Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích

  • Việt Nam
  • Cập Nhật Gần Nhất: 11.30 sáng
  • 29℃ TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích
    skkn_bien_phap_xay_dung_truong_hoc_an_toan_phong_chong_tai_n.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Yên Lạc

  1. dụng cụ phục vụ giờ ăn cho trẻ đã được trang bị hoàn toàn bằng inốc. Hàng năm thường xuyên bổ sung thìa, bát, muôi đủ cho trẻ. + Hệ thống biểu bảng cho các bếp được trang bị đầy đủ theo yêu cầu, cách bố chí thân thiện, đẹp mắt. + Trang bị đầy đủ các bình chữa cháy cho các bếp. Với sân chơi: + Sân chơi đã có từ 7- 10 loại đồ chơi ngoài trời, phong phú về thể loại, chất lượng đảm bảo, màu sắc đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động vui chơi. Hàng năm đều có sự tu bổ, sửa chữa và sơn lại vào dịp hè. + Đã trồng được nhiều cây xanh, cây cảnh, các loại hoa, cây ăn quả. Được trang bị nhiều các biểu bảng tuyên truyền về công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Đã tạo được khung cảnh sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp”. Với công tác vệ sinh môi trường: + 100% CB - GV- NV của nhà trường đã có ý thức tạo môi trường sạch cho trẻ hoạt động. Lịch thực hiện VSMT của các lớp, bếp luôn được thực hiện nghiêm túc thường xuyên và hiệu quả. Nên trường lớp luôn gọn gàng, sạch sẽ mọi lúc mọi nơi. + Trường đã được phòng Giáo dục và Đào tạo, các đoàn đến tham quan và phụ huynh đánh giá môi trường luôn sạch sẽ. Trường đã tạo được khung cảnh sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp” Với hệ thống trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và môi trường luôn sạch sẽ như trên đã đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Đã xây dựng được môi trường an toàn cho trẻ vui chơi và hoạt động. Khung cảnh lớp học và bếp ăn
  2. 7.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2018 -2019 Sau khi đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT của năm học. Bên cạnh đó là hệ thống các trang thiết bị đồ dùng an toàn và đầy đủ thì tổ chức thực hiện là khâu vô cùng quan trọng. Mặc dù chị em đã nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề và nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành. Nếu không bắt tay vào thực hiện thì lý thuyết học được chỉ là lý thuyết suông mà không có thực tế. Tôi đã tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ như sau: * Đối tượng thực hiện: 100% CB – GV- NV. * Thời gian thực hiện: Thời gian bắt đầu từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019. * Nội dung thực hiện: Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2018-2019. * Hình thức triển khai thực hiện: + Phô tô quy chế trường học an toàn và kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2018-2019 phát cho 100% CB – GV- NV. + Tổ chức học tập quy chế và kế hoạch tại buổi học tập nhiệm vụ đầu năm học. + Triển khai thực hiện quy chế và kế hoạch cả năm học, hàng tháng có kế hoạch cụ thể với các nội dung phù hợp với từng thời điểm. * Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận: Với giáo viên các lớp: + Giáo viên phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể. + Giáo viên cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ, đề phòng những tai nạn có thể xảy ra tại gia đình khi cho trẻ đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà. + Thường xuyên rà soát và loại bỏ toàn bộ đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây tai nạn thương tích, mất an toàn cho trẻ. + Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ mọi lúc mọi nơi. + Sắp xếp các góc lớp, đồ dùng, đồ chơi hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, an toàn cho trẻ.
