Chợ chim tt thạnh hóa thạnh hóa long an năm 2024

Chợ chim trời Thạnh Hoá nằm dọc Quốc lộ 62, đoạn qua địa bàn huyện Thạnh Hoá (Long An) tiếp giáp khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Mặc dù, tên gọi trong quy hoạch hành chính của khu chợ này là Chợ nông sản - Trạm dừng chân huyện Thạnh Hóa nhưng hàng chục năm nay, người dân địa phương quen gọi đây là "chợ chim trời" bởi khu chợ này chuyên bán tập trung các loại chim, động vật hoang dã quý hiếm, kể cả những loài có tên trong sách đỏ như rái cá, rắn ráo trâu, cú mèo, chồn đèn, khỉ, đại bàng, diều hâu…

Chợ chim tt thạnh hóa thạnh hóa long an năm 2024

Chợ chim trời lớn nhất miền Tây nay thưa khách đến.

Từng là "địa ngục chim trời"

Nếu như trước đây, đến chợ nông sản huyện Thạnh Hóa (hay còn gọi là chợ chim trời), chúng tôi sẽ được tận mắt chứng kiến các loại động vật hoang dã, chim quý hiếm được bày bán công khai thì ngày nay khu chợ được mệnh danh là "địa ngục chim trời" này đã dần "thay da đổi thịt".

Chợ chim tt thạnh hóa thạnh hóa long an năm 2024

Chợ chim Thạnh Hóa từng được xem như "địa ngục chim trời".

Chim được bày bán tại chợ Thạnh Hoá có 2 loại chim kiểng và chim thịt, các loài có số lượng lớn như cò, vạc, bồ câu, le le, cu đất, trích cồ, vịt trời, diệc, đại bàng, vẹt, chằng nghịch, cúm núm,… Nhiều loài bò sát như rắn đồng, rắn trun, lươn, đẻn, cũng có tại đây.

Theo bà Lê Thị Hoa, một tiểu thương bán nông sản tại chợ Thạnh Hóa cho biết, khu chợ chim không còn náo nhiệt như thời điểm trước dịch Covid-19. Hiện tại, một số sạp hàng đã đóng cửa, một số khác là hộ kinh doanh mới.

"Ngày xưa họ bày bán toàn hàng lạ, mấy con lâu lâu mới có một lần, giá từ vài triệu tới vài chục triệu. Trước đây họ có bán nhiều con lạ cũng có nhưng bây giờ kiểm lâm họ dẹp họ phạt rồi không còn nữa", bà Hoa nói.

Sau nhiều năm báo chí phản ánh về "điểm nóng" mua bán động vật hoang dã và nạn tận diệt chim trời, chợ chim lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long đã được quy hoạch sơ lược. Không khí mua bán tại đây có phần vắng vẻ, khách chỉ đông vào các buổi sáng cuối tuần, số lượng chim trưng bày cũng đã giảm đáng kể.

Hiện tại, chợ chim Thạnh Hóa đã được quy hoạch lại theo lộ trình được UBND tỉnh Long An phê duyệt.

Chợ chim sẽ thành khu thương mại bán đặc sản ai đi miền Tây cũng phải ghé 1 lần

Để phát triển du lịch và góp phần nâng cao vị thế đặc sản vùng Đồng Tháp Mười, thay vì dẹp bỏ chợ chim, năm 2019, UBND tỉnh Long An quyết cho Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng Thương mại Dịch vụ Thu Ngân (Công ty Thu Ngân) xây dựng đầu tư dự án Khu thương mại với diện tích hơn 22.000m2.

Theo đó, khu thương mại này sẽ thay thế chợ chim hiện tại, bao gồm trạm dừng chân, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Sau khi đầu tư xây dựng, cơ quan quản lý phân chia thành nhiều ki ốt để người dân có nhu cầu thuê buôn bán các mặt hàng nông sản, tạp hoá, gia cầm và các loài động vật hoang dã là đặc sản Đồng Tháp Mười (gây nuôi, có nguồn gốc, giấy tờ hợp pháp).

Tỉnh cũng đã thống nhất phương án thu mua tất cả các loài động vật (chim, động vật không có nguồn gốc) và không cho phép buôn bán động vật tại "chợ chim" với kinh phí gần 1,7 tỷ đồng.

Chợ chim tt thạnh hóa thạnh hóa long an năm 2024

Tương lai của chợ chim trời Thạnh Hóa sẽ là điểm đến bán sản vật của Đồng Tháp Mười.

Ông Phạm Tùng Chinh, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hoá cho biết, trong suốt thời gian qua, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng điều hành, giám sát, thanh kiểm tra các gian hàng để tránh tình trạng tiểu thương buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại chợ nông sản Thạnh Hóa.

"Huyện và các ngành kiểm lâm, nông nghiệp phối hợp quản lý chặt chẽ, thường xuyên tuần tra chợ nông sản Thạnh Hoá. Tại đây không còn tình trạng tiểu thương kinh doanh động vật quý hiếm, hoang dã công khai. Chợ hiện tại tập trung buôn bán nông sản, cá, các loại rau, các động vật có nguồn gốc gây nuôi", chủ tịch UBND huyện Thạnh Hoá cho hay.

Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), việc giải quyết dứt điểm nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại chợ Thạnh Hóa sẽ giúp bảo vệ môi trường và bảo tồn các loài động vật hoang dã, góp phần tăng cường an ninh trật tự tại địa phương.

