Tóm tắt Năng Đoạn Kim Cương

ĐỌC SÁCH: NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG
VÀ TÌM THẤY CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG


Diệu Tâm chia sẻ bài viết này nhân mùa Giáng Sinh và năm mới 2015-2016, khi cảm nhận những giá trị từ cuốn sách “Năng đoạn Kim cương - áp dụng giáo lý của Đức Phật vào quản trị doanh nghiệp và đời sống” của Geshe Michael Roach với Lama Christie McNally (ThaiHaBook -2014) cùng với những cảm nghiệm về “Bí tích hôn nhân” trong quan điểm của Thiên Chúa Giáo để hình thành nên một giải pháp trong đời sống:Con đường kim cương.
Đây cũng chính là là kết quả của cuộc tìm kiếm một giải pháp quan trọng cho cuộc hôn nhân của mình vì những bi đát của nó và Diệu Tâm dự cảm thấy có nhiều điều bất thường cũng như những bi kịch kinh khủng có thể sẽ xẩy ra trong tương lai.
Dường như những thách thức luôn đặt ra cho con người để bắt buộc họ phải thay đổi tư duy.
Nhân ngày đặc biệt 20/11/2015, lớp KCTL được đến chúc mừng Thầy Nguyệt Quang Tử. Sau màn nghi lễ, Diệu Tâm tìm chỗ ngồi nghỉ ngơi trong không gian gia đình Thầy. Thật may mắn, Diệu Tâm được Thầy cho xem cuốn “Năng đoạn kim cương” của Geshe Michael Roach với Lama Christie McNally. Diệu Tâm giật mình như nhìn thấy bảo pháp. Thầy bảo là Thầy được tặng, chưa kịp đọc. Diệu Tâm chỉ thưa là nếu Con tìm mua được cuốn này thì thôi, nếu không, Thầy cho Con mượn nhé?
Cũng mệt vì đưa cả hai cô con gái chạy đi chơi suốt một ngày, Diệu Tâm xin phép Thầy ra về. Và may quá, hiệu sách Tiền Phong trên đường Nguyễn Thái Học vẫn chưa đóng cửa. Diệu Tâm nhờ cô bán sách tìm luôn cho cuốn Năng đoạn kim cương và hí hửng mang về.
Nhiều năm trước Diệu Tâm đã được đọc cuốn Kinh Kim Cương (hình như còn gọi là Kinh Kim Cang/Kinh Vệ Đà của Đức Phật). Nhưng lúc đó chỉ hiểu Ngài nói về một trạng thái đạt được của kẻ tu hành Bên kia bờ giác ngộ. Một vài lần khác, đọc được những bài viết “Lạc sở hữu và Lạc thọ dụng – triết lý của Đức Phật trong sở hữu và thọ dụng của doanh nhân" – khiến Diệu Tâm cũng thấy chưa hiểu được rõ ràng về quan điểm của Phật giáo trong quản trị đời sống, đặc biệt là quản trị các hoạt động kinh tế. Giờ đây Geshe Michael Roach với Lama Christie McNally chia sẻ về ứng dụng Kinh này trong quản trị kinh doanh và đời sống một cách khá chi tiết và cụ thể.
Và thế là, sự trong suốt không tì vết, sự cứng cỏi bậc nhất bất khả tư nghị của Kim Cương khiến Diệu Tâm thích thú và hình dung ra một giải pháp cho cuộc đời của mình.
Cũng phải nói thêm rằng, để tìm cách thức giải quyết cho cuộc hôn nhân mà dường như đã hết cách, Diệu Tâm viết một bức thư dài cầu cứu Thầy Nguyệt Quang Tử.
Bất ngờ, vài hôm sau có một Ông Cụ, mắt sáng long lanh, râu tóc bạc phơ đột nhiên xuất hiện và đưa cho Diệu Tâm một phong thư trong giấc ngủ rồi quay gót đi ngay (kỳ lạ không:

http://www.tukhicongdentamlinh.net/d...6720#post16720)

