5 đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Tài liệu "Đặc trưng của CNTB hiện đại" có mã là 264506, file định dạng zip, có 24 trang, dung lượng file 39 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Khoa học xã hội > Kinh tế chính trị. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Đặc trưng của CNTB hiện đại

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Đặc trưng của CNTB hiện đại để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 24 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Đặc trưng của CNTB hiện đại

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Phải thừa nhận rằng, với sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện nay có sự phát triển vượt bậc, đóng góp đối với sự phát triển của thế giới ngày càng to lớn. Nhưng có thể khẳng định rằng những điều chỉnh, thay đổi vẫn chưa phá vỡ được khuôn khổ, nền tảng của chế độ tư bản chủ nghĩa, vẫn chỉ là những điều chỉnh, những sự chuyển biến trong khuôn khổ của chế độ tư bản. Trong lòng xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn tồn tại đầy rẫy những mâu thuẫn, bất cập…, xét đến cùng thì bản chất chế độ bộc lột vẫn đang hiện hữu.

1. Theo đuổi lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản; sự giàu có của các nhà tư bản là từ nguồn lợi nhuận này. Nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất. Do vậy, bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

5 đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Quan điểm cho rằng máy móc cũng tạo ra giá trị, tạo ra sự giàu có của nhà tư bản không phải là mới, đã từng bị phê phán. Sai lầm của quan điểm này là ở chỗ không hiểu bản chất của “của cải”, của “tài sản” trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong xã hội tư bản. Đối với con người và xã hội nói chung, ở mọi giai đoạn phát triển, “của cải”, “tài sản” là tất cả những sản phẩm vật chất có ích, cần thiết cho cuộc sống, cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người, là đất, nước, lúa, gạo, các công cụ, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt... Song, đối với nhà tư bản, để thực hiện mục đích làm giàu, sản xuất hay kinh doanh cái gì, hàng hóa gì không quan trọng, đấy chỉ là phương tiện để khi bán đi có được nhiều tiền hơn. Tiền, một hình thái của giá trị, mới thật sự là tài sản, của cải trong xã hội tư bản. Máy móc cũng là sản phẩm của lao động, nó có giá trị, khi sử dụng máy móc vào sản xuất, giá trị của máy móc được chuyển dần vào sản phẩm. Máy móc có năng suất rất cao, sản xuất ra được rất nhiều sản phẩm nên giá trị chuyển từ máy móc sang mỗi sản phẩm rất nhỏ. Nhưng giá trị của một hàng hóa không phải do chi phí sản xuất riêng, cá biệt của một người sản xuất ra hàng hóa đó quyết định mà là mức chi phí trung bình của xã hội (của nhiều người cùng sản xuất hàng hóa đó) cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Vì vậy, nhà tư bản bán hàng hóa do sử dụng máy móc tạo ra theo giá trị (giá cả) chung, hơn nữa còn theo giá cả độc quyền do mình tự định ra (vì công ty có vị trí độc quyền), sẽ thu được giá trị lớn hơn nhiều giá trị đã bỏ ra. Đây là nguồn gốc đem lại sự giàu có của nhà tư bản. Giá trị tăng thêm này không phải do máy móc tạo ra mà do lao động xã hội tạo ra, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt.

2. Chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa còn tiếp tục gia tăng, vẫn là chế độ bất công. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, một bộ phận công nhân có cổ phiếu, cổ phần ở các công ty tư bản. Số lượng công nhân có cổ phiếu có thể đông, nhưng số lượng cổ phiếu mỗi người có đều rất nhỏ, nên thực tế tổng số cổ phiếu mà người công nhân có chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số cổ phiếu của các công ty tư bản (chỉ khoảng 1 -2%). Số lượng ít, phân tán, người lao động hoàn toàn không có tiếng nói gì ảnh hưởng tới hoạt động của các công ty.

5 đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Những người vô gia cư ở TP Honolulu - Mỹ hôm 4-12. Ảnh: STAR ADVERTISER

Ở các nước tư bản phát triển, những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cấp cao, nhờ có trình độ chuyên môn cao (công nhân cổ trắng), cùng với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, tạo thành tầng lớp trung lưu của xã hội chỉ là một bộ phận nhỏ. Còn lại số lượng những người có mức sống thấp, dưới mức nghèo khổ, những người thất nghiệp, người vô gia cư, người nhập cư ở những nước này còn rất lớn. Hơn nữa, để đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện đại, không thể chỉ thấy khu vực “trung tâm” là các nước kinh tế phát triển, mà cần phải thấy cả khu vực “ngoại vi” của nó là những nước đang phát triển, nước nghèo, kém phát triển, nơi có tỷ lệ người nghèo, đói còn rất cao.

Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn, xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Liên hợp quốc, tài sản của 225 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập, tài sản của hơn 2,5 tỷ người nghèo trên thế giới. Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 hiện nay đang làm bộc lộ rõ nét về sự phân hóa xã hội ở các nước tư bản phát triển. Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là chủ nghĩa tư bản nhân đạo, nhân văn như một số quan điểm đề cao nó.

3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn không ngăn chặn, tránh được các cuộc khủng hoảng kinh tế gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản, với mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ các năm 1973, 1979 đã đẩy các nước tư bản phát triển và kinh tế thế giới vào tình trạng vừa lạm phát vừa đình đốn (Stagflation), suy thoái đến đầu những năm 1980. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á những năm 1997-1998 làm sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá trị đồng tiền, phá sản hàng loạt doanh nghiệp ở các nước Châu Á, ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 làm sụp đổ hàng loạt ngân hàng lớn ở các nước tư bản phát triển, dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Sau khủng hoảng tài chính 2008-2009, một loạt nước tư bản phát triển như: Ailen, Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lại rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, đứng trước nguy cơ vỡ nợ, phải yêu cầu sự trợ giúp của Liên minh Châu Âu (EU), của ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)...

Khủng hoảng kinh tế diễn ra liên tiếp đã đẩy nền kinh tế vào suy thoái, làm tăng nạn thất nghiệp, sự căng thẳng xã hội. Đồng thời, chạy theo mục tiêu lợi nhuận tối đa, chủ nghĩa tư bản hiện đại còn là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa sự sống của con người trên trái đất. Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là chế độ xã hội tạo được sự phát triển ổn định, hài hòa, bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường.

4. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, những mâu thuẫn gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện diện, dù có những hình thức biểu hiện mới. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa tư bản với tư bản, giữa các cường quốc tư bản với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát triển.

5 đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Để có lợi nhuận tối đa, thì đối với nhà tư bản, thời gian lao động của công nhân càng dài càng tốt, cường độ lao động càng cao càng tốt, chi phí tiền lương, tiền công, trang bị bảo hộ lao động, phúc lợi cho người lao động càng ít càng tốt, do đó, luôn tìm mọi cách, kể cả “lách luật” để làm điều này một cách tinh vi nhất. Sự hình thành đội ngũ công nhân “cổ trắng” trong thời đại cách mạng công nghệ và các chính sách điều tiết của nhà nước có góp phần cải thiện đời sống cho một bộ phận công nhân ở các “trung tâm” phát triển, nhưng tư bản lại chuyển đầu tư sang các vùng “ngoại vi” kém phát triển để tận dụng lao động giá rẻ, tạo nên tình trạng thất nghiệp ở khu vực trung tâm.

Ngày nay, mâu thuẫn giữa các công ty, tập đoàn tư bản, các nước tư bản phát triển với nhau trong việc giành giật thị trường tiêu thụ, các nguồn nguyên liệu, năng lượng, các phát minh, sáng chế, thành tựu khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao... vẫn diễn ra rất gay gắt. Quan hệ giữa các nước tư bản phát triển với các nước kém phát triển, đang phát triển thể hiện bên ngoài như những quan hệ bình đẳng, thỏa thuận từ cả hai phía, nhưng thực chất là quan hệ bất bình đẳng. Các nước tư bản phát triển giàu có, có nguồn lực tài chính lớn, trình độ khoa học công nghệ cao, nắm độc quyền các bí quyết công nghệ, thương hiệu sản phẩm... xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển, kém phát triển không phải với mục tiêu hỗ trợ phát triển các nước này mà để mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tài nguyên, nguồn lao động rẻ, chuyển giao những máy móc thiết bị, những công đoạn những ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường cho những nước này, với giá cả độc quyền do họ chi phối; đồng thời vẫn sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để cản trở xuất khẩu hàng hóa của nước đang phát triển, kém phát triển vào nước họ... Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là xã hội công bằng, bình đẳng mà con người hướng tới.

Thành Lê