  3. + Xây dựng lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. Duy trì tốt, thường xuyên lịch vệ sinh tại lớp, giữ lớp, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ. + Với lớp nhà trẻ đồ chơi xâu hạt, đồ chơi nắp nút nhỏ, phấn các cô giáo phải để xa tầm tay trẻ, khi chơi mới mang ra. Giáo dục trẻ các nội dung an toàn khi sử dụng các đồ chơi và bao quát trẻ khi chơi. + Các ổ cắm điện trong lớp đều phải dán ký hiệu nguy hiểm để trẻ biết đó là nơi nguy hiểm không được chạm vào. + Làm đồ dùng đồ chơi yêu cầu phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh. + Thực hiện giáo dục trẻ các kiến thức về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. Rèn trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, cách sử dụng các đồ dùng đồ chơi. + Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo ngay cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ Với nhân viên nhà bếp: + Sắp xếp các đồ dùng, thiết bị nuôi dưỡng gọn gàng theo quy trình bếp một chiều. + Thực hiện sơ chế, chế biến các món ăn đảm bảo quy trình một chiều và đảm bảo VSATTP. + Thận trọng đảm bảo an toàn cho trẻ khi mang cơm, canh và các món ăn nóng lên lớp. + Xây dựng lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. Duy trì tốt, thường xuyên lịch vệ sinh tại bếp, giữ khu vực bếp luôn sạch sẽ. + Thường xuyên rà soát và loại bỏ toàn bộ đồ dùng, phục vụ trẻ trong giờ ăn như: Thìa, muôi, bát, đĩa hỏng, sứt, gẫy có nguy cơ gây tai nạn thương tích, mất an toàn cho trẻ. + Khoá nắp các bể nước sạch hàng ngày. * Với nhân viên y tế: + Sắp xếp các đồ dùng, biểu bảng, thiết bị y tế gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, sạch sẽ. + Trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và CB – GV- NV trong trường.
  4. + Chịu trách nhiệm kiểm tra các lớp, các bếp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi, lan can, cầu thang thiết bị hỏng có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Đề xuất loại bỏ, sử chữ và thay thế. Kiểm tra công tác VSMT toàn trường. + Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng các loại thuốc ở các phòng y tế, loại bỏ các loại thuốc hết hạn sử dụng, đề xuất bổ sung, thay thế. + Sưu tầm, cập nhật kịp thời các bài viết, tranh tuyên về các dịch, bệnh xảy ra trên địa bàn trong từng thời điểm để tuyền ở bảng tin 3 khu, phòng y tế, phát cho các lớp và Liên hệ phát trên thông tin cảu thị trấn và các khu dân cư. + Phối hợp cùng kế toán cân đối tỷ lệ các chất xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần chẵn lẻ hợp lý. Với nhân viên bảo vệ: + Thực hiện tốt việc VSMT khu vực sân trường, hành lang và chăm sóc cây. + Bảo vệ toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường và đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường. + Thường xuyên kiểm tra các ổ khóa, cánh cửa các lớp, các vòi nước, ổ điện, khóa bể nước quanh khu vực của trường. Đảm bảo bơm đủ nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Với Ban giám hiệu: + Xây dựng, triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2018-2019. + Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, Tự đánh giá 68 nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn theo thông tư 13/2011/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục Mầm non. Báo cáo kết quả về phòng Giáo dục & Đào tạo. * Kết quả đạt được: + 100% CB-GV-NV đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2018- 2019 và đạt kết quả tốt. + 100% các lớp đã sắp sếp các góc lớp, đồ dùng, đồ chơi hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, an toàn cho trẻ và có đồ dùng đồ chơi tự làm đảm bảo an toàn cho trẻ.
