5 công ty viễn thông hàng đầu ở Ấn Độ năm 2022

BNEWS Tập đoàn Reliance Industries đã trở thành công ty đầu tiên của Ấn Độ có doanh thu cả năm vượt 100 tỷ USD, sau khi công ty nhận kết quả kinh doanh quý I khởi sắc mảng năng lượng, viễn thông và bán lẻ.

Tập đoàn thuốc sở hữu của người giàu nhất châu Á Mukesh Ambani này đã đạt lợi nhuận ròng 162,03 tỷ rupee (2,1 tỷ USD) trong giai đoạn từ tháng 1-3 năm nay, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu của Reliance Industries trong quý trước tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2021 lên 2.120 tỷ rupee, nhờ sự khởi sắc ở cả mảng năng lượng lâu đời và các mảng mới hơn như bán lẻ.

Kết quả nói trên đã đưa tổng doanh thu của Reliance Industries trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3 lên 7.930 tỷ rupee (104,6 tỷ USD), bất chấp những thách thức từ đại dịch COVID-19 và những bất ổn địa chính trị đang gia tăng.

Trong đó, doanh thu từ mảng hóa dầu và lọc dầu, vốn chiếm hơn một nửa thu nhập của Reliance, đã tăng 44,2% trong quý trước so với cùng kỳ năm 2021 lên 1.460 tỷ rupee nhờ giá dầu tăng cao. Còn mảng sản xuất và khai thác dầu khí có quy mô nhỏ hơn ghi nhận doanh thu tăng 136,8% lên 20 tỷ rupee như giá khí đốt tăng.
Bên cạnh đó, lợi nhuận ròng từ công ty con về viễn thông Reliance Jio tăng 22,9% lên 43,13 tỷ rupee, trong khi doanh thu từ mảng ban sler chạm mức cao nhất từ trước đến nay là 580,17 tỷ rupee nhờ nhu cầu đối với hàng thời trang và tạp phẩm tăng cao vào đầu mùa hè.
Khối tài sản trị giá nhiều tỷ USD của Reliance được tiếp sức chủ yếu bởi các mảng dầu và hóa dầu, nhưng "ông lớn" này đã đa dạng hóa thêm các lĩnh vực mới như viễn thông và bán lẻ trong những năm gần đây./.

BNEWS Chủ tịch tập đoàn Reliance của Ấn Độ Mukesh Ambani cho biết, công ty con của Reliance là Jio sẽ bắt đầu triển khai dịch vụ 5G cho các thuê bao của mình trong hai tháng tới.

Reliance Jio, nhà mạng viễn thông di động lớn nhất Ấn Độ, sẽ bắt đầu triển khai mạng 5G ở các thành phố lớn của nước này, trước khi phủ sóng toàn Ấn Độ vào tháng 12/2023.

Đầu tháng này, tên tuổi của Jio đã nổi lên mạnh mẽ khi trở thành công ty chi nhiều nhất trong phiên đấu giá băng tần mạng 5G trị giá 19 tỷ USD của Ấn Độ. Công ty này đã mua quyền sở hữu băng tần 24.740 MHz với giá 880,78 tỷ rupee (11 tỷ USD).

Các đối thủ nhỏ hơn như Bharti Airtel và Vodafone Idea chi lần lượt 430,8 tỷ rupee và 188 tỷ rupee. Quyền sở hữu băng tần 5G vô cùng quan trọng, có thể quyết định hãng nào sẽ chi phối kỷ nguyên số tại đất nước tỷ dân.
Theo Reliance Jio, việc sở hữu các băng tần này sẽ cho phép Jio xây dựng mạng 5G tiên tiến nhất thế giới, củng cố hơn nữa vị thế dẫn đầu của Ấn Độ về kết nối băng thông rộng không dây.
Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu bắt đầu triển khai 5G - có thể cung cấp tốc độ dữ liệu nhanh hơn khoảng 10 lần 4G - vào tháng 10 năm nay. Trên toàn cầu, mạng không dây thế hệ mới này được coi là quan trọng đối với các công nghệ mới nổi như ô tô tự lái và trí tuệ nhân tạo./.

5 công ty viễn thông hàng đầu ở Ấn Độ năm 2022

Cuộc cạnh tranh trong ngành viễn thông tại Ấn Độ đang ngày càng khốc liệt khi các nhà mạng tung ra nhiều chiêu thức mới nhằm chiếm vị trí bá chủ tại thị trường internet lớn thứ hai thế giới này...

Đọc E-paper

Ngày 5/9, nhà mạng Reliance Jio (Jio) của tỷ phú giàu nhất Ấn Độ - Mukesh Ambani cho ra mắt gói dịch vụ cho phép người dùng sử dụng miễn phí không giới hạn dữ liệu 4G trong ba tháng đầu tiên và chỉ trả 50 rupee (khoảng 17.000 đồng)/gigabyte dữ liệu từ ngày 1/1/2017.

Cuộc chiến giá cước

Ông Ambani khẳng định, gói dịch vụ này là rẻ nhất thế giới và việc bỏ ra 20 tỷ USD xây dựng mạng 4G, theo như bình luận của tờ The Guardian, sẽ giúp hàng trăm triệu người dân Ấn Độ có cơ hội thụ hưởng mạng internet với tốc độ tia chớp.

Tuy nhiên, theo hãng tin CNN, kế hoạch "đầy tính nhân văn" này của Jio đã ngay lập tức vấp phải phản ứng của các đối thủ cạnh tranh khi cáo buộc hãng này gây thiệt hại cho kinh doanh của họ và tạo ra làn sóng giảm giá cước của các nhà mạng.

