So sánh nt và mfn

Tên gọi khác: Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia; Nguyên tắc Ngang bằng dân tộc.

1. Nội dung:

Các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại cam kết dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nước kia những ưu đãi trên thị trường nội địa giống như những ưu đãi dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nước mình.
Với việc áp dung Nguyên tắc này thì sẽ không có sự phân biệt đối với hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa sản xuất trong nước. VN – đối với ô tô đang có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nhập khẩu (trước đây VN phân biệt thuế xuất đánh vào hai loại ô tô này – ô tô nhập khẩu phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều so với ô tô sản xuất trong nước như vậy có nghĩa là VN bảo hộ cho ô tô sản xuất trong nước – vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, chính vì thế khi VN tham gia vào WTO thì các nước đều yêu cầu VN phải xóa bỏ sự phân biệt đối xử này).

2. Cách tiếp cận nguyên tắc của WTO:

Khi sản phẩm của nước thành viên xuất khẩu sang một nước thành viên khác thì những đãi ngộ của nước nhập khẩu về mua bán, vận tải, phân phối và sử dụng không kém hơn những đãi ngộ dành cho những sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước đó.
Ví dụ: ở Việt Nam đã có sự vi phạm trong nguyên tắc đối xử đối với sản phẩm bia, ở Việt Nam có bia hơi và bia tươi cả hai loại bia này đều chịu loại thuế tiêu thụ đặc biệt (bia hơi có nguồn gốc trong nước; còn bia tươi có nguồn gốc nhập khẩu), VN đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia hơi có mức áp thuế là 30%, còn bia tươi có mức áp thuế là 75% – rất chênh lệch do vậy tất cả các nước đối tác đều yêu cầu VN phải thống nhất hai mức thuế – thuế đánh vào bia hơi thế nào thì cũng phải đánh vào bia tươi như vậy. Do đó từ năm 2006, thuế đối với bia hơi tăng lên và đối với bia tươi thì giảm xuống.

.3. Phạm vi áp dụng.

(i) Các loại thuế, phí nội địa. Trong Nguyên tắc Tối huệ quốc thì phạm vi đầu tiên là Thuế quan – thuế nhập khẩu hàng hóa; thì trong Nguyên tắc Đối xử quốc gia thì khi hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước rồi thì những thuế trong nước như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hoặc các loại phí khác có cao hơn so với thuế và phí mà ta dành cho hàng nhập khẩu hay không. (ii) Các quy định nội địa có ảnh hưởng đến việc kinh doanh hàng nhập khẩu (kinh doanh, mua sắm, vận chuyển, phân phối và sử dụng). Phạm vi áp dụng của nguyên tắc này không chỉ trong thương mại hàng hóa mà còn đối với các lĩnh vực khác như: Các lĩnh vực áp dụng: (i) Thương mại hàng hoá. (ii) Thương mại dịch vụ. (iii) Đầu tư. (iv) Quyền sở hữu trí tuệ.

Lưu ý: MFN và NT mặc dù phạm vi được áp dụng trong cả 4 lĩnh vực nhưng mức độ áp dụng có khác nhau. MFN và NT được áp dụng trong thương mại hàng hóa vẫn là phổ biến nhất, rộng rãi nhất, trong thương mại dịch vụ có những hạn chế hơn tùy theo các cam kết của các nước, khi VN gia nhập WTO thì các nước sẽ có các cam kết cụ thể với VN.

4. Tác dụng của nguyên tắc đối xử quốc gia.

Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá, dịch vụ đầu tư trong nước và ngoài nước. (Không phân biệt giữa ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nước; không chỉ riêng trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ mà còn trong lĩnh vực đầu tư – nếu một nước như VN trước kia chi phí quảng cáo đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải cao hơn chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước; hoặc giá bán điện cho các doanh nghiệp nước ngoài cao hơn cho các doanh nghiệp trong nước v.v… – Đó là sự vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia).

