Bầu cử tổng thống đài loan 2023

Bầu cử tổng thống đài loan 2023
Bà Thái Anh Văn. (Nguồn: sogou.com)

AP/Kyodo đưa tin ngày 28/10, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không can thiệp vào các cuộc bầu cử sắp tới của Đài Loan (Trung Quốc) bất chấp việc phe đối lập ở Đài Loan thể hiện quyết tâm ủng hộ nền độc lập chính thức cho hòn đảo này.

Phát biểu báo giới, Người phát ngôn Văn phòng Các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, ông An Phong Sơn cho biết Bắc Kinh muốn duy trì hòa bình và ổn định giữa 2 bờ eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, ông An Phong Sơn cũng nhấn mạnh các mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền ở Đại Lục với những người theo chủ nghĩa dân tộc (thuộc Quốc Dân Đảng cầm quyền- KMT) ở Đài Loan.

Hiện, KMT đang phải đối mặt với cuộc đua cam go trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 1/2016.

Theo kết quả thăm dò, ứng cử viên của Đảng Dân Tiến (DPP) đối lập, bà Thái Anh Văn được kỳ vọng sẽ trở thành tổng thống của hòn đảo này.

Trước đó, hôm 27/10, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Mỹ ở Đài Loan Kin Moy cho hay Washington tin tưởng vào nền dân chủ của hòn đảo này, đồng thời tuyên bố không can dự vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới mà để người dân sở tại tự lựa chọn vị tổng thống tiếp theo của họ./.

16 tháng 1 2016

Bà Thái Anh Văn thắng cử, nay trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan.

Bà Thái, 59 tuổi, là đại diện của Dân Tiến Đảng (DPP) vốn chủ trương độc lập khỏi Trung Quốc.

Tuy bà chưa tỏ rõ quan điểm nhưng các phe đối lập nói quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc sẽ xấu đi bởi bà không thừa nhận chính sách "một Trung Quốc".

Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai và đe dọa sẽ dùng vũ lực để lấy lại nếu cần.

Ông Chu Lập Luân (Eric Chu) ứng viên của Quốc Dân Đảng đương quyền đã thừa nhận thất bại.

Ông Chu đã chúc mừng bà Thái và tuyên bố ông rời khỏi chức vụ lãnh đạo Quốc Dân Đảng. Thủ tướng Đài Loan Mao Trị Quốc cũng từ chức.

Kỳ bầu cử diễn ra chỉ vài tháng sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa các lãnh đạo của Đài Loan và Trung Quốc.

Nguồn hình ảnh, Getty

Chụp lại hình ảnh,

Bà Thái Anh Văn không thừa nhận chính sách "một Trung Quốc" của Bắc Kinh và chủ trương Đài Loan độc lập

Tuy nhiên, tại Đài Loan thì cả vấn đề kinh tế lẫn mối quan hệ với Bắc Kinh đều đóng vai trò quan trọng, tác động tới lựa chọn của cử tri, phóng viên chúng tôi nói.

Quốc Dân Đảng đã nắm quyền hầu hết thời gian suốt 70 năm qua và đã có những cải thiện trong quan hệ với Bắc Kinh. Chiến thắng của bà Thái lần này mới chỉ là chiến thắng lần thứ hai của Dân Tiến Đảng.

Trước đó là chiến thắng của ông Trần Thủy Biền, người theo đường lối Đài Loan độc lập - trong thời gian ông Trần làm tổng thống, từ 2000 đến 2008, căng thẳng dâng cao trong quan hệ với Trung Quốc.

Bà Thái nói bà muốn "duy trì trạng thái hiện thời" với Trung Quốc.

Bà trở thành chủ tịch Dân Tiến Đảng vào năm 2008, sau khi đảng này đối diện với một loạt các cáo buộc tham nhũng.