Hãng viễn thông lớn nhất Ấn Độ là Bharty Airtel đã giảm 80% giá dịch vụ 3G và 4G, trong khi nhà mạng lớn thứ hai tại đây là Vodafone chọn cách tăng thêm 70% lưu lượng cho các gói dịch vụ, đồng thời khẳng định gói dữ liệu rẻ nhất của mình có giá tốt hơn của Jio.

Theo các nhà phân tích, Jio dự kiến sẽ không có lợi nhuận trong năm 2017 và với việc chỉ cung cấp dịch vụ 4G đồng nghĩa Hãng sẽ không phủ sóng đến những khu vực hiện mới chỉ có hạ tầng 3G và 2G.

Tuy nhiên, điều đó không đáng ngại bởi theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Internet và Di động Ấn Độ (IAMAI), lượng người dùng 2G tại Ấn Độ dự kiến sẽ giảm mạnh trong thời gian tới khi rất nhiều khách hàng muốn nâng cấp từ 2G lên 3G. Tính đến cuối năm 2014, có gần 82 triệu người sử dụng dịch vụ 3G và con số này dự kiến đạt ngưỡng 284 triệu trong năm 2017.

Tỷ phú Ambani ước tính, hiện mạng 4G Jio đã phủ sóng tới hơn 80% người dân với khoảng 18.000 thành phố và 200.000 ngôi làng nhờ 100.000 tháp viễn thông được Hãng lắp đặt. Ông kỳ vọng tới tháng 3/2017, mạng 4G Jio sẽ phủ sóng 90% dân số và kịp đạt 100 triệu thuê bao trong năm 2016 và chiến dịch phát hành miễn phí thẻ sim 4G hôm 26/8 là bước đi đầu tiên cho việc hiện thực hóa mục tiêu đó.

Đã có hàng nghìn người dân Ấn Độ xếp hàng tại các khu mua sắm và siêu thị - nơi đặt cửa hàng của Reliance Jio để nhận thẻ sim 4G với 3 tháng sử dụng miễn phí dữ liệu 4G LTE không giới hạn, bao gồm gọi thoại, nhắn tin, xem phim, nghe nhạc. Và để thụ hưởng dịch vụ ấy, người dùng Jio phải mua một chiếc điện thoại thương hiệu LYF do Reliance Digital (chuỗi cửa hàng của Reliance Jio) bán ra.

Riêng với những thương hiệu điện thoại khác như Samsung, LG, Micromax, Asus, Gionee, khách hàng sẽ phải tải về gói ứng dụng của Reliance Jio mới kết nối được mạng 4G. Tờ Times of India tính toán, các gói cước lưu lượng của Reliance Jio có mức giá chỉ gần bằng 1/5 so với các nhà mạng khác.

"Mỏ vàng" chờ khai phá

Dù là quốc gia có nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới và nhiều nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin xuất thân từ đây, nhưng chỉ có 22% người trưởng thành tại Ấn Độ tiếp cận internet - theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew trong năm 2015. Tờ Huffington Post nhận định, tốc độ internet tại Ấn Độ chậm ở mức "đáng báo động" khi chỉ xếp hạng 115 trên thế giới.

CNN dẫn kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông và Phát triển (CCD), trong đó nhấn mạnh tình trạng thiết hụt cơ sở hạ tầng và không đủ khả năng chi trả tiền cước là hai trong số những nguyên nhân chính khiến gần 900 triệu người Ấn Độ không được tiếp cận internet.

Thậm chí, Jio - hãng viễn thông đầu tiên tại Ấn Độ khơi mào "cuộc chiến internet" giá rẻ, cũng phải mất gần 6 năm (từ tháng 12/2010) mới có thể bắt đầu chiến lược giảm giá do gặp nhiều khó khăn trong việc lắp đặt hệ thống cáp quang, kết nối băng thông rộng cũng như hiểu biết của người dân còn hạn chế về lợi ích của công nghệ 4G LTE. 

Theo thống kê mới nhất từ Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU), tính đến tháng 9/2016, Ấn Độ có 333 triệu thuê bao internet (trong tổng số 1 tỷ thuê bao di động) và trở thành thị trường internet lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc (721 triệu thuê bao). Kết quả trên biến quốc gia Nam Á này trở thành "mỏ vàng" mà nhiều đại gia công nghệ muốn khai phá.

Ngay đầu năm 2016, Google đã phát wifi miễn phí tại các nhà ga trên khắp Ấn Độ. Facebook cũng thử nghiệm dịch vụ wifi miễn phí mang tên Express Wifi tại đây hồi tháng 8/2016, sau thất bại của ứng dụng "Free Basics" vào cuối năm 2015 - một chương trình chuyên cung cấp thông tin về y tế, du lịch, việc làm cho những người không đủ khả năng chi trả tiền cước internet hay các gói cước trên smartphone.

"Cuộc chiến viễn thông" tại Ấn Độ trong vài năm trở lại đây ngày càng khốc liệt khi số lượng người sử dụng internet tăng cao, trong đó việc dùng smartphone để vào mạng chiếm tỷ trọng đáng kể. Theo dự báo của ITU, số người dùng internet tại Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng cao trong vòng 5 năm tới và có thể chạm ngưỡng bão hòa vào năm 2021.

> Từ “giấc mơ Mỹ” đến “giấc mơ Ấn Độ”

> Kinh tế Ấn Độ: Đóng để mở?

> Ấn Độ đã đáp trả Trung Quốc vụ "hộ chiếu lưỡi bò"