Vì sao nhà lương chia nhỏ nước ta

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

BÀI 21: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN [542 – 602]

1.Nhà Lương siết chặt ách dô hộ như thế nào?

Câu hỏi: Điều nào chứng tỏ nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với dân ta?

Nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta thể hiện:

Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị.

Phân biệt đôi xử rất gắt gao: Người Việt không được giữ những chức vụ quan trọng Tiến hành bóc lột dã man tàn bạo, đặt ra những thứ thuế hết sức vô lí, tàn bạo.

Câu hỏi: Về mặt hành chính, nhà Lương đã chia nước ta như thế nào?

Về mặt hành chính, nhà Lương đã chia lại các quận huyện và đặt tên mới: Giao Châu [đồng bằng và trung du Bắc Bộ], Ái Châu [Thanh Hoá], Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu [Nghệ – Tĩnh] và Hoàng Châu [Quảng Ninh].

Câu hỏi: Vì sao nhà Lương chia nhỏ nước ta như vậy?

Nhà Lương chia nhỏ nước ta như vậy để dễ bề cai trị và quản lý chặt chẽ hơn, siết chặt ách đô hộ.

Câu hỏi: Chính sách hóc lột dã man, tàn bạo của nhà Lương đôi với dân ta biểu hiện như thế nào?

Chính sách bóc lột dã man, tàn bạo của nhà Lương đối với dân ta được biểu hiện: Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế: thuế muôi, thuế chợ, thuế đò,… và có những thứ thuế hết sức vô lí: trồng cây dâu cao một thước [khoảng 40cm] đều phải nộp thuế, bán vợ, đợ con cũng phải đóng thuế.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu?

Chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu vô cùng tàn bạo, lòng dân oán hận. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chông lại ách đô hộ của nhà Lương.

Câu hỏi: Em hãy đọc phần chữ nghiêng trong SGK trang 58, em nghĩ gì về thái độ của nhà Lương đối với dân ta?

Đoạn chữ nghiêng nói về Tinh Thiều là người nước ta, học giỏi, văn hay, nhưng chỉ được giữ chức “gác cổng thành”, thể hiện sự phân biệt đối xử trắng trợn, không cho người Việt giữ những chức vụ quan trọng, coi thường người Việt dù người đó có học rộng tài cao.

Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập

Câu hỏi: Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm nào? Những hào kiệt nào hưởng ứng cuộc khởi nghĩa?

Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra vào mùa xuân năm 542.

Hào kiệt khắp nơi hưởng ứng: ở vùng Chu Diên có Triệu Túc [con Triệu Quang Phục], ở Thanh Trì [Hà Nội] có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh Thiều,…

Câu hỏi: Em hãy nêu phạm vi hoạt động của nghĩa quân Lý Bí?

Phạm vi hoạt động của nghĩa Lý Bí rộng lớn khắp cả nước [tại Giao Châu, Ái Châu, Lộc Châu, Minh Châu, Hoàng Châu nhân dân đều nô nức hưởng ứng].

Câu hỏi: Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

Do chính sách bóc lột tàn bạo của quân Lương đối với dân ta, dân ta oán hận quân Lương, nổi dậy khởi nghĩa với mong muôn lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Lương giành lại độc lập cho Tổ quốc.

Câu hỏi: Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đã diễn ra như thế nào?

Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy. Chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. Trong hai năm [năm 542 và năm 543], nhà Lương hai lần tổ chức tấn công, quân Lý Bí giải phóng Hoàng Châu đánh địch tận Hợp Phô, quân Lương thất bại, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa?

Quân khởi nghĩa đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường và tài giỏi, vì thế cuộc chiến đấu diễn ra trong thời gian ngắn và đã giành thắng lợi.

Câu hỏi: Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí đã làm gì?

Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí đã lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng sông Tô Lịch [Hà Nội].

Câu hỏi: Ý nghĩa to lớn của những việc làm của Lý Bí sau khi đánh hại quân đô hộ?

Việc Lý Bí lên ngôi, việc đặt tên nước, xây dựng kinh đô có ý nghĩa to lớn: chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, có thể sánh vai và không lệ thuộc vào Trung Quốc. Đó là ý chí độc lập tự chủ của dân tộc ta.

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?

Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muôn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước; khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như vạn mùa xuân.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân [542-602] [Tiếp theo] – Câu hỏi và bài tập Lịch sử 6 >> tại đây

Related

A. Dễ bề cai trị, quản lí chặt chẽ hơn, xiết chặt ách đô hộ.

B. Cử được nhiều quan chức người Trung Quốc.

C. Dễ bề cai trị, dễ bóc lột.

D. Dễ thu thuế, dễ quản lí, dễ đàn áp.

- Nhà Lương đã chia nước ta thành: Giao Châu [ đồng bằng và trung du Bắc Bộ], Ái Châu [Thanh Hóa], Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu [Nghệ An - Hà Tĩnh] và Hoàng Châu [Quảng Ninh].


