Sinh tân dịch nghĩa là gì

Quả dâu tằm chín vị chua, tính hàn, dùng cho các trường hợp bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp… 

[ảnh: Internet]

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cho thấy quả dâu tằm có đến 85% là nước, khoảng 10% đường, còn lại là chất xơ, ít đạm và béo, nhưng rất giàu các vi chất [sinh tố C, K, B12, khoáng tố và chất chống oxi hóa – đặc biệt là resveratrol có thể ngăn ngừa hình thành khối u…]

Tác dụng của dâu tằm rất tuyệt vời trong làm sạch máu, cải thiện lưu thông, giúp tăng cường hệ thống tuần hoàn của cơ thể, bảo vệ mắt…

Trong Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô [gọi là tang thầm] có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo.

Quả dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen, rất giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… dễ ăn, dễ làm lại được nhiều người ưa chuộng.

Dâu chín có vị chua, tính hàn; vào kinh can, tâm và thận, tác dụng bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.

Cách dùng dâu tằm dễ nhất là ăn trực tiếp quả chín hoặc ngâm đường phèn để dùng dần.

Dưới đây là một số công dụng phổ biến của dâu tằm được biết đến trong dân gian:

1. Dưỡng huyết:

Quả dâu tươi chín 50g. Đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi đất, cho nước vừa đủ sắc lấy nước hòa đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè.

2. Điều trị các chứng huyết hư, nhức đầu, hoa mắt, ít ngủ:

Dâu chín, nữ trinh tử, hạn liên thảo. Các vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g.

3. Chữa huyết hư, gan thận yếu, lưng gối đau mỏi, các chứng tê do huyết và phong của người già, táo bón:

Dùng 500g quả dâu chín đen. Cho nước và nấu nhiều lần cho hết màu đỏ sẫm. Lọc bỏ bã, cô các nước sắc lại thành cao lỏng [1/1]; thêm 400g mật ong. Đun sôi, đóng chai. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 10 – 20ml, pha với nước.

4. Giúp cải thiện các trường hợp râu tóc bạc sớm:

Quả dâu chín nấu dạng cao lỏng [tỷ lệ 1/1], mỗi lần uống 1 – 2 thìa canh, uống với nước sôi.

5. Rượu dâu cho người phù nề hai chân vì thiểu dưỡng:

Dâu chín 200g, rượu trắng 500ml. Ngâm nửa tháng. Uống sáng, tối mỗi lần 25ml.

6. Mờ mắt, giảm thị lực:

Quả dâu chín khô 20g [hoặc dâu chín tươi 60g], kỷ tử 15g, sắc hãm, ngày uống 1 lần.

7. Thiếu máu, hồi hộp mất ngủ:

Quả dâu chín khô 20g [hoặc dâu chín tươi 60g], long nhãn 30g, nấu sắc lấy nước đặc cho uống ngày 1 lần.

Kiên Thành tổng hợp

Xem thêm:

Ngày đăng: 09/09/2021 09:05 PM


“ Bế Tinh – Dưỡng khí – Tồn Thần
Thanh Tâm – Quả dục – Thủ Chân – Luyện Hình”

 

TINH


1.    Khái niệm

 Là cơ sở vật chất cơ bản để cấu tạo nên cơ thể và tạng phủ

2.    Phân loại

a.    Tinh tiên thiên: 

  • Là tinh do cha mẹ truyền lại cho con, được hiểu là các đặc tính di truyền, do đó khi khiếm khuyết sẽ đưa đến các bệnh lý di truyền hoặc bẩm sinh

b.    Tinh hậu thiên:

  • Có nguồn gốc từ thức ăn
  • Thức ăn sau khi được tiêu hóa, hấp thu sẽ đi khắp châu thân để dinh dưỡng các tạng phủ, đồng thời được chuyển hóa thành khí để duy trì các hoạt động của cơ thể và tạng phủ.
  • Do đó khi rối loạn tinh hậu thiên sẽ đưa đến các rối loạn về dinh dưỡng.

c.    Tinh sinh dục:

  • Là tinh của thận, liên quan đến phát dục và sinh dục

d.    Tinh tạng phủ:

  • Là vật chất cơ bản để cấu tạo nên cơ quan tạng phủ đó. Nguồn gốc của nó do tinh tiên thiên khí hóa thành đồng thời không ngừng được bổ sung bởi tinh hậu thiên.
  • Khi rối loạn tinh của tạng phủ sẽ đưa đến rối loạn chức năng của chính tạng phủ đó.