  5. + 100% ổ điện các lớp đựơc dán ký hiệu báo hiệu nguy hiểm. + 100% đồ chơi ngoài trời, các đồ dụng dụng cụ quanh sân trường đảm bảo an toàn cho trẻ. + Phòng y tế có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ sơ cứu đảm bảo yêu cầu. Nhân viên y tế cập nhật các thông tin dịch bệnh kịp thời, làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống các tai nạn thương tích trong nhà trường, thực hiện chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ. + Bếp có đồ dùng nuôi dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ. + 100% trẻ trong trường đã dược đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi lúc mọi nơi, không có tai nạn thương tích, dịch, bệnh xảy ra trong nhà trường. 7.3.6. Biện pháp 6. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoach xây dựng trường học an tòan, phòng, chống tai nạn thương tích. Kiểm tra, đánh giá các việc thực hiện theo kế hoạch là biện pháp hết sức quan trọng trong công tác quản lý. Ta vẫn nói rằng: Không có kiểm tra tức là không có quản lý. Kiểm tra nhằm thu thập thông tin, điều khiển, điều chỉnh bộ máy đi đến đích. Kiểm tra nhằm thiết lập các tiêu chuẩn, đo lường kết quả thực hiện mục tiêu, phân tích và điều chỉnh các sai lệch (nếu có) nhằm làm cho bộ máy tốt hơn lên, đạt kết quả mong đợi. Kiểm tra giúp cho nhà quản lý phát hiện người làm tốt để khuyến khích động viên họ, còn người làm chưa tốt để cố gắng hơn. Kiểm tra còn giúp cho việc sai sót có thể xảy ra. Vì công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên người quản lý cần phải tích luỹ kinh nghiệm kiểm tra và thực hiện nghiêm túc biện pháp kiểm tra trong mọi hoạt động. *Nội dung kiểm tra: + Kiểm tra cách sắp sếp đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi đảm bảo an toàn và khoa học tại các lớp, bếp, phòng y tế, các phòng vệ sinh. + Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. + Kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra việc rà soát, loại bỏ, thay thế các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị có nguy cơ mất an toàn cho trẻ. + Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường. + Kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. + Kiểm tra công tác tuyên truyền của bộ phận y tế, các lớp, các khu.
  6. + Kiểm tra hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải, rác thải. * Phương pháp kiểm tra, đánh giá: + Thăm lớp, dự giờ; Quan sát; Kiểm tra trực tiếp việc giáo viên, nhân viên thực hiện quy chế; Trò chuyện trao đổi trực tiếp với giáo viên, nhân viên, trẻ. * Hình thức kiểm tra, đánh giá: + Kiểm tra theo định kỳ; Kiểm tra thường xuyên; Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra có báo trước. * Kết quả: + Qua thực hiện biện pháp kiểm tra, đánh giá tôi thấy hầu hết đội ngũ CB - GV- NV trong nhà trường luôn có ý thức thực hiện nghiêm túc theo quy chế và kế hoạch của nhà trường đã xây dựng. + 100% CB-GV-NV đều có phẩm chất đạo đức tốt luôn yêu quý trẻ, thương yêu tôn trọng trẻ trong mọi hoạt động, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. + Công tác VSMT luôn được duy trì tốt, đảm bảo môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp”. + Qua kiểm tra tôi đã nhận thấy có một số đồng chí tiêu biểu thực hiện tốt như: Khối lớp 5-6 tuổi lớp đồng chí Kim Hà,Thu Hà, Đại Hà, Huyền, Lệ; 4-5 tuổi tiêu biểu lớp đ/c Loan, Liên; 3-4 tuổi có lớp đ/c Nguyễn Hà, Kiều Hương. Tổ nuôi đồng chí Phạm Hạnh, Huân; đồng chí Yến phụ trách y tế Bên cạnh đó còn một số đồng chí giáo viên trẻ mới vào truờng kinh nghiệm chăm sóc trẻ còn hạn chế như: đồng chí Thùy, Linh, – Không có CB-GV-NV nào vi phạm quy chế. Không có trường hợp tai nạn thương tích, dịch bệnh nào xảy ra trong nhà trường. 7.3.7. Biện pháp 7: Phối hợp với trung tâm y tế và phụ huynh để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích năm học 2018-2019. Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế huyện Yên Lạc và các bậc phụ huynh của nhà trường. Bởi vì, Trung tâm y tế là nơi chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân mà việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc
  7. phối hợp với ngành y tế là một điều kiện để trường mầm non theo dõi được sự phát triển về thể lực trẻ, phát hiện kịp thời những bệnh tật và đột biến của cơ thể trẻ. Ngoài ra trung tâm y tế còn phổ biến và tập huấn cho giáo viên những hiểu biết kiến thức, kỹ năng về vệ sinh phòng dịch bênh, phòng, chống các TNTT cho trẻ ở trường mầm non. Định kỳ kiểm tra sức khỏe cho học sinh và CB-GV- NV toàn trường. Đầu năm học đã cung cấp cho nhà trường những tư liệu về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tài liệu về chăm sóc sức khỏe, phác đồ sơ cấp cứu, các loại tranh, ảnh tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích và tranh về các loại dịch bệnh cho trẻ. Cha, mẹ trẻ là những người đầu tiên nuôi nấng, chăm sóc trẻ. Trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính những người trực tiếp nuôi dạy chúng, vì vậy giữa cha, mẹ trẻ và trường mầm non cần có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà trường và gia đình phải tạo được sự thống nhất về nội dung và phương pháp, chăm sóc, giáo dục trẻ, có sự trao đổi thường xuyên về cách chăm sóc, giáo dục, về sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ, hiểu thấu đáo các tính của từng trẻ để có cách chăm sóc, giáo dục trẻ thích hợp nhất. Với các biện pháp phối hợp trên nhà trường đã đạt được kết quả tốt trong việc thực hiện kế hoạch, điều đó đã góp phần đảm bảo an toàn cho trẻ. Cụ thể như: * Với các phụ huynh: Đa số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ là rất cần thiết. Từ đó đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng có biện pháp chăm sóc phòng, chống các TNTT và các dịch bệnh cho trẻ. Không cho con mang các đồ vật có nguy cơ gây TNTT đến lớp như: Kim băng, các loại hột hạt, vòng chun, bi, các vật kim loại nhọn . Có biện pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và những trẻ mắc các bệnh khi phát hiện qua các đợt khám bệnh định kỳ tại trường. Phụ huynh sưu tầm những bức tranh, hình ảnh hành vi sai (dẫn đến gây tai nạn thương tích) để nhà trường treo ở bảng tuyên truyền của các lớp. Qua đó trẻ sẽ biết được về các hành vi không nên làm của mình. Thực hiện đúng nội quy, quy chế của nhà trường. Quan tâm, ủng hộ đến mọi hoạt động của nhà trường. * Với Trung tâm y tế: - Trung tâm y tế đã cung cấp cho nhà trường một số các tài liệu và tranh ảnh như sau:
  8. + Phác đồ sơ cấp cứu tai nạn thương tích cho trẻ: 03 bộ cho 03 phòng y tế. + Tranh tuyên truyền cúm A H1N1, H5N1, sởi , thủy đậu, tay chân miệng, Viêm GanB, ho lao, ho gà, Các bệnh về đường hô hấp, Các bệnh do động vật cắn, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản Tổng số 22 bộ (đủ cho phòng y tế và 22 lớp). – Đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 02 lần cho trẻ (vào tháng 10 và tháng 4). Đã tổ chức khám sức khoẻ cho CB- GV- NV 02 lần, trong đó 1 lần kết hợp tập huấn VSATTP. 7.4. Khả năng áp dụng sáng kiến : Các giải pháp trên được áp dụng trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ nơi tôi công tác. Dựa vào những kết quả đạt được từ việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo. Tôi nghĩ kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Những thông tin cần bảo mật: Không có thông tin gì 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : Để áp dụng sáng kiến được tốt tôi cần các điều kiện như sau : Cơ sở vật chất: Trường, lớp, các đồ dùng thiết bị dạy học, sân chơi, bãi tập ( máy tính, máy chiếu, loa đài, tài liệu ) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, Tâm huyết có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề yêu trẻ, tích cực học hỏi, vận dụng kiến thức từ lý thuyết vào thực tiễn và học sinh các độ tuổi. Các bậc phụ huynh học sinh quan tâm, phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Các tài liệu, học liệu tham khảo liên quan đến đề tài: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018-2019 của tỉnh và của huyện Yên Lạc. Chỉ thị năm học 2018-2019. Luật giáo dục, điều lệ trường mầm non. Chương trình nuôi dưỡng, CSGD trẻ các độ tuổi, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2017-2018 do Bộ GD&ĐT ban hành.
