U khẩu cái mềm là gì

Chị tôi khuyên tôi nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng xem có bị ung thư vòm họng không. Bác sĩ hãy cho tôi lời khuyên.

Tran Thi Bich Thuy

- Trả lời của phòng mạch online:

Về mặt lý thuyết cũng như trong thực tế rất khó sờ được vòm họng của chính mình, vì vị trí này là nơi tiếp giáp phía sau cùng của mũi và phía trên cùng của họng thường bị khẩu cái mềm che khuất.

Vị trí mà anh mô tả thật sự là vòm khẩu cái trong miệng ngay sau răng hàm trên. Dân gian còn gọi là "nóc dọng". Vòm khẩu cái này có 2 phần, phần ngay sau răng hàm trên được hình thành bởi xương nên cứng gọi là khẩu cái cứng, phần tiếp theo cho đến lưỡi gà do không có xương nên gọi là khẩu cái mềm.

Ở khẩu cái cứng thường có u xương khẩu cái, sờ rất cứng, không đau, không loét, được phát hiện rất tình cờ, hoặc một số rất ít các trường hợp u xương quá to làm nhai có cảm giác vướng. Trong trường hợp này chỉ cần phẫu thuật đục u xương này là giải quyết được vấn đề.

Tình huống thứ 2 là ung thư khẩu cái cứng, thường biểu hiện là khối u cứng, có thể đau hoặc không, có loét, chảy máu. Khi u lớn và lan rộng bệnh nhân có thể có nói giọng mũi, lung lay hoặc rụng các răng lân cận, ngoài ra có thể có hạch ở dưới hàm hoặc ở cổ. Khi phát hiện u khẩu cái có một trong các dấu hiệu đáng ngờ trên, lập tức khối u này phải được sinh thiết để biết chắc bản chất của khối u, nếu là ung thư hiện nay xạ trị là phương pháp tối ưu nhất.

Bạn nên dành chút ít thời gian đi khám tai mũi họng để được bác sĩ khám và đánh giá chính xác hơn.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: .

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode]. Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS, BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNGKhoa tai mũi họng BV FV TP.HCM

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ KHẨU CÁI CỨNG

I. DỊCH TỄ HỌC:

Ung thư khẩu cái cứng chiếm 1,3% ung thư hốc miệng, chủ yếu ở nam giới trên 60 tuổi. Ở nước ta ung thư khẩu cái cứng chiếm 6,2% ung thư hốc miệng với tỉ lệ nam/nữ là 1,5/1 .

II. YẾU TỐ NGUY CƠ:

Hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém, chấn thương do răng, nhai trầu, hít thuốc bột, nước súc miệng có cồn.

III. CHẨN ĐOÁN:

Lâm sàng:

Tổn thương loét kéo dài hơn 2 tuần không khỏi, chảy máu tự nhiên, nốt sần, u cục trong miệng

Cân lâm sàng:

- Sinh thiết: Bệnh phẩm được lấy ra phải là vùng bị tổn thương nghi ngờ nhất với một ít niêm mạc lành lặn bên cạnh không được lấy ở vùng hoại tử hoặc đang bị nhiễm trùng vì dễ làm sai lệch chẩn đoán.

- Chọc hút bằng kim nhỏ: Thường sử dụng chọc hạch chẩn đoán di căn hạch ở bệnh nhân đã xác định u nguyên phát. Tổ chức hút ra được xét nghiệm tế bào.

- Scaner và MRI có giá trị lớn trong chẩn đoán ung thư miệng và các tổn thương di căn. Hiện nay PET-CT là kỹ thuật mới có giá trị ữong chấn đoán và kiểm soát ung thư miệng hàm mặt.

- Siêu âm để phát hiện di căn xa của ung thư di căn vào gan.

IV. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:

- phẫu thuật: cắt rộng u vùng khấu cái và xương hàm trên.

- Chuyển BV. Ung bướu điều trị tiếp.

V. PHÒNG NGỪA:

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

- Thăm khám nha sỹ đinh kỳ.