3.    Công năng

  • Sinh sôi nảy nở: Thận tinh sung túc thì khả năng sinh sản mạnh mẽ, thận tinh bất túc thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Sinh trưởng và phát dục
  • Sinh tủy hóa huyết: Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy hóa sinh huyết, não là bể của tủy.
  • Nhu nhuận tạng phủ

KHÍ


1.    Định nghĩa

  • Là vật chất cơ bản nhất để cấu tạo nên cơ thể và duy trì hoạt động sống
  • Là sự hoạt động của các tạng phủ và khí quan trong cơ thể : tỳ khí, phế khí, thận khí…

2.    Nguồn gốc của khí

  • bao gồm khí tiên thiên và khí hậu thiên, nhưng được phân thành 4 loại là Nguyên Khí, Tông Khí, Dinh Khí và Vệ Khí
  • Khí của cơ thể đến từ nguồn khí tiên thiên do Tinh tiên thiên hóa sinh thành [ tức là Nguyên khí], Khí của thủy cốc do Tinh của thủy cốc hóa sinh thành và kết hợp với thanh khí của khí tự nhiên, hai loại này kết hợp với nhau gọi là khí Hậu thiên [ tức Tông khí ].
  • Thận là gốc của sinh khí, tỳ vị là nguồn của sinh khí, phế chủ khí.

3.    Phân Loại

a.    Nguyên Khí: 

  • Có nguồn gốc từ tiên thiên và được bồi dưỡng bởi khí thủy cốc của hậu thiên
  • Tàng trữ ở thận
  • Phân bố: từ thận thông qua tam tiêu mà đi khắp toàn thân.
  • Tác dụng: Thúc đẩy sự sinh trưởng, phát dục của cơ thể. Ôn chiếu và kích hoạt hoạt động sinh lý của tạng phủ, tổ chức, cơ quan.
  • Khi thiếu hụt tinh tiên thiên sẽ dẫn đến thiếu hụt nguyên khí.

b.    Tông khí:

  • Nguồn gốc: khí của đồ ăn thức uống hóa sinh + với khí trời hít vào
  • Chứa ở khí hải – là nơi xuất phát, quy tụ về
  • Chạy theo đường hô hấp để trông coi việc hô hấp, qua tâm mạch để vận hành khí huyết.
  • Ảnh hưởng đến âm thanh, hô hấp, ngôn ngữ, sự vận hành khí huyết, sự nóng lạnh, sức hoạt động của cơ thể.

c.    Dinh khí:

  • Có nguồn gốc từ đồ ăn thức uống qua khí hóa của tỳ vị mà sinh ra
  • Đường vận hành: Dinh khí từ trung tiêu đi ra dồn vào kinh thủ thái âm phế, nối vòng tuần hoàn của 14 đường kinh.
  • Công năng: hóa sinh huyết dịch để dinh dưỡng toàn thân.

d.    Vệ khí:

  • Bắt nguồn từ tiên thiên, do dương khí của thận sinh ra, được bổ sung không ngừng bằng chất tinh vi từ thức ăn uống do tỳ vị hóa sinh ra
  • Vệ khí hoạt động được là nhờ sự tuyên phát của phế. 
  • Vệ khí có nguồn tại hạ tiêu [ Thận], Nuôi dưỡng bởi trung tiêu [ Tỳ, vị], khai phát tại thượng tiêu [ Phế].