Trước đây, khi đến chợ nông sản (còn gọi chợ chim trời) tại huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An), người dân tận mắt chứng kiến nhiều loại động vật hoang dã, chim trời,... được bày bán công khai, không khí sôi nổi.

Tuy nhiên, hiện nay khu chợ được mệnh danh "địa ngục chim trời" trở nên thưa thớt khi số lượng chim giảm, khách cũng vắng.

Chợ chim tt thạnh hóa thạnh hóa long an năm 2024

Chợ nông sản Thạnh Hóa hay còn gọi là "địa ngục chim trời" (Ảnh: Bảo Trân).

"Địa ngục chim trời" vẫn nhạy cảm!

Chợ chim trời ở Long An nằm dọc quốc lộ 62, đoạn qua địa bàn huyện Thạnh Hóa tiếp giáp khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.

Chim được bày bán tại chợ có 2 loại chim kiểng và chim thịt, các loài có số lượng lớn như cò, le le, cu đất, trích cồ, vịt trời, đại bàng,...; nhiều loài bò sát như các loại rắn.

Bà H. (một tiểu thương tại chợ) cho biết, khu chợ chim không còn náo nhiệt như thời điểm trước dịch Covid-19. Hiện tại một số sạp hàng đã đóng cửa, một số khác là hộ kinh doanh mới.

"Bây giờ chỉ có cuối tuần là nhiều người mua, khách đa số từ TPHCM đi về miền Tây ghé lại. Ai muốn mua con gì cứ gợi ý, chủ sạp sẽ chào hàng chứ không trưng ra đâu", bà H. nói.

Chợ chim tt thạnh hóa thạnh hóa long an năm 2024

Cảnh đìu hiu tại chợ chim trời lớn nhất miền Tây hiện nay (Ảnh: Bảo Trân).

Theo bà H., các hộ kinh doanh chim trời không trưng bày chim quý hay động vật hoang dã không rõ nguồn gốc, nhưng từ nhiều năm nay việc lấy hình ảnh tại đây là việc hết sức nhạy cảm.

"Ngày trước vào đây rất khó quay phim, chụp ảnh nhưng bây giờ chỉ một số hộ không cho, còn lại nếu xin chụp thì thoải mái", một tiểu thương tiết lộ.

Quy hoạch chợ chim thành khu thương mại

Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, trung tâm này đã có thư ngỏ gửi đến UBND tỉnh Long An về việc xóa bỏ buôn bán động vật hoang dã trái phép tại chợ Thạnh Hóa.

Việc giải quyết dứt điểm nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại chợ Thạnh Hóa sẽ giúp bảo vệ môi trường và bảo tồn các loài động vật hoang dã, góp phần tăng cường an ninh trật tự tại địa phương.

Chợ chim tt thạnh hóa thạnh hóa long an năm 2024

Số lượng chim được trưng bày tại chợ Thạnh Hóa hiện đã giảm so với nhiều năm trước (Ảnh: Bảo Trân).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Tùng Chinh, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa, cho biết thời gian qua, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng điều hành, giám sát, kiểm tra các gian hàng để tránh tình trạng tiểu thương buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại khu chợ này.

"Tại đây không còn tình trạng tiểu thương kinh doanh động vật quý hiếm, hoang dã công khai. Chợ hiện tại tập trung buôn bán nông sản, cá, các loại rau, các động vật có nguồn gốc gây nuôi", ông Chinh cho hay.

Chợ chim tt thạnh hóa thạnh hóa long an năm 2024
Công đoạn giết, làm thịt chim trời được tiểu thương thực hiện ngay tại sạp (Ảnh: Bảo Trân).

Về những hình ảnh giết mổ chim trời phản cảm gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lãnh đạo UBND huyện Thạnh Hóa cho biết đã làm việc với ban quản lý chợ để chấn chỉnh.

Lãnh đạo huyện Thạnh Hóa cũng cho rằng, tình trạng mua bán động vật hoang dã bất hợp pháp do các tiểu thương "lách luật" hay trên môi trường mạng cũng khó kiểm soát.

"Trong tương lai, chợ được quy hoạch lại bởi vì vấn đề ở chợ không chỉ giết mổ phản cảm, buôn bán động vật hoang dã mà còn liên quan đến việc kiểm soát dịch bệnh tại địa phương", ông Chinh nói.

Chợ chim tt thạnh hóa thạnh hóa long an năm 2024

Mô hình trạm dừng chân Thạnh Hóa thay thế chợ chim trong tương lai (Ảnh: Địa phương cung cấp).

Thay vì dẹp luôn chợ chim, UBND tỉnh Long An đã có chủ trương chấp thuận cho một nhà đầu tư xây dựng dự án khu thương mại với diện tích hơn 22.000m2 tại khu chợ này.

Khu thương mại sẽ thay thế chợ chim hiện tại, bao gồm trạm dừng chân, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu,... Trong đó, phân thành nhiều ki-ốt để người dân có nhu cầu thuê buôn bán các mặt hàng nông sản, tạp hóa, gia cầm và các loài động vật hoang dã (gây nuôi, có nguồn gốc, giấy tờ hợp pháp).

Tỉnh cũng thống nhất phương án thu mua tất cả các loại động vật không có nguồn gốc với kinh phí gần 1,7 tỷ đồng; không cho phép buôn bán động vật tại đây.