Vi sinh vật phân giải là gì

Vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn phân giải lân là hai loại vi khuẩn đang được bà con nông dân rất quan tâm bổ sung vào đất canh tác của mình. Vậy những vi khuẩn này là gì? Cơ chế tác động của chúng lên hệ sinh thái ra sao? Hiệu quả của chúng mang lại như thế nào? Cùng Tin Cậy điểm qua những vi khuẩn tuyệt vời này và cách bổ sung chúng cho đất trồng

1. Vi khuẩn cố định đạm

a/ Đặc trưng được chú ý đến nhất là Rhizobium sp.

Vi sinh vật phân giải là gì
Hiệu quả của vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn cố định đạm trong đất

Rhizobium là chủng vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần cây họ Đậu, nhiệm vụ là cộng sinh với rễ từ đó cố định đạm từ không khí vào trong nốt sần tạo dinh dưỡng dự trữ cho cây. Lượng đạm này được chuyển hóa dưới dạng NH4+ cây rất dễ hấp thụ và an toàn cho sinh vật.

Nitơ (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng không chỉ đối với cây trồng mà ngay cả đối với vi sinh vật. Nguồn dự trữ nitơ trong tự nhiên tất lớn, chỉ riêng trong không khí có đến 78,16% là nitơ, song nguồn nitơ này không sử dụng được cho cây trồng.

Để cây trồng có thể sử dụng được nguồn nitơ này làm chất dinh dưỡng, nitơ không khí phải được chuyển hóa thông qua quá trình cố định nitơ (cố định đạm) dưới tác dụng của các nhóm vi sinh vật cố định đạm.

b/ Hiệu quả cố định đạm

Đạm được hình thành từ quá trình sấm sét (NO3–) với nhiệt độ 30.000oC được khoảng 6 – 7kg/ha/năm.

Nguồn đạm được tạo thành từ quá trình cố định đạm của vi khuẩn tự do là: 28kg/ha/vụ và của vi khuẩn nốt sần cây họ Đậu là: 94kg/ha/vụ, một con số không phải nhỏ với đất trồng.

Vi sinh vật phân giải là gì
Hiệu quả của vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn cố định đạm trong đất

c/ Cách bổ sung, củng cố nguồn vi khuẩn cố định đạm

Để tạo nguồn vi khuẩn cố định đạm có thể bổ sung thông qua trồng các loại cây họ đậu để phủ xanh bề mặt như: cỏ đậu, đậu săng, đậu 3 lá,…hoặc trồng xen các loại đậu xanh, đậu đỏ…để vừa có thêm thu nhập vừa tăng khả năng cố định đạm (lưu ý khi thu hoạch không nhổ rễ).

Ngoài ra các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh cũng cung cấp một lượng lớn những vi khuẩn có ích này như: EMZ – FUSA, EM – AG,…

Vi sinh vật phân giải là gì
Hiệu quả của vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn cố định đạm trong đất

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

  • Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
  • Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
  • Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
  • Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
  • Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
  • Máy đo EC trong đất HI98331
  • Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
  • Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
  • Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
  • Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)

2. Vi khuẩn phân giải lân khó tan

a/ Vi khuẩn phân giải lân

Đặc trưng của vi khuẩn này là Pseudomonas sp. (trực khuẩn phân giải lân) có bà con gần với vi khuẩn gây bệnh ở người là trực khuẩn mủ xanh tuy nhiên Pseudomonas sp. là vi khuẩn có ích rất nhiều đến nông nghiệp.

Ngoài ra còn dòng vi khuẩn Bacillus sp. cũng hỗ trợ phân giải lân khó tan rất tốt.

Phân lân luôn được mặc định là bón lót để cung cấp nguyên tố đa lượng Photpho (P) cho cây trồng vì mức độ khó tan và cây khó sử dụng của nó. Theo nghiên cứu trong vòng một tháng sau bón tùy điều kiện đất đai phân Lân từ các nguồn như: Ca3(PO4)2, Photphorit, Apatit..chỉ sử dụng được 5 – 25% lượng bón vào.

Vi khuẩn phân giải lân sống tự do trong đất và sử dụng các nguồn lân khó tan để làm năng lượng sinh sản nhưng do vòng đời ngắn bản thân vi khuẩn sẽ phân hủy cung cấp lại cho cây trồng lân dễ tan.

b/ Hiệu quả phân giải lân

Khi có mặt của vi khuẩn phân giải lân khó tan Pseudomonas hiệu quả sử dụng các loại phân lân tăng thêm 30%, giảm rất nhiều thất thoát không đáng có.

Ngoài ra, nguồn Photpho còn đến từ các loại phân chuồng, rơm rạ, xác bả thực vật…vi khuẩn phân giải lân cũng thúc đẩy nhanh quá trình mùn hóa của chúng.

Vi sinh vật phân giải là gì
Hiệu quả của vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn cố định đạm trong đất

còn là dòng vi khuẩn đối kháng là một trong những thiên địch tự nhiên của nhiều vi khuẩn và nấm có hại như: Phitophthora (xì mủ), Pythium (thối nhũn), Rhzoctonia (lở cổ rễ), Fusarium (cháy lá) cùng nhiều nấm hại khác.

Bên cạnh đó, Pseudomonas sp. còn giúp phân giải các loại thuốc bảo vệ thực vật dư thừa trong đất.

c/ Cách bổ sung, củng cố nguồn vi khuẩn phân giải lân

Bón phân chuồng, phân hữu cơ để nâng cao tầng đất canh tác, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh phát triển.

Có thể cung cấp thêm cho đất từ các loại phân hữu cơ vi sinh: BIO – SIMO, EM – AG,…

Vi sinh vật phân giải là gì
Hiệu quả của vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn cố định đạm trong đất

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

  • Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
  • Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
  • Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
  • Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
  • Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
  • Máy đo EC trong đất HI98331
  • Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
  • Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
  • Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
  • Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)

Thực hiện trồng cỏ phủ các loại cây họ đậu, cây phân xanh để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất.

Khi các vi sinh vật đặc biêt là vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân được bổ sung vào đất, được tạo môi trường thích hợp để sinh sôi sẽ giúp bà con tiết kiệm rất nhiều chi phí cho phân bón. Tin Cậy chúc bà con có vụ mùa như ý!