Tiểu jj là gì

Bệnh nhận thường thắt mắc vì sao bác sĩ chỉ định đặt sonde JJ niệu quản trước nội soi tán sỏi bằng ống soi mềm, bài viết dưới đây sẻ giải đáp thắc mắc cho bạn và đưa ra những lưu ý cho bệnh nhân khi có đặt sonde JJ.

Sonde JJ là một ống thông, rỗng lòng làm bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản, từ bể thận đến bàng quang. Chiều dài của các sonde dùng cho người lớn từ 24 đến 30 cm. Có nhiều kiểu sonde JJ, khác biệt giữa chúng từ chất liệu, hình dạng giúp các sonde có những lợi ích khác nhau tùy theo từng tình huống lâm sàng mà bác sĩ sẻ lựa chọn.

Sonde JJ niệu quản

Hình ảnh X – Quang KUB của BN sau đặt Sonde JJ niệu quản 2 bên

Bài viết liên quan:

Sonde JJ là loại stent niệu quản thường được dùng nhiều nhất, một đầu ống sonde nằm trong bể thận, một đầu ống sonde nằm trong bàng quang, thân ống sonde nằm trọn trong niệu quản giúp nước tiểu từ thận xuống bàng quang một cách dễ dàng.1

Bác sĩ sẽ chỉ định đặt sonde JJ niệu quản cho bạn khi nào?

Sonde JJ giúp nước tiểu có thể chảy từ thận xuống đến bàng quang ngay cả khi ống dẫn tiểu bị tắc nghẽn do bất kỳ nguyên nhân nào. Bằng cách này, thận tiếp tục hoạt động và không bị tổn thương do tắc nghẽn, đồng thời tránh những cơn đau quặn dữ dội khi thận không được dẫn lưu tốt. Nguy cơ nhiễm trùng cũng giảm đáng kể.

Trong các trường hợp tắc nghẽn niệu quản do nhiều nguyên nhân:

  • Sỏi nhỏ niệu quản gây cơn đau quặn thận điều trị nội khoa không có kết quả.
  • Hẹp niệu quản sau tạo hình niệu quản.
  • Hẹp niệu quản do u từ ngoài chèn ép vào: u sau phúc mạc…
  • Hẹp khúc niệu niệu quản – bể thận gây cơn đau quặn thận.
  • Vô niệu do sỏi niệu quản có khả năng đặt được sonde JJ.
  • K tiền liệt tuyến gây chít hẹp miệng niệu quản…

Sau những can thiệp ở thận – niệu quản:

  • Sau mổ tạo hình niệu quản
  • Sau nội soi niệu quản: tán sỏi nội soi, phẫu thuật lấy sỏi thận niệu quản

Các thủ thuật cần có sonde niệu quản như:

  • Trước nội soi tán sỏi thận, niệu quản bằng ống soi mềm.
  • Chụp bể thận ngược dòng.
  • Thu thập nước tiểu để phân tích tế bào học, nuôi cấy.
  • Thực hiện sinh thiết bằng bàn chải.

Các chỉ định khác:

  • Dự phòng tổn thương do xạ trị
  • Nhiễm trùng nặng nề hệ niệu sau bế tắc.2
  • Giải phóng tắc niệu quản do gập góc khi đi qua các bó mạch hay niệu quản hình y trong thận đôi.
  • Rò niệu quản sau phẫu thuật.
  • Dự phòng sỏi di chuyển trước khi tán sỏi ngoài cơ thể.
  • Chèn ép niệu quản ở phụ nữ có thai.
  • Trong ghép thận.
  • Suy thận sau thận chưa hoặc không thể phẫu thuật.3

Ảnh 1: Sỏi niệu quản 2 bên gây vô niệu

Ảnh 2: BN được đặt sonde JJ niệu quản 2 bên cấp cứu

Sonde JJ giúp nước tiểu có thể chảy từ thận xuống đến bàng quang ngay cả khi ống dẫn tiểu bị tắc nghẽn do bất kỳ nguyên nhân nào. Sonde JJ giúp bảo vệ niệu quản, tạo thuận lợi cho niệu quản lành vết thương khi đã bị thương tổn, hạn chế bị chít hẹp niệu quan sau này.

Trong trường hợp bệnh nhân có chỉ định tán sỏi thận, niệu quản bằng ống soi mềm, đặt sonde JJ vì nó có thể giúp niệu quản dãn rộng ra sau thời gian khoảng 2 tuần. Điều này cực kỳ quan trọng khi phải đưa dụng cụ là ống nội soi mềm qua lòng niệu quản để lên thận tán sỏi.

Nội soi ngược dòng lên niệu quản thận để tán sỏi rất dễ thất bại nếu niệu quản quá hẹp. Đặt sonde JJ trước can thiệp tán sỏi 2 tuần giúp tiếp cận vào niệu quản, thận dễ thành công hơn.

