Tại sao chúng ta cần phải hiến máu

Hiến máu tình nguyện là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn, là nét đẹp trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt quý, chỉ có thể được hiến tặng từ những trái tim nhân ái, với tình cảm và trách nhiệm cao cả. Nguồn máu an toàn nhất cho người bệnh là nguồn máu từ những người khỏe mạnh.

Tại sao chúng ta cần phải hiến máu

Hiến máu tình nguyện là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. Hàng ngày, hàng giờ, chúng ta vẫn luôn gặp phải những hoàn cảnh rất khó khăn vì không đủ máu kịp thời cung cấp cho những ca cấp cứu. Muốn cứu sống được người bệnh trong tình trạng mất máu cao, cũng như trong điều trị các bệnh hiểm nghèo, không có cách nào khác là truyền máu. Khi ta hiến tặng, chia sẻ những giọt máu của mình là đã góp phần vào việc duy trì sự sống cho những người cần đến nó.Bởi, máu vốn là một sản phẩm tinh túy và kỳ diệu mà tạo hóa đã ban cho con người và các loài sinh vật khác. Máu tuần hoàn trong cơ thể như một dòng suối mát, luân chuyển mang theo ôxy và các chất dinh dưỡng để nuôi sống, điều hòa các chức năng của cơ thể. Có đủ máu  cơ thể con người mới tồn tại và khỏe mạnh. Không một ai có thể sống sót mà không có dòng máu đỏ quý giá ấy. Vậy mà đã có nhiều ca bệnh đã không qua khỏi vì lí do thiếu máu truyền. Theo ước tính, cứ mỗi 2 giây lại có những yêu cầu cần thiết liên quan tới truyền máu và trung bình cứ 7 người vào bệnh viện thì có 1 người cần tiếp máu. Các chuyên gia cho biết 1 túi máu được sản xuất thành 3 chế phẩm máu. Bởi vậy, chỉ cần 1 lần hiến máu, ta đã giúp được đến 3 người và cứu được nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính người bệnh đang cần đến máu. Việc cho đi những giọt máu của mình là đã cống hiến cho xã hội, mang lại sự sống cho người khác, mang lại niềm vui sướng cho những gia đình chẳng may có người thân gặp nạn.Hiện nay y học phát triển, các nhà khoa học nghiên cứu các sản phẩm trong cơ thể con người, dù có thể chế tạo ra rất nhiều các loại sinh phẩm y tế khác nhau, nhưng tuyệt đối chưa hề có một công trình khoa học nào có thể chế tạo ra nguồn máu nhân tạo để thay thế hoàn toàn nguồn máu tự nhiên của con người. Điều ấy càng khẳng định tính chất riêng biệt và tầm quan trọng của nguồn máu dự trữ và việc tham gia hiến máu tình nguyện trong cộng đồng.

Hiến máu không chỉ cứu người, mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe người hiến máu. Khoa học chứng minh, hiến máu nhiều lần làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm thiểu bệnh tim mạch. Hiến máu làm cho tinh thần sảng khoái hơn, ăn ngủ ngon hơn. Khi máu ta cho đi, máu tái tạo nhanh sau 3 đến 5 ngày, máu mới do cơ thể sinh ra được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật, tạo sự phấn chấn vui vẻ. Như vậy hiến máu làm cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn và cũng là cách kiểm tra giám sát sức khỏe của chính mình.

Từ xa xưa tới nay, nhân dân ta luôn tự hào giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một trong những truyền thống ấy là tinh thần tương thân tương ái. Việc cứu giúp lẫn nhau trong cuộc sống vốn đã trở thành đạo lý cơ bản nhất, là việc làm cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái, tư cách đạo đức và lối sống nhân nghĩa, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của con người. Hiến máu” là cho đi những giọt máu trong cơ thể một cách tình nguyện nhằm giúp đỡ, san sẻ cho những bệnh nhân cần đến nó. Hiến máu nhân đạo là hành động cao cả, thể hiện được tính thiện nguyện và truyền thống thương người, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta./.

Nguyễn Minh Thời – TTYT Tịnh Biên

Hiến máu tình nguyện là một hành động mang đậm giá trị nhân văn, là nghĩa cử cao đẹp giữa người với người. Thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

Hiến máu không chỉ cứu người mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho người hiến máu. Khoa học chứng minh, khi cho máu sẽ loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể, làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm thiểu bệnh tim mạch.. Hiến máu làm cho tinh thần sảng khoái hơn, ăn ngủ ngon hơn. Giúp chức năng cơ thể của bạn hoạt động hiệu quả hơn bằng cách bổ sung thêm nguồn cấp máu thường xuyên. Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 - 8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.

Như vậy, hiến máu làm cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn và cũng là cách kiểm tra giám sát sức khỏe của chính mình.

1. Điều kiện để được hiến máu là gì?

- Người tham gia hiến máu phải thực sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính, mạn tính. Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu.

- Phải đủ tuổi: từ 18 đến 60.

- Cân nặng: từ 45 kg (với nam) và 42 kg (với nữ) trở lên.

- Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường

*** Lưu ý:
+ Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, đang cho con bú thì không được hiến máu.

+ Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng sẽ ko ảnh hưởng tới sức khỏe. Khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu toàn phần là 12 tuần.

+ Người hiến máu nhân đạo luôn được an toàn vì: dụng cụ thu gom máu chỉ được dùng một lần. Quy trình kỹ thuật lấy máu đảm bảo đúng quy định của ngành y tế.


2. Quyền lợi của người tham gia hiến máu tình nguyện

2.1. Được làm các xét nghiệm
Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (ABO-Rh), HIV, vi rút viêm gan B, viêm gan C, giang mai. Khi hiến máu tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, bạn sẽ được khoa thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.


2.2. Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí

Người tham gia hiến máu được kiểm tra các chỉ số như cân nặng, huyết áp, nhịp tim và các thông số đo được là cơ sở đánh giá sức khoẻ.


2.3. Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành

Cũng giống như các địa điểm hiến máu khác, khi hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, người hiến máu sẽ được bồi dưỡng và chăm sóc theo đúng quy định:

- Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện, mức chi 50.000 đồng/người

- Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 30.000 đồng/người (Bánh, sữa…)

- Nhận quà tặng (bằng hiện vật): Gấu bông, đồng hồ treo tường…

- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu. Nếu bạn từng tham gia hiến máu thì trong suốt cuộc đời nếu không may bạn cần đến máu, thì Nhà nước sẽ đảm bảo bồi hoàn miễn phí cho bạn đúng số máu mà bạn đã hiến.

Tại sao chúng ta cần phải hiến máu

Người hiến máu tình nguyện sẽ được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện

3. Căn dặn của thầy thuốc với người hiến máu

Hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra. Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể và nhân viên y tế sẽ có những xử trí phù hợp.

3.1.Trước khi hiến máu phải làm gì?

- Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu.

- Mang giấy CMND/Thẻ CCCD, hoặc giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.


3.2.Sau khi hiến máu nếu phát hiện chảy máu tại chỗ:

- Giơ cao tay.

- Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dán.

- Thay miếng bông và băng dán khác .

*** Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ:

- 02 ngày đầu sau hiến máu: Chườm lạnh tại chỗ.

- Những ngày sau: Chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày.


3.3.Sau khi hiến máu

Những điều nên làm:

- Chỉ rời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.

- Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.

- Uống nhiều nước sau khi hiến máu.

- Để miếng băng dán sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi.

- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.


Những điều không nên làm:

- Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.

- Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.

- Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.

3.4.Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu

- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.

- Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …