Vì sao quân đội Myanmar đảo chính

Chính phủ cầm quyền ở Myanmar nhanh chóng bị lật đổ sau một cuộc đảo chính của Quân đội, đây là bài học đắt giá với rất nhiều quốc gia và chính đảng cầm quyền trên thế giới. Một trong những bài học đó là “Phi chính trị hóa Quân đội”.

Myanmar chuyển đổi thể chế từ chính quyền quân sự [1992-2010] sang chính quyền bán dân sự [2010-2015] và chính quyền dân sự hoàn toàn vào năm 2016. Từ năm 2018 đến nay, đất nước Myanmar dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Win Myint, điều hành trực tiếp phía sau là Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.

Tình hình phức tạp tại Myanmar khơi nguồn từ cuộc tổng tuyển cử vào ngày 8/11/2020. Trong đó Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đã giành được gần 400 ghế trong Quốc hội [hơn 60%] trong tổng số 476 ghế. Quân đội có 25% số ghế đương nhiên. Riêng Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển [USDP] được Quân đội ủng hộ chỉ giành được 33 ghế. Ngày 26/1, Quân đội Myanmar ra tối hậu thư cho Ủy ban Bầu cử, tuyên bố sẽ hành động nếu ủy ban này không giải quyết cáo buộc gian lận trong bầu cử. Ủy ban Bầu cử ngay lập tức phủ nhận và khẳng định bầu cử đã diễn ra một cách tự do, công bằng, đáng tin cậy và “phản ánh ý nguyện của người dân”. Không đồng ý với Ủy ban Bầu cử, phe Quân đội tiến hành đảo chính và tuyên bố kiểm soát chính quyền trong vòng 1 năm.

Cuộc đảo chính ở Myanmar để lại nhiều hệ lụy, đẩy nền dân chủ quốc gia này rơi vào khủng hoảng, bất ổn chính trị kéo dài sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Myanmar vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Mặt khác, tình trạng đổ vỡ các thỏa thuận giữa chính quyền, người dân với Quân đội đẩy quốc gia này rơi vòng xoáy của bạo lực. Người dân Myanmar sau những ngày xuống đường biểu tình phản đối cuộc đảo chính đã có nhiều người thiệt mạng. Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế đang tìm kiếm giải pháp hoà bình cho Myanmar, song vấn đề nội bộ và chia rẽ sẽ làm cho cuộc khủng hoảng kéo dài.

Bài học về “phi chính trị hóa Quân đội”

Quân đội ở Myanmar có vị thế đặc biệt và rất hay chấp chính. Sau khi tiến hành đảo chính vào năm 1962, Quân đội Myanmar đã duy trì chính quyền quân sự trong một thời gian dài. Sở dĩ Quân đội có thể dễ dàng tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ dân sự bởi Quân đội nước này không nằm dưới sự lãnh đạo của bất kỳ một chính đảng nào. Họ có quyền lực rất to lớn và được phép nắm quyền trong trường hợp khẩn cấp.

Đối với Việt Nam thời gian qua, các thế thù địch liên tục đưa ra luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi “phi chính trị hóa Quân đội”. Chúng rêu rao Quân đội phải “trung lập”, “đứng giữa”, không thuộc một đảng phái nào, “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”… Thực tiễn khẳng định, không có một LLVT nào là “đứng ngoài chính trị”, là “trung lập”. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển Quân đội các nước tư bản đều cho thấy, giai cấp tư sản rất coi trọng xây dựng nhân tố chính trị – tinh thần cho LLVT của họ.

Các thế lực thù địch cố tình làm ngơ, hoặc không nhận ra rằng: QĐND Việt Nam do Đảng Cộng sản việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, chiến đấu đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giành độc lập dân tộc, thống nhất và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội được xây dựng “cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Cục diện ở Myanmar liên quan trực tiếp tới vấn đề “Phi chính trị hóa Quân đội”. Đây là bài học sâu sắc được rút ra với chúng ta, đó là tuyệt đối không bao giờ để sa vào bẫy “phi chính trị hóa Quân đội” của các thế lực thù địch; luôn giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội; xây dựng tổ chức đảng các cấp trong Quân đội trong sạch vững mạnh là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Bà Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, sau nhiều thập kỷ bị quản thúc tại gia trong cuộc đấu tranh vì dân chủ, lên nắm quyền sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015. Vị thế quốc tế của bà đã bị tổn hại sau khi hàng trăm nghìn người Rohingya phải trốn chạy khỏi các chiến dịch quân đội ở bang Rakhine, phía tây Myanmar vào năm 2017, nhưng bà vẫn cực kỳ nổi tiếng ở quê nhà.

