Chõ xôi là gì

Chõ Xôi Bằng Gỗ hay gọi ngắn gọn là Chõ Xôi Gỗ của đồng bào miền núi là món đồ gia dụng còn mới mẻ với đa số người nội trợ. Bộ đồ nấu bếp này độc đáo cả về thẩm mĩ, văn hóa và công năng sử dụng.

Chõ đồ xôi – xửng hấp theo cách gọi của người miền nam, giúp cho việc nấu món ăn gia đình trở nên ngon và đảm bảo dinh dưỡng hơn. Vì thế khi nghĩ đến cách đồ xôi ngon các bà nội trợ thường trang bị cho mình bộ nồi đồ xôi thật tốt, tiếp sau đó mới là các yếu tố về kỹ thuật để nấu các món như: xôi vò, xôi dừa, xôi đậu xanh, xôi lá cẩm.

Chõ đồ xôi bằng gỗ của người dân tộc Thái còn gọi là chõ gỗ, chõ xôi gỗ, xửng hấp gỗ

Chõ Đồ Xôi Bằng Gỗ được đa số đồng bào dân tộc miền núi sử dụng, trong đó chõ gỗ của người dân tộc Thái được biết đến nhiều hơn cả, có lẽ do tập quán nấu ăn của đồng bào, họ thường xôi chín hầu như tất cả các thực phẩm của mình: xôi cơm nếp, xôi rau, xôi khoai sắn, xôi bánh trái, củ quả. Món ăn nấu chín bằng phương pháp hấp này thường ngon ngọt hơn, màu sắc cũng đẹp và tự nhiên hơn.

Chõ đồ xôi bằng gỗ có thể coi là một bộ đồ nấu bếp tối ưu giúp nấu món ăn gia đình được ngon hơn. Chõ gỗ đặc biệt phù hợp với nhu cầu xôi hấp chín thực phẩm để giữ lại vitamin và dưỡng chất cao nhất, là sự lựa chọn lý tưởng dành cho những người theo chế độ dưỡng sinh thực dưỡng. Mặt khác, trong bào chế thuốc nam, ngày nay các lương y thường sử dụng loại chõ gỗ để hấp thuốc nam, bởi chõ gỗ giúp phát huy dược tính cao nhất cho thuốc, hạn chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố kim loại đối với sản phẩm.

Chõ đồ xôi bằng gỗ là vật dụng tiện dụng, có thể làm được nhiều việc khác nhau: từ hấp chín thực phẩm, đồ xôi hoặc bào chế thuốc

Về cấu tạo chính, chõ gỗ được đẽo khéo léo bằng thân một cây gỗ có thớ mịn, xốp, nhẹ và dai. Thân chõ gỗ thườn có hai loại: hình phễu và hình ống. Đặc điểm này làm chõ chõ gỗ ở Việt Nam khác với bộ chõ đồ xôi Thái Lan hay của Lào. Ở Thái Lan và  Lào, chõ xôi truyền thống là loại đan bằng mây tre đan, với ưu điểm là nhẹ, xôi cũng ngon nhưng nhược điểm là đồ xôi lâu chín. Bởi cấu tạo thân chõ bằng vật liệu đan làm thất thoát hơi nước nhiều. Vì thế để đồ xôi người thường ngâm gạo nếp rất kỹ, điều này đôi khi làm hương vị nếp bị ảnh hưởng.

Chõ xôi bằng gỗ có nhiều ưu điểm:

1. Chõ đồ xôi bằng gỗ làm quá trình hơi nước ngưng tụ chậm đi, nên xôi ít bị ướt và nát.

Ninh chõ gỗ bằng nhôm

2. Bề mặt chõ gỗ có tính thẩm thấu cao hơn kim loại nên lượng nước chảy ngược sẽ được hấp thụ bớt nên giảm lượng nước tác động vào xôi.

3. Thân chõ gỗ có hình phễu giúp làm hơi nóng lan tỏa rất mạnh và tác dụng đều lên các vị trí làm xôi chín nhanh và đều, giúp tiết kiệm nhiên liệu đun nấu.

Chõ xôi gỗ cấu tạo gồm 3 phần:

– Ninh chõ bằng nhôm, có hình tròn, thắt eo ở giữa, miệng loe rộng để đủ đặt chõ lên trên.
– Vỉ lót đáy chõ đan bằng tre đan. Nắp đậy của chõ xôi gỗ không cần thiết phải vừa vặn và kín quá, nên thường được tận dụng các vung nồi khác.

– Thân chõ bằng gỗ làm bằng một thân gỗ to, đục thủng bên trong, thành chõ mỏng. Chõ hình tròn, đáy nhỏ hơn miệng, hai bên thân chõ được đục vào một đoạn, tạo thành mấu để làm tay cầm khi nhấc chõ.

Thân chõ gỗ

Bí quyết đồ xôi ngon bằng Chõ Gỗ:

– Đặt vỉ tre đan ngay ngắn, bỏ gạo xôi đã ráo nước vào, dùng vung nồi khác làm nắp đậy.

– Cho lượng nước ngập khoảng 1/3 ninh nhôm, không cho quá nhiều nước để xôi khỏi bị ướt.

– Chỗ tiếp xúc giữa thân chõ gỗ và ninh nhôm [miệng ninh] ta cho một chút nước để hơi không bị xì ra ngoài.

– Đun đến khi nước trong chõ sôi mạnh thì ta cần giảm lửa còn khoảng 70% để xôi chín từ từ. Nên đồ xôi làm 2 lần, chứ không đồ 1 lần cho chín hẳn: lần 1 khi xôi chín khoảng 80%, bắc xuống đổ úp cả chõ ra mâm, dàn mỏng cho nguội. Sau đó đồ tiếp lần 2, khi chín hẳn ta cũng cần dỡ xôi ra ngay, để nguội bớt rồi đơm lên đĩa. Tránh để xôi chín rồi trong chõ lâu sẽ dẫn đến bị đọng nước.

