Sản phẩm chủ yếu của làng nghề điêu khắc sơn đồng là gì?

Nét đẹp văn hóa tâm linh được lưu giữ trong từng nhịp thở, từng sản phẩm tượng phật, từng bức tượng mẫu, từng vật dụng thờ cúng là kết quả của những nỗ lực trong gần thiên niên kỷ qua của làng nghề Sơn Đồng. Một làng nghề vốn đã nổi tiếng nay lại càng đáng trân quý và trở thành cái nôi trong sản xuất đồ thờ thủ công mỹ nghệ.

làng nghề sơn đồng

Giới thiệu về làng nghề Sơn Đồng Hoài Đức Hà Nội và đồ thờ Sơn Đồng

Làng nghề sơn đồng hoài đức hà nội

Là một làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hoài Đức Hà Nội, cách trung tâm khoảng 20 km. Xuất phát từ trung tâm thủ đô, đi dọc về hướng Tây theo đường Nguyễn Thái Học đến Kim Mã qua Cầu Giấy – Hồ Tùng Mậu. Tiếp đến đi men theo đường quốc lộ 32, đến được ngã tư thị trấn trạm trôi cần rẽ trái đi thêm 2km nữa, bạn sẽ bắt gặp làng nghề truyền thống về đồ thờ mỹ nghệ lâu đời nhất – Làng nghề truyền thống Sơn Đồng

Quy mô của làng nghề Sơn Đồng hiện nay còn khoảng 2500 hộ trong đó 80% hộ hiện đang nối nghiệp truyền thống. Số thợ lành nghề lên đến cả ngàn thợ, trong đó có rất nhiều nghệ nhân giỏi. Nơi đây được xem như thiên đường của đồ thờ cúng hay đồ chạm khắc mỹ nghệ với đa dạng các sản phẩm từ tượng, đến bàn thờ gia tiên, hoành phi, cửa võng….cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước.

Một số sản phẩm nổi tiếng được kể đến như:

Tượng Đức Thánh Trần

Văn Thù Bồ Tát

Tam Thế Phật

Phật bà nghìn tay nghìn mắt

Phật Thích Ca

Phật A di đà

Tượng Hộ Pháp Vi Đà

Tượng ông Thiện, ông Ác

Tượng La Hán

Kiệu bát cống

Bàn thờ gia tiên, bàn thờ ô xa, Sập thờ, hoành phi câu đối, cửa võng….

Mẫu cửa võng đẹp

Chính vì sự khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân như thổi hồn vào từng bức tượng, nên những vật dụng tâm linh truyền thống dùng trong những lễ hội lớn như lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đều xuất phát từ làng nghề Sơn Đồng. Ngoài ra, xưởng sản xuất đồ thờ Sơn Đồng còn góp mặt trong các di tích lịch sử Văn hóa như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, chùa Một Cột, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn,…

Đồ thờ Sơn Đồng Hà Nội từng một thời bị lãng quên

đồ thờ sơn đồng hà nội

Nếu như đồ thờ Sơn Đồng từng là một niềm tự hào của những người dân làng nghề Sơn Đồng khi được vua Khải Định ban thưởng, đến thời kì Pháp thuộc lại được người Pháp phong tặng danh hiệu nghệ nhân thì đến thời bao cấp và kháng chiến chống Mỹ làng nghề này từng đứng trước nguy cơ mai một.

Sự tồn tại phát triển của một làng nghề phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kinh tế, thị trường, bình ổn dân sinh. Thời kỳ bao cấp và kháng chiến chống Mỹ đã khiến đồ thờ Sơn đồng khi ấy không thể phát triển được vì sự tàn bạo của chiến tranh, nạn đói kém,…khi mà mạng sống con người như “ngàn cân treo sợi tóc” thì việc lưu giữ nét đẹp truyền thống văn hóa cũng là một điều quá khó.

May mắn thay vào những năm 1983, sau khi đất nước được độc lập, những nghệ nhân tâm huyết yêu nghề đã dày công khôi phục cái nghề đã từng bị mai một ấy. Từ đó, làng nghề được phát triển bởi những thế hệ mới, hăng say, học hỏi trở thành những nghệ nhân giỏi, lành nghề. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa theo hình thức cha truyền con nối, vận dụng sự sáng tạo của thế hệ sau kết hợp nét đẹp truyền thống của thế hệ trước, làng nghề Sơn Đồng chuyên chế tác tượng phật ngày nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý.

Bí quyết làm nên bàn thờ Sơn Đồng Hoài Đức

bàn thờ sơn đồng hoài đức

Để làm nên một tác phẩm đẹp thì các khâu sản xuất được tuân theo một quy trình truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, để tạo dấu ấn riêng, ngoài việc thực hiện theo quy trình chung mà cha ông truyền lại thì mỗi nghệ nhân lại có những bí quyết làm nên phong cách riêng cho mình. Một quy trình sản xuất đồ thờ của một nghệ nhân xuất phát từ làng nghề làm bàn thờ bao gồm những bước dưới đây:

Đầu tiên phải chọn gỗ

Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất. Thông thường, các sản phẩm đồ thờ Tượng Phật Sơn Đồng được làm từ gỗ Mít, vì chúng dễ tìm kiếm, mềm, dẻo, ít nứt, thớ dăm dễ gọt. Ngoài ra, một số loại gỗ khác được sử dụng như: gỗ Hương, gỗ Vàng Tâm, gỗ Dổi,….được sử dụng theo yêu cầu. Cùng với sự phát triển thị trường, hiện nay một số loại gỗ nhập khẩu cũng có thể được sử dụng chạm khắc.