Quân đội, với tư cách là lực lượng gầy dựng hiến pháp và nền dân chủ non trẻ của Myanmar, tự coi mình là người bảo vệ sự thống nhất quốc gia và hiến pháp, đồng thời giữ một vai trò lâu dài trong hệ thống chính trị. Được gọi là Tatmadaw, quân đội mặc nhiên chiếm 25% số ghế trong quốc hội mà không cần bầu cử và kiểm soát các bộ quốc phòng, nội vụ và biên giới.

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi đến bỏ phiếu sớm trước cuộc tổng tuyển cử ngày 8.11.2020 tại Naypyitaw [Myanmar], ảnh chụp ngày 29.10

Reuters

Tại sao quân đội Myanmar thách thức kết quả bầu cử?

Quân đội cáo buộc có bất thường, chẳng hạn như có sự trùng lặp tên trong danh sách bỏ phiếu ở nhiều quận, và không hài lòng với phản ứng của Ủy ban bầu cử đối với các khiếu nại của họ. Tương tự, đảng Liên minh Đoàn kết [USDP], đảng cầm quyền trước đây do quân đội thành lập trước khi chính thức trao lại quyền lực vào năm 2011, cũng bất bình về kết quả. USDP, hiện là đảng đối lập được sự ủng hộ của quân đội, chỉ giành được 33/476 ghế hiện có.

Các binh sĩ đứng gác tại một trạm kiểm soát quân sự trên đường tới khu tổ chức quốc hội ở Naypyitaw [Myanmar], ngày 1.2

Reuters

Bà Suu Kyi chưa bình luận gì về chiến thắng bầu cử của đảng cũng như khiếu nại của quân đội, nhưng đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ [NLD] cho biết các cáo buộc của quân đội là vô căn cứ và bất kỳ sai sót bầu cử nào cũng sẽ không thay đổi kết quả.

Các nhà quan sát bầu cử cho biết cuộc bỏ phiếu không có bất thường lớn nào. Ủy ban bầu cử hôm 28.1 cũng cho biết không có sai sót nào trên quy mô lớn có thể dẫn đến gian lận hoặc làm mất độ tin cậy vào kết quả bầu cử.

Quân đội trước đó nói gì?

Người phát ngôn của lực lượng vũ trang, Chuẩn tướng Zaw Min Tun, đã tổ chức một cuộc họp báo vào tuần trước về các cáo buộc gian lận nhưng đã đưa ra một loạt các câu trả lời không dứt khoát cho các câu hỏi về ý định của quân đội.

Ông nói quân đội sẽ “hành động”, và sử dụng tất cả các lựa chọn có sẵn bao gồm đưa vụ việc này lên Tòa án Tối cao. Khi được hỏi liệu ông có loại trừ một cuộc đảo chính hay không, ông Zaw Min Tun nói “không thể nói như vậy”. Cho đến ngày 30.1, quân đội Myanmar vẫn cam kết bảo vệ và tuân thủ hiến pháp và hành động theo đúng luật pháp.

Người dân Myanmar đang cư trú tại Nhật Bản đã biểu tình chống lại quân đội Myanmar tại Đại học Liên Hợp Quốc ở Tokyo [Nhật Bản], ngày 1.2

Reuters

Hiến pháp Myanmar quy định như thế nào?

Hiến pháp nói rằng tổng tư lệnh chỉ có thể nắm quyền trong những trường hợp cực đoan có thể gây ra “sự tan rã của liên minh, sự tan rã của đoàn kết dân tộc và mất quyền lực chủ quyền”, nhưng chỉ trong tình trạng khẩn cấp, và chỉ có thể được tuyên bố bởi tổng thống dân sự Myanmar. Tổng tư lệnh, đại tướng Min Aung Hlaing tuần trước nói rằng, hiến pháp là “luật lớn cho tất cả các luật” và nếu không được tuân thủ, hiến pháp nên bị thu hồi.

Tin liên quan

Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948, Myanmar đã trở thành vùng đất của các cuộc xung đột chồng chéo giữa nhiều lực lượng; quân đội dân tộc thiểu số và chính phủ quốc gia; các lợi ích đối nghịch trong buôn bán ma túy...