Chõ đồ xôi bằng gỗ

Hướng dẫn bảo quản bộ Chõ đồ xôi bằng gỗ:

Thân chõ gỗ mới mua về cần ngâm ngập trong nước khoảng 3-4h, để bổ sung độ ẩm, nhằm tránh hiện tượng nứt nẻ do nhiệt độ môi trường. Ngoài ra trước mỗi lần đồ xôi, cũng cần ngâm qua chõ trong môi trường nước ít nhất 30 phút, vừa làm sạch chõ đồng thời tránh nhiệt độ cao làm giảm tuổi thọ chõ.

Chõ đồ xôi bằng gỗ gồm nhiều kích cỡ tiện dụng và giá bán phù hợp:

280.000đ/bộ 2kg, 320k/bộ 3kg, 360k/bộ 4kg, 400k/5kg, 680k/bộ 10kg, 750k/bộ 15kg.

Nơi bán chõ đồ xôi bằng gỗ:

Liên hệ: 0964617489 [Ms Nhật Hương] Số 48, ngõ 69, Đống Đa, Hà Nội

Đặc sản Núi Việt, bản Phiêng 2, Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái.

Từ lâu, chõ đồ xôi là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình  người Thái. Người Thái hàng ngày thường ăn xôi nếp bởi điều kiện sống, lao động làm nương rẫy nên họ thường gói xôi lên nương. Gạo nếp nếu được đồ bằng chõ sẽ dẻo, giữ được lâu mà không bị hỏng. Từ văn hóa ăn xôi nếp họ đã sáng tạo ra chõ đồ xôi bằng gỗ để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

Chõ đồ xôi được đặt lên trên ninh đồng khi nấu xôi

Chõ đồ xôi là một đoạn gỗ rỗng ruột, được gắn khít với chiếc ninh [nồi chứa nước bên dưới để tạo hơi nước làm chín cơm, như nồi đồng đun nước của bà con dưới xuôi].

Chiếc chõ đồ xôi do đôi bàn tay ông Pọm làm ra

Hạt gạo được hấp hơi nước trong chõ đồ xôi, cơm chín rất đều, hạt cơm trắng, giữ nguyên được mùi vị của đặc trưng của lúa nếp nên ăn ngon hơn và để được lâu hơn so với xôi đồ chõ nhôm, chõ inox

Thời gian, việc làm chõ đồ xôi bằng gỗ dần bị mai một. Nhiều người đã lựa chọn mua chõ bằng nhôm, inox vì giá rẻ và thuận tiện hơn.

Ông Pọm lên rừng chọn cây gỗ để làm chõ đồ xôi

Tuy nhiên hơn 30 năm nay, ông Lò Văn Pọm, vẫn luôn gắn bó với nghề làm chõ đồ xôi. Qua bàn tay ông những khúc gỗ được dùi mài, gọt đẽo thành những chiếc chõ bóng nhẵn, đẹp mắt. Vào thăm căn nhà gỗ của vợ chồng ông Pọm thấy đầy ắp những chiếc chõ đồ xôi đủ hình dáng, to, nhỏ khác nhau, do chính bàn tay vợ, chồng ông làm ra.

Cây gỗ được chặt ra thành từng khúc

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt, ông Pọm, cho biết: Gạo nếp được đồ trong chõ làm bằng gỗ, hương thơm của gạo không những giữ được lâu mà còn tăng thêm độ ngon của xôi, khác hẳn với gạo nấu trong chõ đõ xôi làm bằng nhôm hay inox. Vì thế, bay giờ nhiều người đã quay lại sử dụng chõ gỗ truyền thống.

Khúc gỗ để làm chõ đồ xôi được tước vỏ 

Cũng theo ông Pọm, làm chõ đồ xôi rất cầu kỳ. Người làm phải kiên trì, có hai khâu quan trọng nhất: Khâu lựa chọn gỗ thì phải lên rừng chọn những cây gỗ tròn, kích thước vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ, loại gỗ có tính lành nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Khâu đục khuôn phải thận trọng từng bước, giữ cho khuôn không bị vỡ, kích thước miệng khuôn rộng 15 – 20 cm, đáy khuôn cố định khỏang 9 – 10 cm cho vừa với miệng “ninh đồng”.

Ông Pọm dùng dìu đục khúc gỗ để chế tác chõ đồ xôi

Dụng cụ làm chõ thường là dao, rìu, đục, cưa… Tất cả các bước đòi hỏi người làm kiên trì, khéo léo. Nếu chõ đồ xôi làm không tốt thì xôi chín không đều, hương thơm của xôi mất đi.

Chõ đồ xôi sau khi được làm hoàn thiện

Mỗi ngày ông Pọm làm được 1 đến 3 chiếc chõ và bày bán ngay trước cửa nhà bên quốc lộ 4G – đường Sơn La – Sông Mã. Giá bán tùy theo kích thước, loại nhỏ có giá 150.000 đồng, loại to giá 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Trung bình mỗi ngày gia đình ông bán được từ 1 đến 2 chiếc.

Vợ vủa ông Pọm luôn túc trực bên đường để bán chõ đồ xôi cho khách qua đường

Ông Pom tâm sự: Tuy làm chõ đồ xôi cầu kỳ, vất vả nhưng tôi đã quen. Vả lại, ngày càng có nhiều người tìm đến mua, cũng bán được tiền, có thêm thu nhập trang trải được cuộc sống gia đình nên tôi sẽ còn làm nghề. Nếu ai có tâm muốn học nghề tôi sẽ dạy những cách làm hay nhất, tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề