Bazơ yếu là bazơ như thế nào

Khái niệm bazơ là gì? Bazơ có những tính chất hóa học và vật lý như thế nào và chúng có ứng dụng gì trong cuộc sống? Bài viết tổng hợp dưới đây của Monkey sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Bazơ yếu là bazơ như thế nào

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã
giỏi tiếng Anh như người bản xứ &
phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua
các app của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên

*Vui lòng kiểm tra lại SĐT

*Bạn chưa chọn mục nào!

ĐĂNG KÝ MUA!

Khái niệm bazơ là gì? Công thức hóa học của bazơ

“Bazơ là hợp chất hóa học mà trong đó gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH)”. (Sách giáo khoa Hóa học 8, NXB giáo dục Việt Nam).

Bazơ yếu là bazơ như thế nào

Một số bazơ thường gặp là NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2… trong đó thành phần phân tử của bazơ có 1 nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm – OH.

Công thức hóa học của bazơ

Công thức hóa học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại (M) và một hay nhiều nhóm hidroxit – OH. Vì vậy, - OH có hóa trị I nên kim loại có hóa trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm – OH. Như vậy, công thức hóa học (CTHH) của bazơ là: M(OH)n, trong đó: n là hóa trị của kim loại.

Ví dụ CTHH của bazơ: NaOH; Cu(OH)2; Ca(OH)2…

Cách gọi tên bazơ như thế nào?

Bazơ được gọi tên theo trình tự: Tên bazơ = Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit.

Ví dụ:

  • Ca(OH)2: Canxi hidroxit
  • Cu(OH)2: Đồng (II) hidroxit
  • NaOH: Natri hidroxit…

Tính chất của bazơ là gì?

Phân tích về tính chất của bazơ, chúng ta sẽ đề cập đến tính chất vật lý và tính chất hóa học của chúng.

Tính chất vật lý của bazơ

Xét về tính chất vật lý, bazơ có một số tính chất nổi bật như: Có mùi, vị đắng, nhờn như xà phòng, độ PH lớn hơn 7, tồn tại ở nhiều trạng thái (rắn, bột, dung dịch)... 

Tính chất hóa học của bazơ

Bazơ có những tính chất hóa học nào? Xét về tính chất hóa học, bazơ có những tính chất sau:

Bazơ yếu là bazơ như thế nào

  • Bazơ làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh: Thực hiện một thí nghiệm nhỏ, giỏ vài giọt dung dịch natri hidroxit (NaOH) vào giấy quỳ tím. Quan sát ta sẽ dễ dàng thấy màu quỳ tím thay đổi và chuyển sang màu xanh. Thực hiện nhiều thí nghiệm với các bazơ cho kết quả tương tự.

  • Bazơ cũng làm hợp chất phenolphtalein không màu đổi sang màu đỏ.

  • Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ phương trình phản ứng hóa học thể hiện tính chất này:

2NaOH + SO2 -> Na2SO3 + H2O

Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 + H2O

  • Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là đều có khả năng tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Ví dụ:

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

  • Bazơ + dung dịch muối -> Muối mới + bazơ mới. Ví dụ: 

2NaOH + CuSO4 →Na2SO4 + Cu(OH)2

  • Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy ->  Oxit + nước. Ví dụ:

Cu(OH)2 →CuO + H2O

Bazơ được chia thành mấy loại?

Có 2 cách phân loại bazơ: Dựa vào tính tan hoặc tính chất hóa học của chúng.

Bazơ yếu là bazơ như thế nào

  • Tùy theo tính tan của bazơ, các nhà khoa học chia chúng thành 2 loại là bazơ tan và bazơ không tan trong nước (gọi là kiềm).

Ví dụ bazơ kiềm: NaOH, KOH, Ba(OH)2…; Ví dụ bazơ không tan: CU(OH)2; Fe(OH)3; Mg(OH)2

  • Tùy theo tính chất hóa học, bazơ được chia thành 2 loại là bazơ mạnh và bazơ yếu.

Ví dụ về bazơ mạnh: NaOH; KOH…; Ví dụ về bazơ yếu: Fe(OH)3; Al(OH)3…

Bazơ có những ứng dụng gì trong cuộc sống?

Bazơ rất quan trọng và được ứng dụng nhiều trong thực tiễn đời sống từ việc xử lý nước hồ bơi, sản xuất thuốc, xử lý vải thô… Cụ thể:

Bazơ yếu là bazơ như thế nào

  • Công nghiệp hóa chất và dược: Bazơ được dùng để sản xuất sản phẩm chứa gốc Sodium, điển hình là thuốc Aspirin, javen... làm chất tẩy trắng hay khử trùng. Bên cạnh đó, chúng còn được ứng dụng sản xuất nước rửa bát chén nhờ khả năng thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật.