VI. TIÊN LƯỢNG:

Tỉ lệ sống còn 5 năm là 40%. Giai đoạn I là 56%, giai đoạn II là 41%, giai đoạn III là 32%, giai đoạn rv là 12%.

LƯU ĐỒ XỬ TRÍ:

Ung thư amidan khẩu cái là ung thư hay gặp đối với các bệnh ung thư vùng tai mũi họng. Bệnh thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tăng cao ở những người nghiện rượu và hút thuốc nhiều. Bệnh tiến triển nhanh, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, cần phát hiện sớm để phòng tránh.

Amidan hay gọi là amidan khẩu cái thuộc vào cấu trúc của vòng bạch huyết Waldayer. Amidan là khối mô màu hồng ở hai phía của họng, kích thước khác nhau tùy từng trẻ.

Dựa vào cấu trúc của amidan, mà chia ung thư amidan khẩu cái thành hai loại là ung thư biểu mô amidan và ung thư liên kết amidan. Ung thư biểu mô amidan [carcinoma] chiếm 90% tỉ lệ gặp ở Việt Nam trong khi đó ung thư liên kết amidan [sarcoma] chỉ chiếm 10%.

  • Ung thư biểu mô amidan: Thường gặp ở nam nhiều hơn, tuổi trên 40.
  • Ung thư biểu mô amidan: thường gặp ở người trẻ, tiến triển nhanh hơn so với carcinoma, thường hay di căn xa tới phổi, gan,...

Nghiện rượu và thuốc lá là các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư liên quan đến hệ thống đường tiêu hóa và cơ quan hô hấp. Nhiều nhà khoa học cho rằng người bị ung thư amidan khẩu cái biểu mô có tiền sử uống rượu, hút thuốc nhiều, nhưng không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ trên với ung thư liên kết amidan.

Thường tiềm tàng, không phát hiện khi thăm khám thực thể. Người bệnh thường không đi khám ở giai đoạn này hoặc nếu phát hiện được bệnh vì bệnh nhân đi khám một bệnh khác.

3.1.2 Giai đoạn rõ rệt

Triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là có cảm giác vướng ở họng, đặc biệt bệnh nhân chỉ có cảm giác vướng tại một vị trí nhất định. Sau đó vài tháng, bệnh nhân thấy bắt đầu khó nuốt khi ăn, kèm theo đau nhói kéo lên tai, có thể khạc ra ít đờm lẫn máu ở một vài bệnh nhân. Bệnh nhân có thể đi khám với triệu chứng giống viêm amidan cấp hoặc bán cấp, bệnh sẽ đỡ sau khi dùng 1 đợt kháng sinh. Đôi khi, bệnh tiến triển âm thầm không có triệu chứng rõ ràng về họng, bệnh nhân chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe. Bệnh nhân thường chỉ đi khám khi các triệu chứng rõ ràng là đau liên tục đau nhói lên tai, dễ gặp tình trạng bội nhiễm gây ra hơi thở có mùi hôi, giọng nói có nghe giống giọng nghẹt mũi.Triệu chứng thực thể: Thăm khám kỹ để phát hiện vết loét, cần dùng gương soi nếu vết loét ở đuôi hoặc mặt sau trụ trước, dễ chảy máu ở amidan, cứng, giới hạn của bờ rõ ràng, amidan to hơn bên đối diện.Khối u có những hình thái khác nhau

  • U sùi: Tăng sinh làm cho thể tích amidan to lên rất giống với sarcoma.
  • Loét: Thương tổn có tính chất của loét ung thư là loét nông,bờ hơi cứng.
  • Thâm nhiễm: Thường lan vào sâu nên sờ rắn, chắc.
  • Đôi khi gặp thể hỗn hợp của cả 3 hình thái trên.
  • Hạch cổ: Khám thấy có hạch cổ cần đánh giá chính xác số lượng, kích thước, mật độ, tính chất..., làm hạch đồ để chẩn đoán, nếu nghi ngờ làm tiếp sinh thiết hạch để chẩn đoán xác định.