Năm 1962, quân đội Myanmar [Tatmadaw] dưới sự chỉ đạo của tướng Ne Win đã lật đổ chính quyền dân sự và thiết lập một chế độ tập trung, độc tài. Cuộc đảo chính một phần xuất phát từ lo ngại rằng chính phủ dân sự không thể đàn áp mạnh mẽ các phong trào dân tộc thiểu số và các lực lượng vũ trang của họ.

 Tháng 8/1988, các cuộc biểu tình dẫn đến việc phế truất Ne Win - để rồi một chính quyền quân sự mới lên nắm quyền vào tháng 9 kéo theo một cuộc đàn áp đẫm máu khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

 Tuy nhiên, chính quyền đã tổ chức các cuộc bầu cử vào năm 1990, và đảng Liên đoàn Dân chủ Quốc gia [NLD] của Suu Kyi, con gái của một vị tướng bị ám sát, đã thắng áp đảo.

 Chính quyền từ chối chấp nhận kết quả này và hủy bỏ cuộc bầu cử, bắt giữ nhiều thành viên của đảng đối lập và quản thúc bà Suu Kyi tại gia liên tục trong hai thập kỷ.

 Sau làn sóng phản đối mới vào năm 2007, giới lãnh đạo quân đội Myanmar một lần nữa thực hiện các bước để chuyển đổi sang chế độ dân chủ. Nhưng lần này quân đội đã thực hiện các biện pháp để đảm bảo họ không mất chỗ đứng quyền lực, giữ các bộ chủ chốt và 25% ghế trong quốc hội cho những người quân đội chỉ định, soạn lại hiến pháp mới để ngăn bà Suu Kyi giữ chức tổng thống.

 Tuy nhiên, đảng NLD của bà Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử vào năm 2015 và 2020, và bà đã đóng vai trò điều hành trên thực tế trong văn phòng mới được thành lập là “Cố vấn Nhà nước Myanmar”.

 Dù vậy, Tatmadaw đã từ chối tuân theo chế độ dân sự và theo đuổi chương trình nghị sự của riêng mình. Giao tranh giữa quân đội và người dân tộc thiểu số thực sự gia tăng trong những năm 2010, với việc Tatmadaw tung ra các cuộc tấn công mới chống lại nhiều nhóm nổi dậy.

 Thể chế bầu cử dân chủ và quản trị dân sự ở Myanmar đã mở ra một làn sóng ngoại giao, đầu tư và du lịch từ các quốc gia phương Tây. Nó cũng dẫn đến quan hệ khó xử với Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ giữa phương Tây với Myanmar đã bị đình trệ vào khoảng năm 2017 do một chiến dịch mà nhiều người gọi là “diệt chủng” nhắm vào người thiểu số Rohingya.

Mối quan hệ và sự gắn bó kinh tế giữa Myanmar và thế giới phương Tây bị rạn nứt. Nhưng sự kiện này không gây ra chỉ trích từ Bắc Kinh. Thay vào đó, Trung Quốc đã cải thiện mối quan hệ với NLD bằng cách cung cấp các lợi ích kinh tế thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Forbes nhận định: “Cuộc đảo chính quân sự sẽ làm xấu đi mối quan hệ của Myanmar với nhiều nước châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Điều đó sẽ tạo ra khoảng trống mà Bắc Kinh có thể tìm cách lấp đầy bằng cách hậu thuẫn chính phủ Tatmadaw, cũng giống như họ đã cải thiện quan hệ với chính phủ quân sự của Thái Lan kể từ khi nước này nắm chính quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 2014”.

Mặc dù Tatmadaw có vũ khí và quân lực trong tay, nhưng điều đó không đảm bảo họ chiến thắng trong cuộc chiến giành tính hợp pháp chính trị. Các cuộc bầu cử liên tiếp đã nhiều lần khẳng định sự nổi tiếng của bà Suu Kyi cũng như các khía cạnh hạn chế trong cơ sở chính trị của quân đội. Quyết định theo đuổi một cuộc đảo chính chắc chắn xuất phát từ lo ngại của Tatmadaw rằng những lần tái xác nhận trong bầu cử này có thể dần dần làm xói mòn quyền lực của phe quân đội.

 [*] Quan điểm và dữ liệu trong bài viết là của tạp chí Forbes [Mỹ], không phản ánh quan điểm của Tiền Phong.

Video liên quan

Chủ Đề