Vì sao nhân dân ta đặt tên phố bảng tên các vị anh hùng dân tộc

Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này. [tháng 12/2021]

Anh hùng dân tộc Việt Nam [nam] hoặc Anh thư dân tộc Việt Nam [nữ] là thuật ngữ chỉ những người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, được nhân dân suy tôn làm anh hùng và ghi danh vào lịch sử dân tộc Việt Nam.

Anh hào dân tộc thường xuất hiện ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc, trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc. Như vậy, Anh hùng dân tộc là danh hiệu cao quý hơn Anh hùng [là người tài năng xuất chúng, công to, đức cả khiến mọi người đều kính phục] và các danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động ở Việt Nam.

Trong suốt lịch sử hàng nghìn năm bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam đã xuất hiện nhiều anh hùng tiêu biểu. Năm 2013,[1] lần đầu tiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam để tôn vinh Anh hùng dân tộc theo thứ tự thời gian như sau:[2]

  1. Hùng Vương: Quốc tổ của người dân Việt Nam khởi sinh ra thời Hồng Bàng với 18 đời vua trị vì.
  2. Hai Bà Trưng, tức Trưng Trắc và Trưng Nhị: 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.
  3. Lý Nam Đế, tức Lý Bí: thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.
  4. Ngô Quyền: vị vua đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập dân tộc và lập ra Nhà Ngô.
  5. Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh: người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.
  6. Lê Đại Hành tức Lê Hoàn: vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê.
  7. Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn: người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
  8. Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược, người viết ra Nam Quốc Sơn Hà được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
  9. Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.
  10. Trần Hưng Đạo, tức Trần Quốc Tuấn: vị tướng của Nhà Trần và 3 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên.
  11. Lê Thái Tổ, tức Lê Lợi: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, giành độc lập dân tộc và lập ra Nhà Hậu Lê.
  12. Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê, người viết ra Bình Ngô Đại Cáo được xem như bản tuyên ngôn độc lập lần hai của Việt Nam.
  13. Quang Trung, tức Nguyễn Huệ: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê Chiêu Thống – chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp tiến gần đến công cuộc thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược lập ra Nhà Tây Sơn.
  14. Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập và thường được gọi là vị cha già dân tộc. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.

 

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Nam Định.

 

Tượng đài anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh ở Ninh Bình

 

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung

14 vị Anh hùng dân tộc Việt Nam đáp ứng được một trong ba tiêu chí sau đây:[3]

  1. Người khởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ ngoại xâm, giành độc lập dân tộc;
  2. Người đứng đầu 1 vương triều có đóng góp đặc biệt xuất sắc, lãnh đạo dân tộc giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước;
  3. Nhà quân sự, chính trị, văn hóa lỗi lạc.
STT Tên Quê quán Thời đại Nhà nước Kinh đô Tiêu chuẩn
1 Hùng Vương Phú Thọ Hồng Bàng Văn Lang Phong Châu 2
2 Hai Bà Trưng Hà Nội Hai Bà Trưng Lĩnh Nam Mê Linh 1
3 Lý Nam Đế Thái Nguyên Nhà Tiền Lý Vạn Xuân Long Uyên
4 Ngô Quyền Hà Nội [?] Nhà Ngô Tĩnh Hải quân Cổ Loa
5 Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình Nhà Đinh Đại Cồ Việt Hoa Lư 2
6 Lê Đại Hành Thanh Hóa [?] Nhà Tiền Lê 1, 2
7 Lý Thái Tổ Bắc Ninh Nhà Lý Thăng Long 2
8 Lý Thường Kiệt Hà Nội Đại Việt 3
9 Trần Nhân Tông Nam Định Nhà Trần 1,3
10 Trần Hưng Đạo 3
11 Lê Thái Tổ Thanh Hóa Nhà Hậu Lê Đông Kinh 1,2
12 Nguyễn Trãi Hải Dương 3
13 Quang Trung Bình Định Nhà Tây Sơn Phú Xuân 1,3
14 Hồ Chí Minh Nghệ An Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam Hà Nội

Các địa phương được đặt địa điểm xây dựng tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và 14 vị anh hùng dân tộc khi đạt một trong 4 tiêu chí sau:

  • Địa phương là quê hương của danh nhân anh hùng dân tộc;
  • Địa phương gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng ghi đậm dấu ấn về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân anh hùng dân tộc;
  • Địa phương có di tích lịch sử, di tích cách mạng hoặc truyền thống văn hóa gắn với danh nhân anh hùng dân tộc;
  • Địa phương [vùng, khu vực] được ưu tiên xây dựng công trình tưởng niệm, tạo dựng truyền thống văn hóa về Quốc tổ Hùng Vương.