H1. Tán sỏi thận, niệu quản bằng ống soi mềm

H2. Ống soi mềm đưa qua lỗ niệu đạo lên thận

H3. Tán sỏi bằng laser, dùng rọ gắp ra ngoài

  1. Đặt máy soi bàng quang qua niệu đạo: khảo sát bàng quang và các lỗ niệu quản, khảo sát tình trạng phun nước tiểu của lỗ niệu quản.
  2. Đưa ng sonde JJ có guide wire dẫn đường vào kênh thủ thuật [operator chanel], dùng cần nâng để hướng dẫn catheter vào ngay miệng niệu quản, cho guide wire đi trước khi vào miệng niệu quản để tránh xây xát lỗ niệu quản và đi lạc đường.
  3. Dưới hướng dẫn của C- arm luồn giude wire vượt qua chỗ tắc đưa vào bể thận, giữ cố định guide wire, trượt catheter theo guide wire, dưới hướng dẫn của C- arm canh đầu dưới sonde JJ là cổ bàng quang, rút guide trả lại độ cong cho sonde JJ.
  4. Kiểm tra lại 2 đầu ống sonde đúng vị trí trước khi ngừng thủ thuật.

Các bước tiến hành đặt sonde JJ niệu quản

Những bất tiện của việc đặt sonde JJ?

Bệnh nhân sẻ có những triệu chứng ở các mức độ khác nhau sau khi đặt sonde JJ niệu quản. Một số bệnh nhân dung nạp sonde JJ tốt nên có triệu chứng không đáng kể. Số khác lại gặp các vấn đề như sẽ mô tả dưới đây. Các triệu chứng có thể chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau khi đặt stent, tuy nhiều một vài bệnh nhân các triệu chứng kéo dài trong suốt thời gian họ mang sonde JJ.

  1. Sonde JJ có thể gây tiểu máu, gây khó chịu ở nhiều thời điểm khác nhau. Thông thường, vận động thể lực khiến sonde JJ di chuyển trong cơ thể và nước tiểu có thể có máu. Bệnh nhân có cảm thấy đau ở vùng hông lưng, vùng bàng quang, vùng bẹn, dương vật ở nam hoặc niệu đạo ở nữ, đôi khi đau lan xuống hai tinh hoàn. Đau và khó chịu có thể rõ rệt hơn sau các hoạt động thể lực hoặc sau khi đi tiểu.
  2. Sonde JJ có thể gây kích thích bàng quang và khiến bệnh nhân phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, có khi phải tức dậy ban đêm để đi tiểu. Các triệu chứng này sẽ cải thiện sau khi dùng thuốc. Sonde JJ hiếm khi gây són tiểu ở phụ nữ.
  3. Các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi rút sonde JJ.

Những vấn đề gì có thể xảy ra khi đặt stent JJ?

  1. Đôi khi sonde JJ bị vôi hóa và hình thành một lớp vỏ bọc bên ngoài tương tự như những viên sỏi.
  2. Sonde JJ cũng có thể di lệch khỏi vị trí. Trong những tình huống này, sonde JJ thường di chuyển xuống bàng quang và gây ra các biểu hiện nặng hơn như tiểu lắt nhắt, khó chịu ở vùng bàng quang và tiểu ra máu.

Đặt sonde JJ có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày không?

  • Bệnh nhân vẫn có thể đi làm và chơi thể thao tuy rằng sẽ cảm thấy mau mệt và khó chịu hơn. Ngoài ra bệnh nhân còn cảm thấy có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Vẫn có thể đi du lịch dù rằng đôi khi phải cần đến chăm sóc y tế.
  • Sonde JJ có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chất lượng sống.
  • Bệnh nhân vẫn sinh hoạt tình dục bình thường khi đặt Sonde JJ.

Cần chú ý thêm điều gì khi đang được đặt stent JJ?

  • Nên uống ít nhất 1½ đến 2 lít nước mỗi ngày
  • Báo ngay cho bác sĩ biết nếu xảy ra các tác dụng phụ khó chịu

Khi nào bệnh nhân cần đi khám ngay?

  • Đau thường xuyên và không thể chịu nổi do sonde JJ.
  • Có các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu [sốt, lạnh run,mệt, khó chịu và đau khi đi tiểu]
  • Sonde JJ rơi ra ngoài.
  • Tiểu ra máu nhiều hơn dù nghỉ ngơi.

Khi nào bệnh nhân cần đi khám ngay?

Trên đây bác sĩ đã giải đáp thắt mắc vì sao bệnh nhân cần phải đặt sonde JJ niệu quản trước nội soi tán sỏi bằng ống soi mềm và đưa ra những lưu ý cho bệnh nhân khi mang ống sonde JJ. Nếu như có thắt mắc cần hỏi bác sĩ xin vui lòng để lại ở mục bình luận, bác sĩ sẽ sớm trả lời cho bạn nhé!

Bs Đặng Phước Đạt
BV Famiy Đà Nẵng

Video liên quan

Chủ Đề