Giải pháp kim cương, con đường trong suốt vứt bỏ mọi tì vết để trở nên hoàn thiện mà Đức Phật chỉ dạy, chính là một giải pháp cho Diệu Tâm trong giai đoạn này đối với cuộc hôn nhân của mình.
Nhưng không phải mọi tuyên ngôn đều dễ dàng trở nên sự thật. Mọi cuộc đối mới nào cũng khó thành công nếu không trầy da tróc vẩy, nếu không cắt nghĩa tận cùng lý do mà mình cần thực hiện con đường đó.
Diệu Tâm nhận thấy, thành tâm liên tục tìm kiếm nguyên nhân của sự lạc bước và khắc phục nó, là ý nghĩa quan trọng nếu muốn có được một người bạn, một người tri âm/ tri kỷ, một người đồng hành; một người yêu thương, thấu hiểu Diệu Tâm trong hôn nhân và trong những ngữ cảnh khác nhau; là điều kiện tối cần.
Và cần phải cắt nghĩa rằng, Yêu thương, có nghĩa là chấp nhận và thấu hiểu cái không gian đẹp đẽ của người khác mà người ta tỉ mẩn xây cất, vui buồn trong đó, nương náu trong đó; bảo toàn trong đó; lẩn thẩn trong đó; rồi từ bỏ mọi phán xét ích kỷ; rồi mới có thể chuyển hóa được và cam kết để chung bước với nhau trên một con đường. Trên con đường đó, đầy rẫy cạm bẫy và chông gai, nếu không có sự trong suốt và sắc bén của Kim cương can thiệp, thì dễ bị hư hại lắm.
Đối với Thiên Chúa, con người không thể sống một mình. Đó là ý nghĩa của môi trường sống và sự gắn kết. Trong đó, hôn nhân là một môi trường đặc biệt, được gọi là “Thiên đường của hạnh phúc”; là “Bí tích mà Thiên chúa trao ban cho con người để cảm nghiệm đời sống”.
Làm sao có được cảm nghiệm ngọt ngào đó nếu không thực sự hoan hỉ chấp nhận lẫn nhau, vui cùng nhau, buồn cùng nhau, khóc cùng nhau; chấp nhận đời sống trên nguyên tắc kim cương: đời sống này có cả tốt và xấu; đau khổ và hạnh phúc – hai yếu tố tồn tại viên miễn trong ngắn ngủi đời người, nhưng cần làm sao để mỗi phút giây hiện hữu, đều ánh lên ánh sáng tinh khiết của hạnh phúc?
Nhớ lại Noel năm 1992 hay 1993 gì đó không chính xác, khi chạy trốn một người bạn trai rất chân thành mà không biết làm cách nào khác, Diệu Tâm đành bỏ trốn khỏi Nhà thờ Lớn gần Bờ Hồ để chạy bộ trở về Ký túc xá trường Đại học KHXH và NV cuối đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Bắc.Vì quá mỏi chân, mỏi mệt, và lại sợ vì đi một mình giữa phố đêm nữa, qua Nhà thờ Hàng Bột gần Nguyễn Thái Học, Diệu Tâm vào xin Thiên Chúa che chở, rồi Diệu Tâm được dự Thánh lễ nơi đây và được nghỉ ngơi một chặng; rồi lại thong thả cuốc bộ trở về ký túc gần cuối đường Nguyễn Trãi, có lúc phải bỏ cả guốc để mà đi chân trần...
Có lẽ cái hành động kỳ quặc đó của Diệu Tâm "bị" Thiên Chúa soi chiếu thấy, mà cuộc đời bắt đầu "được" dấn thân trong một chuỗi hành trình thử thách.
Tận 10 năm sau, Diệu Tâm mới gặp Minh trong một tình tiết khá kỳ lạ sau một buổi lễ cắt tiền duyên cho 5 trong đó 3 người kia là Diệu Tâm chưa từng biết. Gần 1 năm sau, nhờ một trong 3 người đó mà Diệu Tâm quen với Minh.
Minh sống cách nhà Thờ Hàng bột nửa vòng đi dạo quanh Quốc Tử Giám. Minh là một người khá đa tài, nói hay, hát giỏi, làm thơ cũng hấp dẫn, theo đuổi nhiệt tình, rồi Minh đọc cả một bài tuyên bố về vấn đề bình quyền nam nữ nghĩa là phải tạo cơ hội cho phụ nữ được sống hạnh phúc…Từ khi biết Diệu Tâm, Minh đã rất khéo léo tung chưởng đánh bại vài đối thủ già khác, và hai kẻ khờ đã nên duyên.
Tuy thế, 16 năm sau, là một Phật tử, khi là mẹ của hai đứa con, nhiều lần Diệu Tâm muốn trốn đời đi ở đợ nhà Phật mà không thành. Diệu Tâm tham gia chương trình Tin vui chữa lành của Nhà Thờ với mục đích chăm sóc người bệnh nghèo và cũng là cái duyên trên con đường tu học để thoát khỏi những giới hạn rất đáng chán của một người phụ nữ bình thường.
Trong 16 năm đó, và cho đến bây giờ, hầu như ngày nào cũng đi qua nhà thờ Hàng Bột, vậy mà Diệu Tâm hình như mới có một lần trở lại nơi đây bằng hiện hữu. Tuy nhiên, ánh mắt trìu mến của Đức Mẹ luôn được nhắc nhớ trong tâm trí Diệu Tâm.
22 năm sau, trong Giáo lý thâm sâu của Đức Phật từ cuốn Năng đoạn Kim cương, và trong Ánh sáng chan chứa tình yêu của Thiên Chúa mùa Noel năm nay - 2015, Diệu Tâm mới thấu nhận được Hôn nhân là một bí tích mà Thiên Chúa trao ban…
Diệu Tâm có thực sự là một kẻ ngốc???
Nếu không có Ánh sáng trí tuệ của Đức Phật và Ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa để Diệu Tâm hiểu rằng: MỌI GIÁO LÝ TRÊN ĐỜI ĐỀU CHUNG MỘT GỐC: tu sửa cho mình và cho người phải trên cơ sở của tình yêu thương.
Và nếu không có sự chia sẻ rất thật từ bài viết của bạn Vidieu về "Tương đồng mức năng lượng và hạnh phúc đời người"