4.    Công năng của khí

a.    Tác dụng thúc đẩy:

  • Kích thích và thúc đẩy: sự phát triển, sinh dục của cơ thể và công năng của các tạng phủ

b.    Tác dụng ôn chiếu: 

  • Khí là nguồn nhiệt lượng và là cơ sở vật chất phát sinh ra nhiệt lượng cơ thể.[ khí hữu dư sinh hỏa, khí bất túc sinh hàn]

c.    Tác dụng phòng ngự:

  • bảo vệ cơ biểu, ngăn chặn ngoại tà.
  • Chính tà giao tranh, giúp đẩy lui tà khí, đưa tà khí ra ngoài
  • Khả năng tự phục hồi, khôi phục sức khỏe.

d.    Tác dụng cố nhiếp:

  • Cố nhiếp huyết dịch
  • Cố nhiếp tân dịch
  • Cố nhiếp tinh dịch

e.    Tác dụng khí hóa:

  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa giữa vật chất và cơ năng. Khí hóa thất thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hóa và tiêu thụ thức ăn, bài tiết mồ hôi, phân, nước tiểu…

5.    Bệnh của khí

  •  Hình thức vận động cơ bản của khí gọi là Khí Cơ. Khí vận động dưới 4 hình thức cơ bản gọi là Thăng [ đi lên], Giáng [ đi xuống], Phù [ xuất ra ngoài], Trầm [ nhập vào trong và xuống dưới].
     
  • Ví dụ Hô hấp thở ra trọc khí là xuất, hít vào thanh khí là nhập, xuất nhập vận động mâu thuẫn mà đối lập thống nhất, nó tồn tại trong rất nhiều hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên có cục bộ 1 chức năng sinh lý của số tạng phủ cho thấy, có thiên lệch, ví dụ Can, Tỳ chủ về thăng, Phế Vị chủ về giáng.. nhưng về hoạt động sinh lý cơ thể mà nói, giữa thăng và giáng, xuất và nhập cần hiệp động cân bằng, chỉ có như vậy Khí của con người mới vận hành quân bình, các Tạng Phủ mới phát huy các hoạt dộng sinh lý bình thường.
     
  • Sự thịnh suy của khí liên quan đến 4 tạng là: phế, tỳ, can, thận.
    -    Phế chủ khí, chủ hô hấp, khí trời do phế hít vào hợp với khí do đồ ăn thức uống của tỳ vị vận hóa thành tông khí. Phế chủ tuyên phát, túc giáng, tuyên phát là thúc đẩy khí huyết tân dịch đi khắp toàn thân, túc giáng là đưa phế khí xuống thận.
    -    Tỳ: sự kiện vận của tỳ là gốc của khí hậu thiên, là nguồn hóa sinh khí huyết của cơ thể, nên nói tỳ vị chủ về trung khí
    -    Can: chủ sơ tiết giúp cho khí của các tạng phủ được vận hành dễ dàng, thông suốt, thăng giáng điều hòa.
    -    Thận chủ nạp khí, khí do phế đưa xuống được nạp ở thận, nếu thận không nạp được khí sẽ khiến phế khí nghịch lên gây ho, suyễn.
     
  • Trên lâm sàng bệnh của khí sẽ biểu hiện bởi ba hội chứng cơ bản là: Khí khí hư, khí trệ, khí nghịch.

    -    Khí hư: 


    +  Là triệu chứng hư nhược do khí của cơ thể không đầy đủ, gây nên các biểu hiện suy giảm công năng cơ bản của khí.
    +  Lâm sàng: mệt mỏi, hụt hơi, hơi thở yếu, tiếng nói nhỏ, sắc mặt không tươi nhuận, hoa mắt chóng mặt, dễ cảm, triệu chứng tăng lên khi vận động, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược… có khi trương lực cơ giảm gây sa nội tạng, trĩ, gọi là khí hư hạ hãm.
    +  Nguyên nhân: do hóa sinh của khí bất túc hoặc bị tiêu hao quá nhiều
    +  Phép trị: Bổ khí, kiện tỳ ích khí [ tứ quân, bổ trung ích khí…]

    -    Khí trệ: 


    +  Là các triệu chứng do khí cơ toàn thân, hoặc một bộ phận của cơ thể không thông hay bị đình trệ gây nên.
    +  Lâm sàng: cảm giác đầy, căng tức, chướng ở cục bộ hoặc toàn thân. Triệu chứng lúc nặng, lúc nhẹ, di chuyển không định hình, thường xuất hiện và nặng lên khi tức giận, và giảm khi thư thái, nghỉ ngơi, Mạch huyền.
    +  Do tình chí [ uất không giải] hoặc do đàm thấp, huyết ứ, thực tích… làm trở ngại khí cơ.
    + Pháp trị: Hành khí , lý khí [ Việt cúc hoàn…]

    -    Khí nghịch: 


    +  Là triệu chứng xuất hiện khi khí cơ của cơ thể đáng lẽ giáng xuống lại thăng lên, hoặc thăng phát thái quá.
    +  Lâm sàng: phế khí nghịch gây ho, khó thở…, vị khí nghịch gây nôn, nấc, ợ…, Can khí nghịch gây nên: đầu và mắt căng đau, chóng mặt, ù tai, mắt đỏ, nôn ra máu, chảy máu cam…
    +  Pháp trị: giáng khí [ phế, vị], sơ can lý khí, thanh can tả hỏa….


THẦN


-    Phách: hoạt động tự nhiên cơ bản nhất [ phế], thuộc âm, chủ tiếp nhận cất giữ -    Hồn: khả năng tiếp nhận thông tin [ can], thuộc dương, chủ về sử dụng, nên hồn có động tác và phát huy -    Ý:  khả năng sàng lọc thông tin [tỳ], mưu toan nghĩ ngợi. -    Chí:  khả năng nhớ thông tin [ thận], duy trì ý chí.

-    Thần minh: khả năng tư duy, suy nghĩ cấp cao [ tâm]


 

  • Thần là biểu hiện về tinh thần, ý thức, tư duy của con người, sinh ra bởi tiên thiên và được nuôi dưỡng bởi hậu thiên, là biểu hiện bên ngoài của tinh, khí, huyết, tân dịch. Là biểu hiện tình trạng sinh lý, bệnh lý của tạng phủ.
  • Thần hiện ra trên mắt, trên mặt, trên da thịt và cả trong hoạt động. Hai khí tiên thiên, hậu thiên sung mãn thì thần khí tinh anh, tươi sáng, làm việc nhanh nhẹn, mạnh mẽ. ngược lại thì nếu suy kiệt thì thần sắc tăm tối, khô héo, hoạt động chậm chạp, yếu đuối.
  • Thần còn thì sức khỏe còn, thần mất thì thân xác mất. Thần bị rối loạn sẽ có các biểu hiện:

-    Hôn mê -    Cuồng sảng -    Trầm uất -    Mất trí nhớ -    Rối loạn hành vi, ngôn ngữ

-    Nặng thì tử vong.


HUYẾT


1.    Khái niệm

  • Là thứ dịch sắc đỏ, lưu hành trong lòng mạch nhờ tác động thúc đẩy của khí, để thành chất dịch màu hồng nuôi dưỡng toàn thân.

2.    Nguồn gốc

  • Thận chủ cốt tủy, tủy hóa sinh thành huyết
  • Tỳ vận hóa tinh ba của thủy cốc rồi qua tác dụng của tâm phế mà thành.

3.    Chi phối

  • tâm chủ huyết, tỳ thống nhiếp huyết, can tàng huyết, mạch là phủ của huyết.

