinh hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

4. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Sự phân bố tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu:

Giới tính

n

Tỷ lệ %

Tuổi TB

Huyết áp TB

Nam

48

53%

67 ±13

128 ±25

Nữ

42

47%

68 ± 14

125 ± 21

Tổng

90

100%

67 ± 14

127 ± 23

Nhận xét: Trong 90 đốit tượng nghiên cứu tỷ lệ nam, nữ; tuổi trung bình tương đối đồng đều giữa 2 gới, huyết áp trung bình của nam có cao hơn của nữ song sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.

2. So sánh một số chỉ số cận lâm sàng giữa nam và nữ:

Giới tính

n

EF%

%D

NT- proBNP

(pg/ml)

Nam

48

43 ± 12

23 ± 8

8929 ± 7326

Nữ

42

49 ± 12

25 ± 7

5615 ± 5001

Tổng

90

46 ± 12

24 ± 7

7559 ± 6636

Nhận xét: - Phân số tống máu (EF) của nữ giới cao hơn của nam giới sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P = 0,045 < 0,05.

- Chỉ số co ngắn sợi cơ của nữ giới cao hơn nam giới song sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P >0,05.

- Nồng độ NT- proBNP trong máu của nam cao hơn của nữ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P = 0,032 < 0,05.

Như vậy nguyên nhân dẫn đến những khác biệt trên giữa nam và nữ có lẽ là do mức độ suy tim nói chung ở nhóm nam nặng hơn nhóm nữ.

3. Mối liên quan giữa nồng độ NT- proBNP với mức độ suy tim:

Mức độ suy tim

n

NT- proBNP

P

Độ I

22

1096 ± 1448

< 0,001

Độ II

15

2200 ± 1544

Độ III

28

8186 ± 3550

Độ IV

25

12800 ± 6880

Nhận xét: Từ kết quả trên ta thấy nồng độ NT- proBNP trong máu có sự khác biệt tương đối rõ rệt giữa các mức độ suy tim và nồng độ NT- proBNP trong máu có sự tương quan tuyến tính thuận chặt chẽ với mức độ suy tim với r = 0,71, có nghĩa là suy tim càng nặng thì nồng độ NT- proBNP càng cao. Như vậy trên thực tế lâm sàng chúng ta có thể dựa vào nồng độ proBNP trong máu không những để chẩn đoán mà còn có giá trị trong đánh giá mức độ suy tim, dùng để tiên lượng và theo dõi trong quá trình điều trị bệnh.

4. Mối liên quan giữa nồng độ NT- proBNP với phân số tống máu (EF):

EF

n

NT- proBNP

P

EF 40%

30

12500 ± 6188

< 0,001

40% < EF 56%

43

7011 ± 5621

EF 56%

17

1299 ± 1375

Nhận xét: Từ bảng kết quả trên ta thấy nồng độ NT- proBNP trong máu có sự tương quan nghịch, chặt chẽ với phân số tống máu của tim với r = - 0,63, có nghĩa là sức co bóp của cơ tim càng giảm thì nồng độ NT- proBNP càng tăng.

5. Mối liên quan giữa nồng độ NT- proBNP với chỉ số co ngắn sợi cơ:

%D

n

NT- proBNP

P

25

41

10500 ± 6165

< 0,001

> 25

49

4036 ± 5407

Nhận xét: Nồng độ NT- proBNP trong máu có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm có chỉ số co cơ (%D) bình thường và giảm sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.

6. Mối liên quan giữa nồng độ NT- proBNP với tuổi:

Tuổi

n

NT- proBNP

P

50

11

8492 ± 6063

< 0,6

50< - < 75

51

6695 ± 7337

75

28

8654 ± 5515

Nhận xét: Từ bảng kết quả trên ta thấy nồng độ NT- proBNP trong máu ở người bệnh suy tim giữa các nhóm tuổi sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P = 0,6 >0,05 (ở người bình thường thì nồng độ NT- proBNP trong máu tăng dần theo tuổi).

KẾT LUẬN

- Nồng độ NT- proBNP trong máu của người bệnh bị suy tim mạn tính cao hơn so với người không bị suy tim sự khác biệt này là tường đối lớn.

- Nồng độ NT- proBNP trong máu có sự tương quan tuyến tính thuận chặt chẽ với mức độ suy tim với r = 0,71 và tương quan nghịch với phân số tống máu của tim với r = - 0,63.

- Thiếu máu cơ tim gây ra tăng tình trạng căng giãn của tế bào cơ tim, dẫn đến rối loạn chức năng tâm thu và/hoặc tâm trương thất trái là tác nhân quan trọng gây phóng thích NT-proBNP huyết thanh. Những yếu tố khác: Tăng tần số tim, nội tiết tố thần kinh co mạch, chống bài niệu, phì đại và tế bào tăng sinh cũng gây kích thích tổng hợp NT-proBNP. Ngoài ra, thiếu máu cơ tim là một cơ chế khác gây hoạt hóa biểu thị gen BNP tim dẫn đến tăng nồng độ NT-proBNP.

- Việc định lượng nồng độ NT-proBNP huyết thanh là một xét nghiệm máu đơn giản và dần dần trở nên phổ biến. Như vậy trên thực tế lâm sàng chúng ta có thể dựa vào nồng độ proBNP trong máu không những để chẩn đoán mà còn có giá trị trong đánh giá mức độ suy tim, dùng để tiên lượng và theo dõi trong quá trình điều trị bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh Tiến, Huỳnh Văn Minh, Lê Thị Phương Anh, Phạm Như Thế (2006), "Đánh giá sự biến đổi nồng độ NT-ProBNP ở đợt cấp của bệnh nhân suy tim mạn", Tạp chí Tim mạch học Việt nam, 43.

2. Trần Viết An Vai trò của NT-ProBNP huyết thanh trong tiên lượng hội chúng vành cấp. Luận án tiến sỹ trường đại học Y Dược Huế.

3. Tạ Mạnh Cường Nghiên cứu nồng độ NT-ProBNP huyết thanh ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Bệnh viện Bạch Mai.

4. Omland T and de Lemos JA (2008), "Amino-Terminal ProB-Type Natriuretic Peptides in Stable and Unstable Ischemic Heart Disease", Am J Cardiol, 101[suppl], pp.61A66A.

Hoàng Đình Tuấn

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