5. Ngoại lệ.

(i) Mua sắm Chính phủ: là những khoản mua sắm công, Chính phủ sử dụng tiền của ngân sách nhà nước để mua sắm các máy móc thiết bị văn phòng, xây dựng công trình trụ sở mới – Các hợp đồng mua sắm của Chính phủ thường có giá trị lớn, các doanh nghiệp thực hiện những hợp đồng này thu được lợi nhuận rất cao, do những đặc thù riêng của Mua sắm chính phủ như vậy nên WTO dành hẳn một Hiệp định riêng quy định về mua sắm của chính phủ, khác với những hiệp định về thương mại hàng hóa, hiệp định thương mại dịch vụ (GATT; GATS) Hiệp định mua sắm chính phủ chỉ có nước nào tham gia ký kết vào hiệp định đó thì mới có nghĩa vụ phải thực hiện (chỉ một số nước tham gia), hầu hết các nước đang phát triển không tham gia vào hiệp định này lý do bởi vì ngân sách của những nước đang phát triển rất eo hẹp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp rất thấp, nếu thực hiện Nguyên tắc đối xử quốc gia thì các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực, năng lực cạnh tranh lớn hơn nhiều. (ii) Lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các khu vực nào mang tính nhạy cảm về an ninh quốc phòng thì không thể cho họ đầu tư được. (iii) Lĩnh vực liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân. Như các quyền về bầu cử, ứng cử v.v…

(iv) Thanh toán các khoản trợ cấp chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất kinh doanh trong nước xuất phát từ nguồn thu thuế nội địa của Chính phủ. VD: Chính phủ VN có chính sách hoàn thuế VAT đầu vào cho một số kinh nghiệp trong nước, hoặc chính sách trợ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (không trợ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

6. So sánh MFN và NT.

– Sự giống nhau: xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. – Sự khác nhau: là đối tượng mà hai nguyên tắc này hướng tới. -MFN: hướng tới các đối tượng nằm ngoài biên giới quốc gia của nước cho hưởng. -NT: dành cho những đối tượng đã vào thị trường nội địa của nước cho hưởng.

Trong WTO: Hai nguyên tắc này kết hợp với nhau và được gọi chung là Nguyên tắc không phân biệt đối xử – Non – Discrimination (MFN + NT).


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại hàng hóa theo quy định của wto
  • nguyên tắc ngang bằng dân tộc la gi
  • so sánh mfn và nt
  • ,

    Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử được quy định thế nào? Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong hai quy định: Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và và chế độ đãi ngộ quốc gia.

    Ngày 07 tháng 11 năm 2006, sau gần 12 năm đàm phán tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào WTO. Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền mà các hiệp định của WTO dành cho, nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với tư cách là thành viên tham gia các hiệp định cũng như các cam kết bổ sung đối với các thành viên khác của WTO trước khi được các nước thành viên chấp nhận cho Việt Nam gia nhập WTO trong tất cả các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, đầu tư, mua sắm chính phủ, chống trợ cấp v.v…

    Nghĩa vụ quan trọng nhất của một thành viên của WTO là thực hiện đầy đủ các nguyên tắc hoạt động cơ bản của WTO, đó là không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường thương mại tự do hơn, tăng cường cạnh tranh công bằng, khuyến khích phát triển kinh tế và tính dễ dự báo trong thương mại. WTO coi các nguyên tắc cơ bản này là triết lý nền tảng cho hoạt động của mình nhằm thúc đẩy phúc lợi quốc gia tại tất cả các nước không chỉ là thành viên của WTO mà còn có tác động đến cả các quốc gia chưa phải là thành viên và để giúp các nước này tích cực tham gia vào một sân chơi thương mại tự do.

    Không phân biệt đối xử được xem là nguyên tắc đầu tiên khi nhắc tới nghĩa vụ của các thành viên WTO. Nguyên tắc này được ghi nhận trong tất cả các hiệp định của WTO. Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong GATS bao gồm hai nội dung chính là: Đối xử tối huệ quốc nêu tại Điều II và Đối xử quốc gia nêu ở Điều XVII. Ngoài ra nguyên tắc không phân biệt đối xử được nhắc đến ở một số điều khoản khác như Điều VII(3), VIII(1), X(1), XII(2).

    + Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN)

    “Tối huệ quốc” có nghĩa là “nước (được) ưu đãi nhất”, “nước (được) ưu tiên nhất”. Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình. Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác “ưu tiên nhất”. Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được “ưu tiên nhất”.