4.    Vận hành

  • Vận hành của huyết dựa vào động của tâm khí mà vận chuyển toàn thân.
  • Huyết dịch toàn thân thông qua kinh mạch mà hội tụ ở phế, thông qua tác dụng hô hấp thanh trọc của phế mà thông suốt vào trong mạch mà vận chuyển toàn thân
  • Can có tác dụng tàng trữ và điều tiết huyết dịch.
  • Tỳ là nguồn sinh huyết, có tác dụng thống nhiếp huyết dịch, giúp huyết đi trong lòng mạch mà không bị thoát ra ngoài.

Tâm, phế, can, tỳ phối hợp hoạt động thì huyết mới vận hành bình thường.

5.    Công năng sinh lý

  • Là một trong những vật chất trọng yếu để nuôi dưỡng cơ thể, dinh dưỡng toàn thân.
  • Huyết là cơ sở vật chất của hoạt động thần chí. Tâm chủ thần chí, chủ huyết mạch, huyết dưỡng tâm. Nhờ sự nuôi dưỡng của tâm huyết mới có thể duy trì được tư duy, ý thức.
  • Huyết duy trì sự bình hằng của âm dương. Huyết thiếu thì âm hư, âm không khống chế được dương sinh ra nhiệt chứng.

6.    Bệnh của huyết

a.    Huyết hư:

  • Khái niệm: là các triệu chứng hư tổn gây ra do huyết dịch bất túc, làm rối loạn nuôi dưỡng tạng phủ, cơ quan gây nên.
  • Lâm sàng: sắc mặt trắng, không tươi nhuận hoặc ám vàng, môi móng chân tay nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, hay quên, chân tay tê nhức, các khớp co duỗi khó khăn, số lượng kinh giảm, kinh sắc nhợt, chất lưỡi nhợt, mạch tế vô lực.
  • Nguyên nhân: do khả năng sinh huyết không đầy đủ, hoặc huyết bị hao quá nhiều.
  • Pháp trị: bổ huyết [ tứ vật thang, đương quy bổ huyết thang…]

b.    Huyết ứ:

  • Khái niệm: là các chứng do sự vận hành của huyết dịch trong lòng mạch bị chậm lại không thông, nặng thì đình lưu, ứ kết thành khối.
  • Lâm sàng: đau chói, cố định, cự án, đau tăng về đêm, tính chất tương đối cứng, bề mặt xanh tím gồ lên, lưỡi có điểm ứ huyết.
  • Nguyên nhân: do khí cơ uất trệ, hoặc hàn tà xâm nhập phần huyết, té ngã, chấn thương…
  • Pháp trị: hoạt huyết khử ứ, kiêm lý khí [ huyết phủ trục ứ thang, tứ vật đào hồng…..]

c.    Huyết nhiệt: 

  • Khái niệm: Là các chứng xuất hiện do hỏa tà xâm nhập làm bức huyết vọng hành.
  • Lâm sàng: vật vã, miệng khô không muốn uống, người nóng, đêm nóng nhiều hơn, chất lưỡi đỏ sậm, mạch tế sác. Nếu có bức huyết vọng hành thì có hiện tượng xuất huyết.
  • Pháp trị: thanh nhiệt lương huyết [ thanh dinh thang…]

d.    Xuất huyết:

-    Do nhiệt bức huyết vọng hành.

-    Do ngoại cảm, nhiệt tà vào huyết. -    Tỳ hư không thống nhiếp huyết. -    Do sang chấn

-    Huyết ứ gây thoát quản

-    Do huyết nhiệt: xuất huyết đỏ tươi [ chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, đại tiện ra huyết, thổ huyết…] kèm theo triệu chứng nhiệt. -    Do huyết ứ: máu có màu tím, máu cục, kèm theo có triệu chứng ứ huyết.

-    Tỳ hư không thống nhiếp huyết: màu máu nhạt, chảy máu không ngừng, kèm theo triệu chứng tỳ hư

-    Do huyết nhiệt: lương huyết chỉ huyết. -    Do huyết ứ: hoạt huyết, chỉ huyết.

-    Do tỳ hư: kiện tỳ nhiếp huyết.


