Chi phiếu khống là gì

Bán khống (short selling) là một chiến lược đầu tư cho phép sinh lời từ việc giá cổ phiếu giảm, nhưng không dành cho tất cả mọi người.

Bán khống thực chất là hoạt động bán cổ phiếu mà người bán không sở hữu vào thời điểm thực hiện giao dịch. Khi bán khống, nhà đầu tư mượn chứng khoán từ tài khoản của nhà môi giới và bán trong trường hợp dự đoán giá chứng khoán giảm, sau đó mua lại với giá thấp hơn trong tương lai nhằm thu lợi.

Chi phiếu khống là gì

Bán khống là vay/mượn tài sản (cổ phiếu) để bán giá cao, sau đó mua lại ở vùng giá thấp nhằm mục đích kiếm lời. Ảnh: Shutterstock

Ví dụ: Bạn vay 1.000 cổ phiếu V., sau đó bán trên thị trường chứng khoán với giá 110.000 đồng/cp, nhận về 110 triệu đồng. Nếu giá cổ phiếu V. giảm 5.000 đồng/cp, bạn dùng 110 triệu đồng của mình mua lại 1.000 cổ phiếu V. chỉ với giá 105 triệu đồng. Như vậy, bạn kiếm được 5 triệu đồng khi bán khống.

Trường hợp ngược lại, cổ phiếu V. tăng 5.000 đồng/cp, bạn sẽ phải mua lại số cổ phiếu trên với giá 115 triệu đồng, tức là lỗ 5 triệu đồng.

Cách bán khống

Để bán khống cổ phiếu, nhà đầu tư cần có tài khoản ký quỹ, có tiền mặt hoặc vốn cổ phần trong tài khoản ký quỹ đó làm tài sản thế chấp. Nhà đầu tư phải giữ đủ vốn chủ sở hữu trong tài khoản làm tài sản thế chấp cho khoản vay ký quỹ (ít nhất 25% theo quy định của từng công ty chứng khoán) nhằm duy trì vị thế bán (giữ cổ phiếu đã vay). Nhà đầu tư sẽ phải trả lãi cho những cổ phiếu đã vay và đảm bảo duy trì các yêu cầu về ký quỹ trong suốt thời gian nắm giữ cổ phiếu đó.

Khi giá cổ phiếu giảm, nhà đầu tư đóng vị thế bán bằng cách mua số lượng cổ phiếu đã vay với giá thấp hơn, sau đó trả lại cho công ty chứng khoán. Để có lợi nhuận, nhà đầu tư nên cân nhắc số tiền lãi suất, hoa hồng và phí phải trả.

Tại Việt Nam, đến nay, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chưa cho phép áp dụng hình thức giao dịch bán khống trên thị trường chứng khoán cơ sở. Một số nhà đầu tư "lách luật" bằng cách giao dịch cá nhân, thực hiện vay mượn giữa các nhà đầu tư cá nhân với nhau, hay còn gọi "bán nhờ trên tài khoản người khác". Tuy nhiên, phương pháp này khá phức tạp và không được áp dụng phổ biến.

Nhà đầu tư có thể thực hiện bán khống trên thị trường chứng khoán phái sinh dựa vào phương thức giao dịch hai chiều của thị trường này. Khi đó, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán (hợp đồng tương lai chỉ số VN30) mặc dù không sở hữu cổ phiếu cơ sở, miễn là nhà đầu tư có đủ tiền ký quỹ.

Rủi ro bán khống

Mặc dù phương thức này có thể đem lại nguồn lợi lớn nhưng rủi ro cũng rất cao, cho dù là hình thức giao dịch chứng khoán cơ sở hay bán khống chứng khoán phái sinh. Khi thị giá cổ phiếu tăng, người giao dịch bán khống rất dễ bị lỗ, thậm chí khoản lỗ không giới hạn.

Trong thời gian chờ bán khống chứng khoán, nhà đầu tư phải chịu các khoản lãi cho tài khoản ký quỹ. Tiền lãi phát sinh sẽ ngày càng nhiều, nếu thời gian chờ mua lại quá lâu.

Hơn nữa, việc bán khống không có sự quản lý chặt chẽ nên dễ xuất hiện những vụ thao túng cổ phiếu và gây tổn thất cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Hình thức bán khống có sức hút bởi lợi nhuận lớn mang đến cho nhà đầu tư, nhưng cũng có thể khiến nhà đầu tư tổn thất nặng. Do đó, giao dịch bán khống không dành cho các cá nhân ít kinh nghiệm, đặc biệt trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Nhà đầu tư tư cần tìm hiểu rõ về chứng khoán, thị trường, các nguyên tắc cắt lỗ, phân tích kỹ thuật... ra sao để quyết định hướng đầu tư đúng đắn cho mình.

Trách nhiệm khi ký phiếu chi không đúng sự thật. Ký phiếu chi không có thật, không có tiền chi. Trách nhiệm với vấn đề trên thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin hỏi: Tôi ký phiếu chi khoảng 700tr (sau này sẽ có khoản khác bù vào) theo yêu cầu của giám đốc, nhưng không nhận tiền, bây giờ công ty lại quy tội tôi là nợ. Tôi xin được tư vấn, chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ liên quan đến tiền mặt bao gồm: phiếu thu, phiếu chi, phiếu đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng…Hệ thống chứng từ kế toán cho phép các doanh nghiệp chủ động xây dựng, phát triển phù hợp với đặc thù cơ cấu, phát triển, quản lý của từng doanh nghiệp. Miễn đáp ứng đầy đủ các quy định theo Luật kế toán và các văn bản pháp luật điều chỉnh có liên quan.

Chi phiếu khống là gì

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyếnqua tổng đài: 1900.6568

Tại Điều 19 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 quy định như sau:

“Điều 19. Ký chứng từ kế toán

  1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
  3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.”

Theo đó, căn cứ theo mẫu số 02 -TT Ban hành theo thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính quy định về mẫu phiếu chi thì Phiếu chi phải có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, kế toán trưởng, thủ quỹ, người lập phiếu, người nhận tiền.

Như vậy, căn cứ nội dung chị trình bày thì việc lập phiếu chi khoảng tiền 700.000.000 VNĐ theo yêu cầu của giám đốc nhưng không nhận tiền (sau này sẽ có khoản khác bù vào). Là hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật kế toán năm 2015, cụ thể như sau:

Xem thêm: Mẫu phiếu chi tiền mặt (Mẫu số 02-TT) viết sẵn mới nhất năm 2022

“Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
  2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
  3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
  4. Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 41 của Luật này.
  5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
  6. Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật này.
  7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
  8. Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 của Luật này.
  9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.
  10. Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
  11. Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định của Luật này.
  12. Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpmà vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
  13. Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
  14. Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
  15. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kế toán.”

Theo đó, sẽ bị xử lý vi phạm theo Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018

“Điều 8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán

1.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định;

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán;

c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu;

d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;

Xem thêm: Ký và ghi thông tin trên chứng từ, phiếu chi

đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;

b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;

c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;

d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;

đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;

e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;

Xem thêm: Doanh nghiệp thu mua cây cảnh của người dân cần có chứng từ gì?

g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.

Xem thêm: Mẫu đơn xin xác nhận giấy chứng tử và hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng tử mới nhất

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

c) Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.”

Về vấn đề công ty quy tội Chị là nợ khoản tiền này trong khi Chị không nhận được tiền là không đúng quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp các bên không tự thoả thuận, giải quyết được với nhau thì có thể nhờ tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền để can thiệp giải quyết như: Thanh tra, Công an, Toà án….