    Và như vậy, kết quả là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào. Quy chế đãi ngộ tối huệ quốc ngày càng trở nên phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trong quan hệ thương mại quốc tế, nó đặt ra cho các thành viên nghĩa vụ bảo đảm bình đẳng về các điều kiện cạnh tranh trong cùng dịch vụ giữa các nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên. Nội dung của quy chế MFN của GATS được xác định theo các yếu tố sau đây:

    Thứ nhất, một quốc gia thành viên có thể sử dụng các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ dưới hình thức luật pháp, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định, hoạt động quản lý hoặc bất kỳ một hình thức nào được xác lập bởichính quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương và các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn được chính quyền trung ương giao cho.

    Các biện pháp đó có thể bao gồm: (i) việc mua, thanh toán hay sử dụng dịch vụ; tiếp cận hay sử dụng các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp dịch vụ mà các dịch vụ được các thành viên yêu cầu phải đưa ra phục vụ công chúng một cách phổ biến; (iii) sự hiện diện, bao gồm cả thương mại, của những người thuộc một thành viên để cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên viên khác.

    Thứ hai, một thành viên phải dành chế độ đãi ngộ MFN ngay lập tức và vô điều kiện cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào. Điều đó có nghĩa là một thành viên có nghĩa vụ dành sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn cả về hình thức và thực tiễn cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của tất cả thành viên ngay khi thành viên đã dành sự đãi ngộ đó cho bất kỳ thành viên nào mà không đòi hỏi thêm bất kỳ điều kiện nào khác ngoài những điều kiện đã quy định và áp dụng cho một thành viên nhằm đảm bảo cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ trong cùng một phân ngành dịch vụ và cùng phương thức cung cấp dịch vụ3 của tất cả các thành viên đều được hưởng điều kiện cạnh tranh tương tự tại một quốc gia thành viên.

    Tuy nhiên, điều này không làm cản trở quyền của một thành viên tự đặt ra các điều kiện liên quan đến bản thân dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh kinh tế – xã hội và pháp luật quốc gia, miễn là các điều kiện do thành viên đó đặt ra được áp dụng chung cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của tất cả các thành viên.

    Tuy nhiên, GATS cũng đưa ra một số ngoại lệ cho thành viên không phải có nghĩa vụ áp dụng MFN như cho phép một thành viên có thể duy trì các biện pháp không phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử với điều kiện là các biện pháp đó đáp ứng 3 điều kiện: (i) các miễn trừ MFN không được vượt quá thời hạn 10 năm; (ii) trong mọi trường hợp, các ngoại lệ MFN phải được xem xét lại theo định kỳ 5 năm tại các vòng đàm phán tiếp theo; (iii) các miễn trừ MFN thuộc phạm vi đàm phán về tự do hoá thương mại.

    Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

    Bên cạnh đó, các ngoại lệ phải được quy định tại Phụ lục về miễn trừ tại Điều II 4; hoặc cho phép một thành viên được miễn trừ quy chế MFN khi thành viên đó dành cho các nước lân cận những thuận lợi nhằm thúc đẩy sự trao đổi dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới5; hoặc cho phép một thành viên gia nhập hoặc tham gia một hiệp định tự do hoá thương mại dịch vụ được ký với một hoặc một số thành viên khác, trong đó các thành viên cùng nhau thoả thuận những cơ chế và biện pháp tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các thành viên ký kết hiệp định này ở mức độ cao hơn các cam kết trong WTO6; hoặc cho phép một thành viên có thể liệt kê trong Phụ lục của GATS các biện pháp liên quan đến dịch vụ tài chính, viễn thông cơ bản, vận tải đường biển trái với Điều II (1) trong một thời gian nhất định.

    + Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

    “Ðãi ngộ quốc gia” nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa. Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau. Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước.