(http://www.tukhicongdentamlinh.net/d...uc-doi-nguoi);

không có một thời gian tập tành tu tập, làm sao mà Diệu Tâm có thể nhận ra, thiếu chút nữa, Diệu Tâm đã phá hỏng những gì quan trọng trong cuộc đời, đơn giản chỉ vì những giới hạn thật đáng chán của đời sống?
Nếu không có một giải pháp cứng rắn của Kim Cương, con người có đủ nghị lực, sự kiên định mạnh mẽ để khỏi trượt chân xuống những chiếc hố dễ dãi của cuộc đời?
…………..
Nếu bạn cảm thấy thích thú vì cuốn sách này và cần tìm cho mình một hành trình kim cương, hãy đến với kho tàng trí tuệ cổ của Phật Giáo, những lời dạy của Đức Phật về quản trị đời sống:

Cuốn sách tóm tắt như sau:
NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG – Geshe Michael Roach

Cuốn sách vạch rõ 3 bước để đạt được sự thịnh vượng đó bao gồm:
· Mục tiêu 1: Làm ra tiền – thế giới của tiềm năng và các dấu ấn trong tâm.
·Mục tiêu 2: Thọ hưởng tiền bạc hay điệu ngự thân tâm – Bí quyết để đạt được sự thịnh vượng bên trong bằng cách đạt được sự cân bằng giữa thân và tâm, sức khỏe thể chất và tinh thần.
·Mục tiêu 3: Nhìn lại và biết rằng thế là đủ - Tìm thấy suối nguồn thực sự của thịnh vượng và nhìn lại để hiểu rằng tất cả những cố gắng của bạn đã đạt được 1 ý nghĩa nào đó.
Mục tiêu 1: Làm ra tiền
Geshe Michael Roach đã vận dụng trí tuệ từ Kinh Năng Đoạn Kim Cương (hay Kinh Kim Cang) của Đức Phật trong việc quản lý doanh nghiệp và làm ra tiền. Cái hay của tác giả là dùng cách nói dễ hiểu gần gũi cho những thuật ngữ Phật giáo và nêu ra cách giải quyết từ căn nguyên của 46 vần đề kinh doanh cụ thể cho chúng ta tham khảo.
Chúng ta hiểu nguyên lý kinh doanh thành công trong các chương 4 – Tiềm năng trong mọi việc, Chương 5 – Những nguyên tắc sử dụng tiềm năng và Chương 6 – Sử dụng tiềm năng. Sau đó chúng ta được tham khảo các ví dụ ứng dụng giải quyết 46 vấn đề kinh doanh trong Chương 7 – Những tương quan hay những vấn đề chung trong kinh doanh và giải quyết thực sự. Cuối cùng “Chương 8 – Hành động của sự thật “ sẽ hướng dẫn chúng ta theo dõi xuyên suốt các dấu ấn hành động của chính mình bằng quyển sổ sáu thời.

Tóm lại, tác giả giải thích nguyên lý của sự thành công trong cuộc sống và doanh nghiệp khi chúng ta hiểu biết rõ cũng như vận dụng kiên trì ba phương tiện:
·Tiềm năng mọi sự việc (hay Tính Không)
·Dấu ấn trong tâm (hay nghiệp – karma)
·Sự tương quan (hay luật nhân quả)
"Cái cách mà chính thực tế, chính cái sự kiện thành công hay thất bại trong kinh doanh, bị điều khiển bởi những dấu ấn mà chúng ta đã đặt vào trong tâm của chính chúng ta, bởi điều tốt hay điều xấu mà chúng ta làm đối với những người xung quanh chúng ta trong suốt một ngày làm việc. Thế là bạn có thể hoạch định khá rõ cái tương lai của chính bạn, và nó xảy ra đúng theo cách bạn muốn"
Nếu hiểu rằng cái cách dấu ấn trong tâm ta vận hành trong trường của mọi khả năng tuân theo sự tương tác (luật nhân quả) quyết định cuộc đời đi về đâu thì điều tối quan trọng là phải theo dõi nó hằng ngày. Chúng ta được hướng dẫn phương pháp tundruk – cuốn sổ sáu thời (Chương 8 – Hạnh phúc của sự thật). Một ngày chúng ta chia thành sáu khoảng thời gian với các mốc 8g – 10g – 12g – 15g – 17g – 19g. Theo đó chúng ta kiên trì quán sát các dấu ấn thiện lành và dấu ấn bất thiện bằng cách dừng lại vài phút ghi chép lại vào các mốc thời điểm trong cuốn sổ sáu thời. Có 3 ghi chú quan trọng chúng ta cần ghi nhận lại:
·Dấu (+) cho mỗi dấu ấn tốt thiện lành (dù nhỏ nhất) do chúng ta nghĩ, nói hay làm
·Dấu (-) cho mỗi dấu ấn bất thiện (dù nhỏ nhất) mà chúng ta đã gieo
· Và cuối cùng chúng ta ghi (Làm) cho một hành động cụ thể nhưng khiêm tốn để nhắc bạn tiếp tục gieo các dấu ấn tốt lành
(...)
Mục tiêu 2: Thọ hưởng tiền tài hay điều ngự thân tâm
Sau đây là các nguyên tắc mà tác giả đề ra để giúp chúng ta giữ thân tâm lành mạnh trong khi làm ra tiền và thọ hưởng tiền bạc:
· Khởi đầu ngày mới bằng thời gian tĩnh lặng (Chương 9)
· Bảo vệ, chăm sóc cái tâm khỏi “thảm trạng tâm linh” (Chương 10)
· Làm mới bản thân và phát huy sự sáng tạo dài lâu: Nguyên tắc Vòng tròn Hằng tuần và Vòng tròn Rừng cây (Chương 11)
· Chuyển các vấn đề thành cơ hội - Tính không của các vấn đề (Chương 12)
Mục tiêu 3: Nhìn lại và biết rằng thế là đủ
Chúng ta làm ra của cải và thọ hưởng chúng trong sự cân bằng thân tâm. Rồi giờ đây chúng ta cùng nhìn lại cuộc đời từ điểm-cuối-cùng-không-thể-tránh-được, và tự hỏi mình nó có xứng đáng không?. Chúng ta hãy tạo nên cuộc đời, công việc kinh doanh có ý nghĩa và đem lại lợi lạc từ việc thực hành “Thiền quán về cái chết”. Chúng ta nên bước vào văn phòng mỗi buổi sáng với câu hỏi “Nếu đêm nay ta sẽ chết thì ta có trải qua ngày cuối cùng như thế này không?” (Chương 13)
Vậy ý nghĩa tối hậu hay điều gì thực sự là có ý nghĩa? Đó là trở thành "vị chiến thánh" muốn đưa mọi chúng sanh đến hạnh phúc tối hậu. (Chương 14)
Tác giả chỉ ra công cụ quản trị tối hậu tạo ý nghĩa cho cuộc đời và sự nghiệp chúng ta: “sự chuyển đổi giữa chính bạn và người khác” – nỗ lực chủ tâm làm việc vì điều tốt của ngững người xung quanh bạn nhiều như là bạn làm việc cho chính bạn. Có ba bước thực tập:
·Bước 1: Phương pháp Jampa: Tập cho thật tinh ý về những gì mà những người khác cần hay ưa thích nhờ đó mà bạn có thể cho họ những gì họ muốn nhất
·Bước 2: Thử đặt tâm bạn vào thân thể của người khác, và rồi hãy mở mắt bạn ra mà nhìn vào bạn rồi thấy những gì họ muốn ở bạn
·Bước 3: Thủ thuật dây thừng: chuyển đổi triệt để - bạn và người khác là một
Với chương cuối cùng chúng ta cùng khảo sát về “Suối nguồn thực sự của thịnh vượng hay kinh tế học vô giới hạn”. Căn bản của Kinh tế học Vô giới hạn là sự hiểu biết về “Bố thí không ngừng ” và “một vị chiến thánh” là gì.
"Tài sản là một sự nhận thức (và do đó là một thực thể) được áp đặt vào bất cứ ai vốn đã thực sự có lòng quảng đại trong quá khứ.
Do đó nó vốn sẵn có đối với tất cả mọi người "
/