  1. ^ Ngày 21/6/2013, tại văn bản số 2296/BVHTTDL-MTNATL Lưu trữ 2018-02-01 tại Wayback Machine
  2. ^ Quy hoạch tượng đài 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam
  3. ^ Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương, anh hùng dân tộc, BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  • Quyết định 1097/QĐ-BVHTTDL năm 2014 tổ chức soạn thảo Đề án Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng vương và danh nhân anh hùng dân tộc

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Anh_hùng_dân_tộc_Việt_Nam&oldid=67916179”

Sao không đem các nhân vật văn học đặt tên phố ở Việt Nam?

Nguồn hình ảnh, Lourdes Heredia

Chụp lại hình ảnh,

Hai du khách nước ngoài chụp hình ở Huế

Những ai có thể có tên được đặt cho các đường phố hay địa danh khác của Việt Nam?

Nhiều người có thể trả lời ngay rằng đó là những nhân vật lịch sử có công trong sự nghiệp dựng nước và cứu nước như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học..., bao gồm cả những nhân vật truyền thuyết như Hùng Vương, An Dương Vương, Lạc Long Quân...

Bàn tròn BBC: Tranh cãi vai trò của Giáo sỹ Alexdre de Rhodes

Thuý Kiều, Từ Hải và thời giặc biển Đông Á

Quảng cáo

Để Sài Gòn thành Singapore: Ước mơ 20 năm

Những người giúp chữ Quốc ngữ 'làm nên'

Đoạn cuối Hanoi Cinematheque

Các nhà hoạt động chính trị, nhà yêu nước, nhà văn hóa, bác học, nhà ngôn ngữ... và cả các nhà truyền giáo đã có công trong việc phát triển văn hóa, ngôn ngữ và các lĩnh vực khác cho đất nước như Lê Quý Đôn, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Alexandre de Rhodes... cũng rất xứng đáng có tên được đặt cho các địa danh của Việt Nam

Tất nhiên là không thể tránh khỏi còn có những nhân vật khác như các cụ Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Trần Phú... cũng phải có tên vì họ là những người có công xây dựng nên chế độ XHCN ở Việt Nam. Chế độ này đang tồn tại thì họ được chế độ đó vinh danh là điều tất nhiên, không nên thắc mắc làm gì...

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cảng Sài Gòn năm 1950

Tương tự như thế, nếu các cụ Karl Marx, cụ Lenin cũng có tên được đặt cho núi này, suối kia, công viên nọ trên một đất nước mà Nhà nước đang cai trị lấy học thuyết của các cụ ấy làm nền tảng cho sự sống còn của mình thì cũng là điều không nên bàn cãi.

Chỉ có điều, nếu chế độ vinh danh cụ Mác, cụ Lê vì đã có công truyền bá cái học thuyết mà mình tôn thờ ấy thì nếu đồng bào Công giáo cũng muốn có một đường phố nào đó của đất nước mang tên Cụ Alexandre de Rhodes vì có công truyền bá Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam cũng là điều nên tôn trọng khi Tổ quốc không chỉ là nơi tá túc riêng của người cộng sản mà là ngôi nhà chung của tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo và dân tộc.

Nói thế để thấy lập luận của GS Nguyễn Đắc Xuân đại ý rằng Cụ Alexandre de Rhodes có công truyền đạo với người Công giáo thì không xứng đáng để người khác tôn vinh là không ổn.

Nếu có người cũng lại lập luận theo cách tương tự rằng cụ Mác, cụ Lê chỉ có công với người cộng sản thì cũng không nên lấy tên các cụ này đặt cho các địa danh ở Việt Nam thì có mà... loạn!