Chạm khắc đồ thờ

Sau khi chọn được gỗ, loại bỏ phần giác, lấy phần lõi để thực hiện chạm khắc. Gỗ được cắt theo khối hình tượng, phần được chạm khắc đầu tiên chính là đầu và mặt tượng, sau đó là khối mũ, mắt, mũi tai,…Tiếp đến, nghệ nhân sẽ phác thảo hình dáng chung từ đầu đến cuối, rồi đi vào chạm khắc những chi tiết nhỏ. Để chạm khắc được các chi tiết nhỏ đòi hỏi người nghệ nhân phải có kỹ thuật, khéo léo và độ tập trung cao. Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành khâu chạm khắc, sản phẩm được gọt, lạo và đánh nhẵn để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.

Sơn thành phẩm

Trước khi đến khâu sơn tượng, khách hàng sẽ được kiểm tra chất lượng gỗ cũng như hoa văn họa tiết đã được chạm khắc. Sơn thành phẩm được xem là bước cuối cùng để có được đồ thờ Sơn Đồng. Kỹ thuật sơn tượng khá kì công và tỉ mỉ, được so sánh giống như nghệ thuật sơn mài. 

Trước tiên, thợ sơn trộn đất phù sa rồi bó bằng sơn sống và sơn thí để hom tượng. Sau mỗi công đoạn tượng được mài bằng đá và nước, quá trình sơn lên rồi mài đi được thực hiện cho đến khi bề mặt được phẳng, nhẵn và mọng. Tiếp đến, dùng một lớp sơn cầm thếp sơn phủ lên, đợi sơn cầm thếp đủ giờ thì dát bạc hay vàng tùy theo yêu cầu.

Đồ thờ Sơn Đồng mang thương hiệu lâu đời từ làng nghề Sơn Đồng

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp

Đến ngày nay, với sự tài tình và khéo léo của các nghệ nhân, những sản phẩm ra đời mang vẻ đẹp tinh xảo và sự bắt mắt chưa từng thấy. Có thể nói, đấy không chỉ là sản phẩm được chạm khắc thông thường mà mỗi một trong số chúng đều như được thổi hồn sống động.

Bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần nói đến pho tượng nào, nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng đều có thể chạm khắc được ngay mà không cần nhìn mẫu. Có thể thấy, cái nghề đã ngấm vào máu của mỗi người con nơi đây. Chúng không đơn thuần chỉ là kế sinh  nhai hằng ngày mà còn là tình yêu, sự sống trong mỗi người nghệ nhân.

Những thành tựu mà đồ thờ Sơn Đồng từ làng nghề Sơn Đồng đạt được

Tượng Phật A Di Đà đẹp nhất

Hiện nay, sản phẩm từ làng nghề chiếm hơn 50% tổng sản phẩm trên thị trường về tượng phật đồ thờ cúng, bàn thờ Sơn Đồng Hoài Đức sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ màu hoàng kim, phục vụ mảng đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân. Không những thế, các sản phẩm của làng nghề còn được rất nhiều khách hàng quốc tế đặt hàng và được xuất khẩu ra nước ngoài.

Có thể nói, làng nghề Sơn Đồng giờ đây không chỉ đơn  thuần là một làng nghề nữa mà nó còn là biểu tượng của tinh hoa văn hóa dân tộc, là một biểu tượng của đất nước. Nhắc đến đồ thờ, người ta nhớ ngay đến làng nghề lâu đời này. Đây cũng đã trở một trong những điểm đến du lịch văn hóa thu hút nhiều lượt khách trong nước và ngoài nước.

Để đánh dấu cho sự phát triển đồ thờ Sơn Đồng trong thời buổi hiện đại, ngày 10/6/2002, Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ra Quyết định số 20/QĐ-UB thành lập Hiệp hội Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng. Cùng với đó, để bảo vệ và xây dựng thương hiệu làng nghề Sơn Đồng ngày càng phát triển bền vững, năm 2013, làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng đã triển khai thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tập thể nghề điêu khắc, tạc tượng và đồ thờ sơn son thếp vàng, bạc Sơn Đồng.

Tháng 9/2015, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học Công nghệ đã ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn cho Hội làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng quản lý và sử dụng Nhãn hiệu 20 nhóm sản phẩm làm từ gỗ sơn son thếp vàng, thếp bạc. Trong đó nổi bật của làng nghề có cơ sở sản xuất Đồ Thờ Tượng Phật Xuân Trang được các nơi tìm về đặt hàng.

Video liên quan

Chủ Đề