- Vì khi chia đất nước ta nhỏ để d

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

nhà Lương chia nhỏ đất nước ta thành các quận, huyện nhằm mục đích gì? Chính sách vơ vét, bóc lột của nhà Lương đối với nhân dân ta như thế nào?

Các câu hỏi tương tự

1. Từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, Âu Lạc có sự thay đổi lớn là

A. bị sáp nhập vào đất của Trung Quốc và trở thành các quận.

B. bị chia nhỏ để dễ cai trị.

C. bị bóc lột dã man.

D. mở rộng đến mũi Cà Mau.

2. Dưới thời Âu Lạc, cai quản các quận, huyện là

A. quan lại người Hán.

B. Lạc tướng người Việt.

C. quan lại cả người Việt và người Hán.

D. Bồ chính người Việt.

3. Cách sắp đặt quan lại cai trị của nhà Hán đối với đất nước ta là để nhằm mục đích

A. thâu tómquyền lực vào tay người Hán, mua chuộc quan lại người Việt

B. trực tiếp cai trị xuống tận làng, xã.

C. cai trị gián tiếp thông quan bộ máy chính quyền tay sai.

D. chia sẻ quyền lực với quan lại người Việt.

4. Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. chính sách cai trị của nhà Hán hết sức thâm độc.

B. chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giếtchết.

C. Tô Định đánh thuế nặng vào mặt hàng muối, sắt khiến nhân dân rất bất bình.

D. chính sách cai trị thâm độc của nhà Hán và muốn trả thù cho Thi Sách.

5. Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã

A. xóa bỏ tên châu Giao, sáp nhập vào Quảng Châu.

B. đổi tên châu Giao thành Giao Châu.

C. giữ nguyên châu Giao.

D. giữ nguyên châu Giao và đưa người Hán sang thay người Việt giữ chức Huyện lệnh.

6. Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc trong việc bóc lột nhân dân ta là

A. bắt dân ta đóng thuế ruộng đất bằng thóc.

B. độc quyền về muối và sắt, đánh thuế nặng hai mặt hàng này.

C. bắt dân ta đi lao dịch.

D. bắt dân ta cống nộp các sản vật quý.

7. Nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang nước ta nhằm mục đích

A. tăng dân số ở Âu Lạc.

B. tiếp tục chính sách đồng hóa nhân dân ta.

C. đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích.

D. để giúp đỡ nhân dân ta học chữ Hán.

8. Mục đích mà chính quyền đô hộ mở một số trường dạy chữ Hán ở nước ta là

A. để giúp tất cả nhân dân ta biết chữ.

B. giúp con em người Hán ở nước ta biết chữ Hán.

C. đào tạo ra tầng lớp quan lại trung thành với người Hán.

D. phổ biến chữ viết của người Hán ra khắp nơi, ngoài đất Trung Quốc.

9. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm

A. 248 TCN.

B. 248.

C. 284 TCN.

D. 284.

10. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống lại ách đô hộ của

A. nhà Hán.

B. nhà Nam Hán.

C. nhà Ngô.

D. nhà Tùy.

11. Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta là

A. nhà Tùy.

B. nhà Lương.

C. nhà Ngô.

D. nhà Hán.

12. Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào năm

A. 524.

B. 542.

C. 602.

D. 620.

13. Nhân dân khắp nơi đều hưởng ứng, hào kiệt kéo về cùng Lý Bí khởi nghĩa là vì

A. họ căm thù chính quyền đô hộ.

B. họ muốn được làm quan sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

C. họ căm thù chính quyền đô hộ và muốn giành lại độc lập cho dân tộc.

D. họ muốn có ruộng đất để cày cấy.

14. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế [Lý Nam Đế] vào năm

A. 544.

B. 554.

C. 556.

D. 602.

15. Lý Bí đặt tên nước ta là

A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Vạn Xuân.

D. Đại Cồ Việt.

16. Thế kỉ VII, dưới ách thống trị của nhà Đường, Giao Châu bị đổi thành

A. châu Giao.

B. AnNam đô hộ phủ.

C. Giao Chỉ.

C. Cửu Chân.

17. Công trình nghệ thuật đặc sắc của Cham-pa là

A. nhà sàn.

B. Phật nhà mồ.

C. tháp Chăm.

D. tượng phù điêu.

18. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành được thắng lợi vào

A. năm 917.

B. năm 930.

C. năm 931.

D. năm 938.

419. Ngô Quyền quyết định chọn cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa đánh giặc vì ở đây

A. địa thế rừng rậm hiểm trở, thủy triều lên xuống mạnh.

B. cửa ngõ giao thông, thuận tiện cho việc đi lại.

C. lòng sông sâu hơn chục mét và rộng hàng nghìn mét.

D. gần rừng núi nên có nhiều gỗ.

20. Thắng lợi của trận Bạch Đằng có ý nghĩa trọng đại nhất là

A. giữ vững nền độc lập tự chủ, mở ra thời đại độc lập lâu dài của dân tộc.

B. đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của quân Nam Hán.

C. rửa được thù nhà.

D. chiến thắng vĩ đại trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.

Video liên quan

Chủ Đề