Đằng này Cụ Rhodes còn có công phát triển chữ Quốc Ngữ tuyệt vời cho người Việt. Mà thứ chữ này cũng đang được dùng không chỉ trong các cuốn Kinh Thánh của các học trò cụ Rhodes ở Việt Nam mà còn được dùng trong các bộ Lê-nin toàn tập đang trưng bày trong hiệu sách nhân dân to nhất ở Hà Nội nữa.

Ngoài ra, có thể kể đến tên các nhà văn, nhà thơ như Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Du... mà tên của họ cũng đã được đặt cho các đường phố ở Việt Nam và điều đó là hoàn toàn xứng đáng.

Nhưng còn ai nữa không?

Các đô thị của Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Nếu chỉ lấy tên các nhân vật ở trên để đặt cho các đường phố thì cái "ngân hàng tên" ấy cũng đã đến lúc cạn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đã đổi thay nhiều so với 2, 3 thập niên trước

Vì thế có người đã có ý kiến nên lấy các sô thứ tự như 1, 2, 12, 20... để đặt tên [hoặc tạm đặt tên] cho các đường phố mới. Nhưng theo tôi còn một danh sách các nhân vật nữa mà tên của họ có thể được đặt cho các đường phố ở Việt Nam.

Đó là những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm văn học Việt Nam ở các thời kỳ khác nhau, từ Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Chị Hằng, Chú Cuội cho đến Kiều, Kim Trọng, Tám Bính, Chí Phèo, Thị Nở, Chị Dậu...

Đừng nên bám lấy lối tư duy từ trước đến nay là phải lấy tên các nhân vật có công với nước, với chế độ để đặt tên cho các đường phố. Lấy tên của các nhân vật văn học cho mục đích này cũng là một cách để cho các thế hệ mai sau không bao giờ quên các tác phẩm văn học Việt Nam đã đi vào lịch sử văn học hoặc là điển tích văn hóa của Việt Nam. Đấy là một cách xử lý có văn hóa đối với nhưng vấn đề có tính văn hóa đặc trưng của Việt Nam.

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một ngôi nhà cổ từ thời Pháp được cải tạo thành nhà hàng ở trung tâm Hà Nội

Thực ra thì ở một nơi là thành phố Hải Phòng tôi biết đã có một đường phố mang tên một nhân vật thần thoại trong văn học, đó là đường Thiên Lôi. Vậy thì Chị Hằng hay Chú Cuội hoàn toàn có thể là tên của những đường phố khác! Tại sao không?

Nguyễn Du đã được đặt tên phố thì tại sao không thể làm điều tương tự với Kiều? Tương tự như vậy, Nam Cao đã có tên thì tại sao tên Chí Phèo hay Thị Nở lại không thể có trên các đường phố Việt Nam? "Chị Dậu" cũng là một cái tên đáng đặt vì đó vừa là một nhân vật văn học nổi tiếng vừa là lời nhắc nhở cho các cấp chính quyền ngày nay chăm lo hơn nữa cho đời sống của nhân dân.

Việc lấy tên các nhân vật trong văn học Việt Nam để đặt cho các đường phố cũng là cách quảng bá và giới thiệu văn học và văn hóa Việt Nam với thế giới. Sẽ có những ông Tây bà Đầm đi trên đường phố Chí Phèo và thật là thú vị nếu từ đó họ muốn tìm hiểu xem ông Chí Phèo là ông nào.

Hoặc khi đi trên đường Chú Cuội hay Hằng Nga, họ sẽ thấy là người Việt đã từng... lên Cung Trăng trước cả Mỹ hay Liên Xô hàng ngàn năm!

Thế nên, chỉ ước một ngày nào đó được thong dong trên đường Chí Phèo để mơ về nàng Thị Nở một thời, hay được ăn phở ở phố Chị Dậu để nghĩ về những cảnh đời của những người dân Việt nào đó vẫn còn nghèo đói không có đủ cơm ăn áo mặc ở đâu đó...

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đặt tên đường cũng thể hiện cách nghĩ về văn hóa?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Xem thêm:

USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế

Nhà thờ Bùi Chu, Công giáo và xã hội VN

Kịch 'Saigon' về Việt Kiều tại Pháp gây tiếng vang

Bàn tròn BBC: Tranh cãi về Giáo sỹ Alexandre de Rhodes

Video liên quan

Chủ Đề