  • Trong phòng thí nghiệm: Bazơ là chất hóa học quan trọng dùng để nghiên cứu và học tập.

  • Trong ngành thực phẩm: Pha chế dung dịch kiềm, xử lý rau, củ quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp.

  • Ứng dụng trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm: Làm chết phân hủy pectins, sáp để xử lý vải thô, giúp vải dễ hấp thụ màu nhuộm và có độ bóng đẹp nhất.

  • Xử lý nước, đặc biệt là nước trong hồ bơi: Bazơ hòa tan trong nước làm tăng nồng độ PH. Ngoài ra, Bazơ cũng được dùng để trung hòa và khử cặn bẩn trong đường ống cấp nước sinh hoạt.

  • Ứng dụng trong ngành dầu khí: Bazơ cân bằng PH cho dung dịch khoan, loại bỏ sulphur và các hợp chất sulphur hay hợp chất axit có trong tinh chế dầu mỏ.

Xem thêm: Tỉ khối chất khí là gì? Công thức tính tỉ khối chất khí

Một số bazơ quan trọng

Một số bazơ quan trọng được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất công nghiệp là natri hidroxit, canxi hidroxit, kali hidroxit và đồng (II) hidroxit.

Natri hidroxit (NaOH)

Đây là bazơ có đầy đủ tính chất lý hóa của một bazơ, rất phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, tinh dầu thực vật, tơ nhân tạo, xà phòng, hóa chất xử lý nước và chế phẩm nhuộm... Natri hidroxit cũng được dùng làm thuốc thử thông dụng trong phòng thí nghiệm.

Bazơ yếu là bazơ như thế nào

Canxi hidroxit (CaOH)2

Ca(OH) tồn tại dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng, được gọi là vôi tôi.

Vì là một bazơ mạnh nên canxi hidroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ như làm quỳ tím chuyển xanh, phenolphtalein chuyển đỏ, tác dụng với axit, oxit axit hay dung dịch muối. Canxi hidroxit có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống, điển hình như:

  • Trong xây dựng: Thành phần của nước vôi, vữa.

  • Trong công nghiệp lọc dầu: Sản xuất phụ gia cho dầu thô, xử lý nước, cải tạo độ chua của đất.

Kali hidroxit (KOH)

Kali hidroxit tồn tại ở dạng tinh thể kết tinh màu trắng, hút ẩm, tan trong nước. Bazơ này có khả năng ăn mòn thủy tinh, giấy, da... Ở thể rắn, nó có thể ăn mòn sứ.

Trong đời sống, bazơ này được sử dụng để điều chỉnh nồng độ PH có trong phân bón hóa học, sản xuất chất tẩy rửa như xà phòng, dầu gội, sản xuất dầu diesel sinh học, pin alkaline...

Đồng hidroxit CU(OH)2

Đồng hidroxit được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thủy sinh do bazơ này có khả năng tiêu diệt ký sinh bên ngoài trên cá. Ngoài ra, đồng hidroxit còn được ứng dụng làm thuốc diệt nấm, chất màu gốm.

Bài tập thực hành về bazơ

Bài tập thực hành về bazơ dưới đây được tổng hợp từ Sách giáo khoa Hóa học 8 sẽ giúp bạn ôn tập lại kiến thức lý thuyết và nhớ bài lâu hơn.

Bazơ yếu là bazơ như thế nào

Bài tập 1: Ôn tập lý thuyết

Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây và thêm vào chỗ trống những từ thích hợp: “Bazơ là hợp chất mà phân tử có một (1) liên kết với một hay nhiều nhóm (2)”

Gợi ý đáp án:

(1): nguyên tử kim loại

(2): hidroxit (-OH)

Bài tập 2: Viết công thức hóa học của bazơ

Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3

Gợi ý đáp án:

  • NaOH tương ứng với Na2O.

  • LiOH tương ứng với Li2O.

  • Fe(OH)2 tương ứng với FeO.

  • Ba(OH)2 tương ứng với BaO.

  • Cu(OH)2 tương ứng với CuO.

  • Al(OH)3 tương ứng với Al2O3.

Hy vọng với những thông tin về bazơ là gì trên đây đã giúp các bạn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ôn tập hiệu quả hơn. Các bạn đừng quên truy cập website của Monkey thường xuyên để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức môn học thú vị khác nữa nhé!