Nguồn hình ảnh, BBC

Chụp lại hình ảnh,

Quốc Dân Đảng đang đứng trước nguy cơ lần đầu tiên trong lịch sử bị mất đa số ghế trong Quốc hội

Bà đã thua trong cuộc tranh cử tổng thống hồi 2012 nhưng sau đó đã dẫn dắt đảng giành được chiến thắng trong các kỳ bầu cử địa phương. Bà giành được ngày càng nhiều sự ủng hộ từ công chúng, một phần nhờ vào sự không hài lòng rộng khắp của người dân đối với cách thức Quốc Dân Đảng và Tổng thống Mã Anh Cửu xử lý kinh tế, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Cuộc bầu cử hôm thứ Bảy diễn ra sau cuộc họp lịch sử giữa Tổng thống Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore hồi tháng Mười Một để có các cuộc thảo luận mang tính biểu tượng - là lần gặp gỡ đầu tiên sau hơn 60 năm qua.

Ông Chu Lập Luân, 54 tuổi, là thị trưởng thành phố Tân Đài Bắc (New Taipei City) và đã trở thành chủ tịch đảng hồi tháng Mười.

Quốc Dân Đảng nay đang có nguy cơ lần đầu tiên trong lịch sử bị mất đa số ghế trong Quốc hội.

Bầu cử tổng thống đài loan 2023

Bà Thái Anh Văn đắc cử nhờ sự ủng hộ của các cử tri trẻ - Ảnh: GETTY

Có thể thấy mối quan ngại số 1 của Bắc Kinh vẫn là sự "ra riêng" của Đài Loan.

Sáng thứ ba 14-1, trang chủ của China Daily (Trung Quốc) dành vị trí hàng đầu cho bài viết "Chính sách của đại lục "rõ ràng" sau cuộc bỏ phiếu ở Đài Loan" được đăng từ 02:05 sáng thứ hai 13-1, tức bài này đã "ngự" ở trang chủ suốt 29 tiếng nhằm tỏ rõ lập trường của đại lục cho những ai chưa đọc hoặc đọc rồi mà chưa (chịu) hiểu.

Sự cương quyết của Trung Quốc

Chính sách kiên quyết đó như thế nào? Bài báo trích phát biểu của Ma Xiaoguang (Mã Hiểu Quang), phát ngôn viên của Văn phòng sự vụ Đài Loan thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc: "Chúng tôi kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, kiên quyết phản đối hành động ly khai độc lập Đài Loan dưới bất kỳ hình thức nào...

Chúng tôi đề cao các nguyên tắc cơ bản của thống nhất hòa bình, "một quốc gia, hai chế độ" và nguyên tắc một Trung Quốc". Nhìn chung, tuyên bố của ông Ma cho thấy chính sách của Trung Quốc đúng là không suy suyển!

Dẫu sao bài viết trên China Daily cũng ghi nhận một cách đầy đủ kết quả bầu cử ở Đài Loan vốn dĩ đa đảng và đa ứng viên: "Bà Thái [Anh Văn], thuộc Đảng Tiến bộ dân chủ, và người liên danh Lại Thanh Đức, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan hôm thứ bảy, Ủy ban bầu cử của hòn đảo này tuyên bố.

Họ đã nhận được hơn 8,17 triệu phiếu bầu - chiếm 57,1% tổng số. Ứng cử viên của Quốc dân Đảng Hàn Quốc Du và ứng cử viên liên danh Trương Thiện Chính nhận được 5,52 triệu phiếu bầu (38,6%), Tống Sở Du và Dư Tương của Thân dân Đảng được 600.000 phiếu (4,3%)".

Bài viết loan báo không chỉ kết quả bầu cử lãnh đạo cao nhất hòn đảo, mà cả viện dân biểu Đài Loan: "Cuộc bầu cử lập pháp của Đài Loan được tổ chức đồng thời với cuộc bầu cử lãnh đạo. Trong số 113 ghế cơ quan lập pháp của đảo, Đảng Tiến bộ dân chủ giành được 61 ghế, trong khi Quốc dân Đảng được 38 ghế".

Muốn hay không muốn, kết quả bầu cử mà China Daily công bố cũng phản ánh thực tế khác biệt thể chế giữa Đài Loan và đại lục, và chính điều này tạo ra cái gọi là "nhất quốc, lưỡng chế" mà ông Ma có nhắc tới.