 TÂN DỊCH


1.    Khái niệm

  • Chỉ toàn bộ hệ thống thủy dịch bình thường trong cơ thể.
  • Sinh ra từ đồ ăn, thức uống theo khí của tam tiêu phân bố đến các khoảng cơ nhục, bì phu để tư dưỡng cơ nhục, tươi nhuận lông da.
  • Tân là dịch trong loãng, tính lưu động cao có tác dụng nuôi dưỡng bao gồm: nước bọt, dịch vị, dịch trường, nước tiểu, mồ hôi…
  • Dịch thì đặc và nặng, ít lưu động, cũng từ đồ ăn thức uống hóa sinh, theo huyết đi khắp và chứa tại các khiếu, dịch não tủy, các khớp xương. Tác dụng hoạt nhuận xương khớp, tư dưỡng lỗ khiếu, đồng thời làm trấn tinh bổ tủy.

2.    Nguồn gốc

  • Quá trình chuyển hóa của tân dịch có quan hệ đến: Tỳ, vị, phế, tâm, thận, tam tiêu.
  • Từ đồ ăn thức uống.
  • Tiểu trường chủ dịch
  • Đại trường chủ tân
  • Nhưng trên thực tế không phân biệt rành mạch, gọi chung là tân dịch.

3.    Công năng

  • Duy trì cân bằng thủy dịch trong cơ thể.
  • Tư nhuận, nhu dưỡng
  • Điều tiết âm dương
  •  Bài tiết chất cặn bã.

4.    Bệnh lý của tân dịch

a.    Sự tuần hoàn của tân dịch và sự bài tiết của thủy dịch thừa là mấu chốt quan trọng để duy trì thủy dịch trong cơ thể. Tân dịch nếu bị ứ đọng sẽ gây đàm ẩm, thủy thũng. Thiếu hụt tân dịch đưa đến: ho khan, khô khát, mất tiếng, các xương khớp khô cứng, vận động khó khăn… Có hai tình trạng hay gặp là: thương tân và thuỷ thũng.

b.    Tân dịch thiếu hụt mức độ nhẹ gọi là thương tân, nặng thì gọi là thương âm.

  • Nguyên nhân:
    -    Sốt cao, trúng thử, âm hư nội nhiệt.
    -    Ra mồ hôi nhiều, nôn ói nhiều, tiêu chảy, xuất huyết…
    -    Do tỳ vị hóa sinh, hấp thu bị trở ngại.
  • Lâm sàng: miệng khát, họng khô, môi táo, da lông khô, đại tiện táo, tiểu tiện ít, lưỡi khô ít tân, mạch vi sác vô lực. thương âm còn có thể thấy chất lưỡi hồng giáng, khô.
  • Pháp trị: bổ âm sinh tân [ các vị thuốc như: sinh địa, cát căn, mạch môn, thiên môn, thạch hộc, sa sâm….]

c.    Thủy thũng: do tân dịch không vận chuyển được, thủy thấp đọng lại bên trong gây nên.

  • Nguyên nhân: 
    -    Phế mất tuyên giáng, không thể thông điều thủy đạo
    -    Tỳ mất kiện vận, thủy thấp đình lưu.
    -    Thận dương khí hóa bất lợi gây thủy tràn.
  • Lâm sàng: mặt , tứ chi phù thũng, hoặc tích nước trong ổ bụng, ngực gây khó thở, tức ngực, khò khè.
  • Pháp trị: 
    -    Bổ phế khí, hành thủy
    -    Kiện tỳ hóa thấp, lợi thấp
    -    Ôn bổ thận dương, lợi thủy thông lâm, tiêu phù
  • Thuốc : 
    -    Thuốc lợi tiểu: trạch tả, xa tiền, râu ngô, râu mèo, ý dĩ, tỳ giải…
    -    Phải kết hợp thuốc trị nguyên nhân và hành khí.

Video liên quan

Chủ Đề