    Khác với quy chế MFN, quy chế NT không được áp dụng một cách tự động đối với tất cả các ngành dịch vụ mà nó chỉ áp dụng đối với ngành và phân ngành đã được một thành viên đưa vào danh mục cam kết của nước đó và tùy thuộc vào các hạn chế đối với từng phương thức cung cấp dịch vụ. Đây là điểm khác biệt với quy chế NT được quy định trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) và là đối tượng mà các nước xin gia nhập muốn đưa ra các hạn chế mở cửa thị trường thương mại dịch vụ trong một số ngành dịch vụ vẫn cần bảo hộ theo lộ trình nhất định sau khi gia nhập WTO.

    GATS tạo điều kiện cho các thành viên có thể chủ động trong việc đưa ra cam kết mở cửa thị trường thương mại dịch vụ phù hợp với mục tiêu chính sách quốc gia. GATS không can thiệp vào mục tiêu chính sách quốc gia mà GATS đưa ra một bộ khung các quy tắc để đảm bảo rằng các quy định của quốc gia thành viên về thương mại dịch vụ được quản lý một cách khách quan, hợp lý và không tạo ra các rào cản đối với thương mại. Ngoài ra, GATS đảm bảo cho các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển có thêm nhiều ưu đãi trong việc thực hiện tự do hoá dần dần việc mở cửa thị trường dịch vụ theo ý mình và có thể từ chối các bước tự do hoá trong những lĩnh vực mà họ không muốn hoặc chưa muốn đưa vào cam kết.

    Quy chế NT của GATS được xác định theo 4 tiêu chí sau đây:

    (i) một thành viên có đưa ngành hoặc phân ngành dịch vụ đang gây tranh cãi vào danh mục cam kết của mình hay không và theo các tiêu chuẩn hay điều kiện gì;

    (ii) các biện pháp tác động đến việc cung cấp dịch vụ;

    (iii) xác định dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự; và

    Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?

    (iv) dành sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ trong nước.

    Khác với quy chế MFN, GATS không đưa ra ngoại lệ trong việc áp dụng quy chế NT. Điều XVII (2 và 3) đưa ra những giải thích rõ hơn việc việc áp dụng sự đối xử không kém thuận lợi bao gồm sự đối xử tương tự về hình thức hoặc khác biệt về hình thức mà một thành viên dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình trong cùng điều kiện cạnh tranh.

    Mặc dù khi gia nhập GATS, bất kỳ thành viên nào cũng phải đưa ra các cam kết về không phân biệt đối xử đối với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác, tuy nhiên trong một số hoàn cảnh cụ thể, GATS cho phép các thành viên duy trì các biện pháp không phù hợp với các nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về không phân biệt đối xử của họ theo GATS nhằm: (i) bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng; (ii) bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người và động vật, thực vật; (iii) bảo đảm tuân thủ luật pháp hoặc quy định không trái với các quy định của Hiệp định, kể cả các biện pháp chống lại các hành vi lừa dối, gian lận hoặc để lại hậu quả của việc không thanh toán hợp đồng dịch vụ; bảo vệ bí mật đời tư của những cá nhân trong việc xử lý hoặc phổ biến những thông tin cá nhân và đảm bảo tính bảo mật và an toàn lý lịch hoặc tài khoản cá nhân; hoặc các thành viên có thể đưa ra các biện pháp phân biệt miễn là sự đối xử khác biệt nhằm: (i) đảm bảo thực hiện việc đánh thuế hoặc thu thuế trực tiếp một cách công bằng và hiệu quả đối với dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các thành viên khác; hoặc (ii) với điều kiện sự đối xử khác biệt là kết quả của một hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, có giá trị ràng buộc đối với thành viên đó.

    Phụ lục về dịch vụ tài chính cho phép các thành viên có thể áp dụng các biện pháp cần thiết vì lý do thận trọng để bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền, người ký hợp đồng hoặc những người cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm cung cấp dịch vụ, hoặc để đảm bảo sự thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính.

    Hoặc trong trường hợp cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại gặp khó khăn nghiêm trọng, hoặc bị đe doạ gặp khó khăn nghiêm trọng, một thành viên được phép thông qua hoặc duy trì các hạn chế thương mại dịch vụ tạm thời trong những lĩnh vực dịch vụ đã cam kết cụ thể, trên cơ sở vẫn áp dụng quy chế MFN giữa các thành viên và không nhằm mục đích bảo hộ một ngành dịch vụ cụ thể.