Vì sao học sinh cần có tính kỷ luật

Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất: Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư..

Hầu hết mọi người đều thừa nhận tầm quan trọng của tính kỷ luật nhưng rất ít người muốn ép bản thân mình vào khuôn khổ. Trên thực tế, rất ít người chịu khó chủ tâm rèn luyện nó. Họ lo sợ những khuôn khổ áp đặt lên bản thân sẽ lấy đi cái “tự do” mà bản thân khao khát. Nhưng sự thực lại trái ngược hoàn toàn với những điều mà họ nghĩ.

Tính kỷ luật [self-discipline] chính là khả năng hành động theo sát kế hoạch và định hướng của bản thân. Đây chính là khả năng vượt qua sự do dự, trì hoãn, buông thả, thiếu quyết đoán để đối mặt với những khó khăn và thử thách. Đây là một trong những đức tính quan trọng nhất đối với mỗi người, mang lại lợi ích thiết thực trong nhiều khía cạnh cuộc sống, từ công việc, học tập đến sức khỏe và khả năng tận hưởng cuộc sống.

Với tính kỷ luật, bạn có thể gặt hái thành công trong bất cứ lĩnh vực nào mà bản thân quyết tâm dấn thân vào. Chính tính kỷ luật giúp bản thân trở thành một con người tự tin, luôn hạnh phúc và hài lòng với bản thân. Tính kỷ luật chính là “động cơ” giúp bạn theo đuổi mục tiêu đến cùng mà không lo sợ những khó khăn, trở ngại gặp phải.

Ngược lại, những ai không có hoặc chưa học được tính kỷ luật thì khó có thể giữ bản thân có lối sống và lối làm việc có quy củ, tổ chức. Họ không bền chí theo đuổi mục tiêu đến cùng nên không thể gặt hái những thành công như mong muốn. Như một hệ quả tất yếu, họ trở nên không hài lòng với chính mình, từ đó phát sinh tâm lý ghen ghét, đố kỵ với những thành công của người khác. Sức bền ý chí thấp đồng nghĩa với việc không thể theo đuổi chế độ rèn luyện khắc nghiệt và không thể vượt qua những cám dỗ, từ đó những người thiếu tính kỷ luật rất dễ mắc bệnh béo phì hoặc vướng vào những thói hư, tật xấu như nghiện rượu bia, thuốc lá, bài bạc.

Khi nói đến tính kỷ luật, chúng ta phải học hỏi nước Đức. Với “kỷ luật thép”, người Đức làm ra làm, chơi ra chơi, dù chỉ làm 35 giờ mỗi tuần nhưng năng suất lao động Đức cao vượt trội so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chính nhờ giữ được tính kỷ luật, người Đức làm được nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn, do đó thời gian còn lại họ có thể an tâm tận hưởng cuộc sống với đến 24 ngày phép mỗi năm.

Trong doanh nghiệp Đức, nhân viên một khi đã làm việc thì họ chỉ chú tâm vào công việc hơn bất cứ thứ gì khác. Những việc làm vô ích và gây xao nhãng như lướt Facebook, tán chuyện với đồng nghiệp hay làm việc riêng trong giờ làm là những hành vi không thể chấp nhận được trong một công ty Đức.

Trong một bộ phim tài liệu với tiêu đề: “Hãy biến tôi thành một người Đức” được phát sóng trên BBC, một người phụ nữ công sở Đức đã chia sẻ về cú sốc văn hóa của mình khi đi công tác tại Anh. Cô cho biết mình ở trong văn phòng và nhận thấy những nguoi2 xung quanh nói chuyện với nhau suốt buổi xoay quanh những vấn đề hết sức riêng tư như tối nay ăn gì, làm gì hay dành suốt ngày để uống cà phê. Cô còn nếu thêm nếu làm việc tại Đức, không chỉ Facebook bị cấm trong văn phòng mà những email có tính riêng tư cũng không được cho phép.

Với văn hóa công sở khác biệt, người Đức không cần phải tụ tập cùng đồng nghiệp sau giờ làm. Nhờ đó, họ có thể tách biệt công việc với cuộc sống và có thời gian để tận hưởng những kỳ nghỉ, tham gia hoạt động câu lạc bộ, gặp gỡ và chia sẻ cùng những người có cùng sở thích.

Và kết quả của một đất nước có tính kỷ luật được đặt lên hàng đầu là Đức trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Người Đức làm được điều này không hẳn là do làm việc chăm chỉ mà nhờ tính kỷ luật cao.

Kỷ luật là tự do. Và đúng như Stephen R. Covey từng nói, những ai không có tính kỷ luật là nô lệ của dục vọng và cảm xúc sẽ không bao giờ có thể chạm tay đến thành công. Nếu không thể hi sinh một chút sự thoải mái, về lâu dài bạn sẽ không thể đạt được những ước muốn của bản thân và trở thành “tù nhân” của đam mê của chính mình.

DƯƠNG XUÂN PHI

Ý kiến của mình là

- Học sinh rất cần có tính kỉ luật:

Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt..

- Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội ổn định, bình yên.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không ? Tại sao ?

Xem đáp án » 16/03/2020 7,680

Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Ọuan niệm đó đúng hay sai ? Tại sao ?

Xem đáp án » 16/03/2020 7,040

Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì ?

Xem đáp án » 16/03/2020 6,588

Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không ? Em thử nêu các biện pháp khắc phục?

Xem đáp án » 16/03/2020 5,366

Trong những buổi sinh hoạt Đội, có một số bạn đến chậm :

a] Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật Đội.

b] Các bạn nói trên giải thích lại : Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến chậm là thiếu kỉ luật.

Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến chậm ? Vì sao ?

Xem đáp án » 16/03/2020 2,832

Video liên quan

Chủ Đề