Cái thực tế "hai hệ thống" này thể hiện rõ qua việc hơn 60 quốc gia đã gửi điện chúc mừng bà Thái tái cử. Tất nhiên, với Trung Quốc, đó là những hành động bất hợp pháp.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang (Cảnh Sảng) phản ứng: "Chúng tôi kiên quyết chống lại các nước vi phạm nguyên tắc "một Trung Quốc" khi gửi lời chúc mừng cùng những tuyên bố long trọng".

Bắc Kinh không nổi giận sao được khi chính thức mà nói, hiện chỉ còn 15 nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan! Ông Geng cũng không gây chút nghi hoặc nào về lập trường Trung Quốc khi gọi hòn đảo là "vùng lãnh thổ Đài Loan" và cuộc bầu cử là "một vụ việc địa phương ở Trung Quốc".

Những cấm kỵ

Sự bực tức của ông Geng là đỉnh điểm của cả một quá trình Mỹ vi phạm các cấm kỵ của Bắc Kinh suốt ba năm qua kể từ sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống về vấn đề Đài Loan. Bắt đầu là việc ông Trump nhận cú điện thoại chúc mừng của bà Thái Anh Văn hôm 2-12-2016.

Từ năm 1979 tới hôm đó, chưa một tổng thống Mỹ đương nhiệm hay mới đắc cử nào trực tiếp điện đàm với lãnh đạo Đài Loan. Chưa hết, điện đàm xong, ông Trump còn đăng câu chuyện lên Twitter và Facebook kèm lời "cảm ơn" nhà lãnh đạo Đài Loan.

Rồi tháng 7-2019, Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố Mỹ sẵn sàng bán cho Đài Loan 108 xe tăng M1A2T Abrams, 250 hệ thống phòng không Stinger cùng các thiết bị và hỗ trợ liên quan, trị giá tổng cộng khoảng 2,2 tỉ đôla.

Đến trung tuần tháng 8-2019, chính quyền Trump lại loan báo sẽ bán cho Đài Loan một gói máy bay chiến đấu trị giá lên đến 8 tỉ đôla.

Cũng trong năm ngoái, ông Trump ký ban hành một đạo luật được cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ủng hộ nhằm đẩy mạnh trao đổi - giao lưu giữa các quan chức cấp cao hai phía, khiến đại sứ Trung Quốc tại Washington lên tiếng cho rằng Mỹ "vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc".

Đưa quan chức cấp cao sang "thăm và làm việc" chưa đủ, hải quân Mỹ còn tăng cường qua lại eo biển Đài Loan. Tờ Stars & Stripes của quân đội Mỹ 13-11-2019 đếm được là từ đầu năm 2019 tới khi đó, đã có tám tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, trong khi cả năm 2018 chỉ có hai lần và năm 2017 hoàn toàn không có.

Tất nhiên, eo biển Đài Loan rộng đến 110 hải lý là hải lộ tự do, làm sao cấm cản tàu bè qua lại, song Bắc Kinh lại đòi phải xin phép trước và cho rằng Mỹ đang mưu đồ ủng hộ Đài Loan độc lập!

Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh đó. Không khó hiểu tại sao phát ngôn viên Geng nhấn mạnh: "Đài Loan là vấn đề nội bộ của Trung Quốc...

Bất kể chuyện gì xảy ra ở Đài Loan, thực tế vẫn chỉ có một Trung Quốc, và việc Đài Loan là một phần của Trung Quốc sẽ không thay đổi... Chính phủ Trung Quốc phản đối các quan niệm "Đài Loan độc lập", "hai Trung Quốc" và "một Trung Quốc, một Đài Loan"".

Cử tri Đài Loan muốn gì?

Trong bối cảnh đó, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) của Hong Kong tối 12-1 chạy tít: "Kết quả bầu cử Đài Loan cho thấy không có thôi thúc sớm độc lập sau chiến thắng của bà Thái Anh Văn".

Bài báo nhấn mạnh: "Thắng lợi hôm thứ bảy của bà [Thái]... và Đảng Tiến bộ dân chủ cho thấy cử tri hài lòng với hiện trạng" và "tỉ lệ ủng hộ cao cho thấy các cử tri trẻ đang trở thành tiếng nói ngày càng quan trọng mà các chính trị gia bỏ qua sẽ gặp nguy hiểm".

Tác giả bài báo dựa trên những số liệu nhân khẩu học về cuộc bầu cử cũng như kết quả bỏ phiếu cơ quan dân biểu cho biết: Tỉ lệ tham gia bỏ phiếu rất cao, hơn 14/19 triệu cử tri đăng ký đã đi bầu, tính ra là 75%, tăng hơn 9% so với cuộc bầu cử tương tự năm 2016; sự tham gia bỏ phiếu rất đông của cử tri trẻ cho thấy giới trẻ nay dấn thân chính trị hơn rất nhiều; không chỉ thắng lớn trong cuộc bầu cử, hơn đối thủ gần nhất đến 2,5 triệu phiếu, đảng của bà Thái còn giành được đến 61 ghế trong cơ quan dân biểu, thắng lợi kép này đem đến cho bà vị thế còn vững chãi hơn nhiệm kỳ trước.

Đáng lưu ý là các ứng viên theo đuổi đường lối cực đoan: đòi độc lập hay thống nhất với Trung Quốc đều thất bại, trong khi Đảng Nhân dân Đài Loan, mới ra đời do thị trưởng Đài Bắc Ko Wen-je (Kha Văn Triết) sáng lập, chủ trương chiết trung, lại giành được năm ghế. Có thể thấy ý muốn của cử tri, trong đó số cử tri trẻ rất đông và có tiếng nói ngày càng quan trọng là giữ nguyên trạng.

The Diplomat trước đó cũng đăng một bài phân tích lá phiếu cử tri theo nhân khẩu học dự báo tương tự: giới trẻ sẽ ấn định tương lai Đài Loan qua lá phiếu của họ. Các số liệu thăm dò dư luận ngay trước bầu cử cũng khá sát với kết quả bỏ phiếu hôm 11-1. Thăm dò dự báo bà Thái Anh Văn dẫn trước đối thủ của Quốc dân Đảng 16 điểm phần trăm, kết quả cho thấy khoảng cách này là 18,5 điểm phần trăm.

Khác biệt về lập trường của bà Thái và ông Hàn Quốc Du có thể cảm nhận qua mô tả của Foreign Policy 13-1: "Ông Hàn, giống hầu hết các chính trị gia Quốc dân Đảng, rất thân Trung Quốc. Ông tán thành "Đồng thuận 1992", ủng hộ tăng cường quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc. [...]

Tháng 3-2019, ông Hàn đã đến Hong Kong, Macau và Thâm Quyến để đàm phán các giao dịch thương mại cho Cao Hùng. Người Đài Loan nổi giận với chuyến thăm này và các cuộc họp kín với các quan chức Trung Quốc của ông, nhưng ông Hàn khăng khăng ông chỉ sang đại lục để "bán trái cây"".

Đùng một cái, sự cố Hong Kong nổ ra, và sự cố càng kéo dài càng gây bất lợi cho ông Hàn, cũng như càng khiến giới trẻ Đài Loan lo lắng. Tâm trạng đó được phản ánh qua kết quả thăm dò trước bầu cử được The Diplomat phân tích và diễn giải: "

Bà Thái dẫn trước ông Hàn tới 39 điểm phần trăm ở nhóm cử tri lứa tuổi 20-29, và 35 điểm phần trăm ở nhóm 30-39 tuổi. Ngược lại, bà chỉ dẫn trước ông Hàn có 6 điểm phần trăm ở nhóm cử tri độ tuổi 50-59".

The Diplomat gọi chọn lựa của lớp trẻ Đài Loan là mang tính "khoảng cách thế hệ". Có thể nghĩ rằng người trẻ Đài Loan đã lựa chọn bà Thái vì nỗi lo Hong Kong.

Một cuộc thăm dò trên tạp chí Đài Loan Thiên Hạ cũng cho thấy sự khác biệt trong tư duy của người trẻ ở hòn đảo này, hầu hết sinh ra, lớn lên và đã sống trọn đời mình tới thời điểm này mà gần như không có mắc mứu gì với đại lục như các thế hệ cha ông họ.

Theo đó, 82,4% người Đài Loan ở độ tuổi 20-29 coi mình chỉ là người Đài Loan, trong khi tỉ lệ này ở lứa tuổi 40 trở lên chỉ hơn 55%.