  9. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có ) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi áp dụng thực hiện các biện pháp trên trường mầm non Thị trấn Yên Lạc đã thực hiện thành công kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2018-2019 và đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: - Đã xây dựng được kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2018-2019 phù hợp với đặc điểm và các điều kiện của trường. - Nhà trường đã mua và phô tô nhiều tài liệu liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp phát cho 100% các lớp, nhà bếp để giáo viên, nhân viên nghiên cứu và học tập. Ban giám hiêu đã tạo điều kiện cho 100% CB-GV-NV tham gia lớp tập huấn công tác VSATTP và khám sức khoẻ do Trung tâm y tế huyện Yên Lạc tổ chức. Đã tạo điều kiện cho CB-GV-NV tham gia tập huấn phòng cháy chữa cháy do giảng viên phòng CSPCCC tỉnh Vĩnh Phúc tập huấn. - 100% CB-GV-NV đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2018-2019 và đạt kết quả tốt. Nắm được kiến thức, kỹ năng phòng và xử lý các loại dịch bệnh cũng như các tai nạn thông thường xẩy ra với trẻ nhỏ. - Đã làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. - Đã trang bị được hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đảm bảo VSATTP. - 100% các lớp đã sắp xếp các góc lớp, đồ dùng, đồ chơi mầm non hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, an toàn cho trẻ và có đồ dùng đồ chơi tự làm đảm bảo an toàn cho trẻ. Các ổ điện các lớp đựơc dán ký hiệu báo hiệu nguy hiểm.
  10. - Phòng y tế có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ sơ cứu đảm bảo yêu cầu. Nhân viên y tế cập nhật các thông tin dịch bệnh kịp thời, làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống các TNTT trong nhà trường, thực hiện chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ. - Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế Thanh Trì và các bậc phụ huynh của nhà trường. Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích năm học 2013-2014. - Bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo GV-NV thực hiện xây dựng trường học an toàn và phòng, chống TNTT cho trẻ trong trường học. - 100% trẻ trong trường đã được đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi lúc mọi nơi, không có TNTT, dịch, bệnh xảy ra trong nhà trường. - Công tác y tế học đường và VSATTP được Trung tâm y tế huyện Yên Lạc đánh giá tốt đạt 95 /100 diểm. - Đã xây dựng được môi trường an toàn, xanh, sạch, đẹp, thân thiện cho trẻ vui chơi và hoạt động. 10.2. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân : Đề tài đưa ra là một đề tài mới, có tính sáng tạo, lập luận lôgic, câu từ ngắn gọn, xúc tích đảm bảo về nội dung, mục đích cho cán bộ giáo viên,nhân viên. Đề tài đã được áp dụng trức tiếp tại trường mầm non thị trấn Yên Lạc rất phù hợp với tình hình thực tế tại trường và đã đem lại hiệu quả cao. Các giải pháp đưa ra dễ hiểu, dễ vận dụng trong thực tế và đạt được hiệu quả cao khi sử dụng, áp dụng sáng kiến này vào thực tiễn rất thuận tiện, kinh tế, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của trường. Thông qua các biện pháp trên đã làm thay đổi kiến thức, kỹ năng nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên về xây dựng trường học an tàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non theo chiều hướng tích cực. Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi ở các lớp, trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong toàn ngành 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiên lần đầu.
  11. Số Tên tổ Lĩnh vực Địa chỉ TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến Nâng cao chất lượng xây dựng trường học an toàn, 1 Cán bộ quản lý phòng tránh tai nạn thương tích ho trẻ trong trường mầm non thị trấn Yên Lạc Giáo viên trong Nâng cao kiến thức, kỹ năng toàn trường Trường mầm non trong xây dựng kế hoạch, 2 thị trấn Yên Lạc – cách phòng và xử trí tai nạn Huyện Yên Lạc – thương tích cho trẻ trong Tỉnh Vĩnh Phúc trường mầm non Nhân viên trong Nâng cao kiến thức, kỹ năng nhà trường trong xây dựng kế hoạch, 3 cách phòng và xử trí tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Học sinh Có kỹ năng, nhận biết tránh 4 xa những nơi nguy hiểm, biết bảo vệ bản thân Trên đây là giải pháp về “ xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” mà bản thân tôi đã áp dụng tại trường Mầm non Thị trấn Yên Lạc và thu được một số thành công nhất định. Trong quá trình thực hiện đề tài có thể còn một số thiếu sót kính mong được sự bổ sung, góp ý của các cấp lãnh đạo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Yên Lạc, ngày 20 tháng 02 năm 2019 Yên Lạc, ngày 12 tháng 02 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Lê Thị Thúy Anh