Ung thư amidan khẩu cái có thể xuất hiện hạch ở cổ

Bệnh tiến triển trong vòng 1 -2 năm. Ung thư sẽ xâm nhập đến các cơ quan xung quanh như vào miệng qua đáy lưỡi, xuống hạ họng tới thanh thiệt,...

Bên cạnh đó, tình trạng bội nhiễm tại khối u làm cho tình trạng bệnh nhân nặng lên do nhiễm khuẩn, suy kiệt, có thể gặp trường hợp chảy máu.

3.2 Ung thư mô liên kết Amidan

Hay gặp ở người trẻ, tiến triển nhanh hơn so với thể carcinoma, có thể di căn xa tới gan, xương, phổi,...

3.2.1 Giai đoạn khởi phát

Cũng giống như Carcinoma, ung thư liên kết rất tiềm tàng. Bệnh nhân thường không có biểu hiện đặc biệt, thường hay gặp triệu chứng nuốt khó, rất hiếm khi nuốt đau, u quá to gây chèn ép thì nghe như giọng bị nghẹt.

Khám thấy: Amidan một bên to hơn so với bên đối diện, nhưng nhẵn, mịn, mềm không thấy có loét, thâm nhiễm. Trụ trước thì căng phồng, có thể thay đổi màu sắc từ hồng đỏ đến tím bầm hơn.

3.2.2 Giai đoạn rõ rệt

Giai đoạn được ghi nhận khi có các đợt viêm nhiễm xuất hiện: sốt, nuốt đau, cảm giác vướng rõ rệt ở 1 bên, khi ăn uống gây đau lan lên tai cùng bên và hơi thở hôi.

Triệu chứng thực thể

Kích thước của Amidan to lên rõ, màu sắc biến đổi, vết loét ở trên bề mặt amidan kèm theo mủ, giả mạc ở đáy vết thương, xung quanh có thâm nhiễm cứng.

Bệnh nhân xuất hiện nhiều hạch cổ, to, mềm, di động tại góc hàm, dưới hàm và dọc cơ ức đòn chũm.

3.2.3 Tiến triển của bệnh

Bệnh tiến triển nhanh, không quá 1 năm. Tế bào ung thư thâm nhiễm vào các tổ chức kế cận, tạo thành các khối cứng, không di động hạn chế việc ăn uống của bệnh nhân. Kèm theo đó, tình trạng bội nhiễm vết loét làm tình trạng suy kiệt của bệnh nhân nặng lên.

Bệnh thường có di căn xa tại phổi, trung thất, gan, xương,... do các tế bào ung thư theo dòng máu hoặc hệ thống bạch huyết đến các cơ quan khác phát triển và tạo ra các khối u mới.

Phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và vị trí của khối u mà có phương pháp điều trị cụ thể

Phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và vị trí của khối u mà có phương pháp điều trị cụ thể.

  • Ngoại khoa: Khối u còn khu trú, chưa lan sang các cơ quan lân cận thì phẫu thuật để loại bỏ. Nạo vét hạch nếu có, cần thiết thì phẫu thuật cắt bỏ cơ ức đòn chũm.
  • Nội khoa: U còn nhỏ, khu trú ở trong tổ chức của amidan và nhạy cảm với tia xạ thì điều trị bằng phương pháp xạ trị.

Khối u đã lan sang các tổ chức lân cận thì tùy từng vị trí và bản chất khối u mà ta lựa chọn:

  • Hóa trị liệu
  • Xạ trị
  • Kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau
  • Phối hợp các phương pháp trên [đa trị liệu].

4.2 Ung thư mô liên kết amidan khẩu cái

Khác với ung thư biểu mô, ung thư liên kết amidan thường nhạy cảm với tia xạ nên điều trị tia xạ là chủ yếu. Gần đây, nhiều nước đã kết hợp tia xạ với điều trị hóa chất mang lại kết quả khả quan trong điều trị bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Amidan có đốm hạt trắng là bị gì?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề