Em hiểu như thế nào về tính truyền miệng

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN TÍNH TẬP THỂ VÀ TÍNH TRUYỀN MIỆNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN NGƯỜI SOẠN: TRƯƠNG CHÍ HÙNG ĐƠN VỊ: BỘ MÔN NGỮ VĂN
  2. I­TÍNH TẬP THỂ I­TÍNH TẬP THỂ Hiểu thế nào về từ “tập thể” trong thuật ngữ “tính tập thể” của VHDG? “Tập thể” = tập thể nhân dân [nhân dân là người sáng tạo, tiếp nhận và lưu truyền tác phẩm VHDG]. Tính tập thể của VHDG biểu hiện như thế nào?
  3. Tính tập thể biểu hiện trong quá trình sáng tạo: Tác phẩm VHDG
  4. Tính tập thể biểu hiện trong quá trình sáng tạo: Tập Tậ  thể p t hể Tác phẩm  Tác phẩm  VHDG  Thời gian được chỉnh  Thời gian [ban đầu] Không sửa [các dị  Tập thể bản] Không gian gian ể th Tập thể p  Tậ Tập thể nhân dân đã sáng tạo và đồng sáng tạo nên tác phẩm VHDG [tính vô danh]
  5. Tính tập thể biểu hiện qua quá trình tiếp nhận: Nghe bài dân ca sau và trả lời các câu hỏi: Lý trái mướp [dân ca Nam Bộ]: - Chúng ta biết gì về tác giả của bài dân ca trên? - Nội dung bài dân ca đề cập đến là gì? - Tác giả dân gian đã thể hiện nội dung đó như th ế nào? - Cảm nhận của anh [chị] về bài dân ca trên? Vì sao anh [chị] lại có những cảm nhận như thế? - Từ những nhận định trên, chúng ta rút ra được đi ều gì v ề sự biểu hiện tính tập thể của VHDG trong quá trình tiếp nhận?
  6. - Tập thể nhân dân tiếp nhận tác phẩm VHDG mà không có ý thức truy tìm nguồn gốc tác giả. - Tác phẩm nào đi theo truyền thống dân tộc, đáp ứng được những nhu cầu, thị hiếu của tập thể nhân dân [phù hợp với Tâm lý tập thể] thì sẽ được lưu giữ, ngược lại sẽ bị loại trừ.
  7. Tập thể sáng tác Tập thể tiếp nhận, lưu truyền và đồng sáng tạo TÍNH TẬP THỂ Nội dung và hình thức phù hợp với Tâm lý tập thể Có mối quan hệ chặt chẽ với các thuộc tính khác của VHDG, đặc biệt là Tính truyền miệng
  8. II­TÍNH TRUYỀN MIỆNG II­TÍNH TRUYỀN MIỆNG
  9. Theo dõi quá trình lưu truyền một tác phẩm VHDG sau: Chiều chiều chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
  10. Chiều chiều chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
  11. Chiều chiều chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
  12. Chiều chiều chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
  13. Anh [chị] nhận xét gì về quá trình lưu truyền của tác phẩm VHDG nói trên? - Tính truyền miệng là thuộc tính cơ bản nhất, phản ánh phương thức sáng tạo và lưu truyền độc đáo của tác phẩm VHDG [khu biệt với văn học viết] - Tác phẩm VHDG được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ người này sang người khác, từ không gian, thời gian này, qua không gian, thời gian khác
  14. Trình bày nguyên nhân hình thành tính truyền miệng của VHDG? Nguyên nhân hình thành tính truyền miệng của VHDG: - Thời xưa chưa có chữ viết, khi có chữ viết thì đa s ố ng ười dân mù chữ. Phương tiện in ấn nằm trong tay giai cấp thống trị. Ngôn ngữ Hán là ngôn ngữ khó đối với người bình dân. - Do tính nguyên hợp, do thói quen, môi trường diễn xướng…
  15. So sánh các phương thức tiếp cận tác phẩm VHDG sau: So sán h Bà kể chuyện cho cháu nghe bên bếp lửa Đọc truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” trong tuyển tập Truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi
  16. So sánh Nam: Lưới thưa anh bủa con cá duồng Buông lời hỏi bạn bơi chiếc xuồng đi đâu? Nữ: Lưới thưa em bủa con cá duồng Ở nhà em có chuyện em bơi xuồngđi kiếm anh
  17. Ưu điểm do tính truyền miệng mang lại: -Vỏ âm thanh của ngôn từ được phát huy đến mức tối đa -Quan hệ giữa tác giả [hoặc người nói, ca, kể] với người nghe là mối quan hệ trực tiếp, thân mật [thể hiện tính giao lưu] -Tạo điều kiện cho nghệ sĩ dân gian ứng tác, đồng sáng tạo -Tập trung được những yếu tố tự nhiên của con người trong quá trình diễn xướng -Đa số tác phẩm VHDG ngắn gọn, dễ nhớ, phiếm chỉ… Hạn chế: Quá trình bảo tồn, lưu giữ sản phẩm Folklore gặp nhiều khó khăn.
  18. Những biểu hiện chủ Nguyên nhân yếu [trong sáng tác và Những ưu điểm hình thành lưu truyền tác và hạn chế phẩmVHDG]
  19. Sinh viên chọn một tác phẩm văn học dân gian và phân tích những biểu hiện của tính tập thể, tính truyền miệng qua tác phẩm đó.
  20. Tài liệu tham khảo • Trần Tùng Chinh. 2002. Tài liệu giảng dạy Văn học dân gian Việt Nam. An Giang: Đại học An Giang. • Nguyễn Xuân Kính. 2004. Thi pháp ca dao. Hà Nội: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. • Đinh Gia Khánh [chủ biên]. 2006. Văn học dân gian Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục. • Lê Chí Quế. 1991. Văn học dân gian. Hà Nội: NXB ĐH và THCN Hà Nội. *Một số trang web: - //www.ncvanhoa.org.vn - //www.vienvanhoc.org.vn 20

Page 2

YOMEDIA

Chúng ta biết gì về tác giả của bài dân ca trên? Nội dung bài dân ca đề cập đến là gì? Tác giả dân gian đã thể hiện nội dung đó như thế nào? Cảm nhận của anh [chị] về bài dân ca trên? Vì sao anh [chị] lại có những cảm nhận như thế? Từ những nhận định trên, chúng ta rút ra được điều gì về sự biểu hiện tính tập thể của VHDG trong quá trình tiếp nhận?

05-07-2013 802 19

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Tính truyền miệng và tính diễn xướng

“Phương thức sáng tác và tồn tại bằng truyền miệng là phương thức chủ yếu, và trong những giai đoạn lịch sử nhất định, là phương thức duy nhất của văn học dân gian”1. Văn học dân gian ra đời từ buổi sớm của xã hội loài người, khi con người chưa phát minh ra chữ viết. Trong thời kì đó, truyền miệng là phương thức duy nhất và tất yếu của văn học dân gian. Khi nhân loại có chữ viết, đặc biệt là khi chữ viết trở nên phổ biến, một bộ phận văn học dân gian được văn bản hóa, tức phương thức truyền miệng không còn là duy nhất. Tuy vậy, đời sống thực sự của nó vẫn được duy trì bằng con đường mà nó đã nảy sinh.

Đặc trưng truyền miệng phản ánh phương thức sinh thành, tồn tại và phát triển của văn học dân gian. Được sáng tác và lưu truyền thông qua con đường truyền miệng, văn học dân gian đòi hỏi ở người nghệ nhân không chỉ tài năng mà đặc biệt hơn là trí nhớ. Tác phẩm văn học dân gian thường không giữ được trọn vẹn hình hài khi trải qua quá trình trao lời giữa nhiều cá nhân trong tập thể. Khoảng trắng này một mặt có thể làm giảm sút giá trị của sáng tác dân gian, một mặt là cơ hội để nhiều cá nhân cùng tham gia quá trình sáng tác và bồi đắp cho tác phẩm dân gian thêm nhiều giá trị. Có thể khẳng định, sự tồn tại của tác phẩm dân gian là minh định cho hiện tượng trầm tích giá trị qua nhiều cá nhân, thế hệ của cộng đồng. Điều này có nghĩa là sự bóc mòn giá trị  tác phẩm dân gian, nếu có, sẽ xóa tên sáng tác trong kho tàng dân gian của tập thể.

Đặc trưng truyền miệng tạo điều kiện cho văn học dân gian lan tỏa nhanh và rộng. Qua con đường truyền miệng, một tác phẩm có thể đồng thời vừa được ứng tác, vừa được lưu truyền đến cùng lúc nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia quá trình dân gian, ngay sau đó sẽ trở thành một điểm sóng, đóng vai trò khởi xướng một chu trình truyền tải mới.

Trong đời sống hiện đại, khi chữ viết đã phát triển hoàn thiện, khi công nghệ thông tin đã chiếm vai trò quan trọng trong đời sống, văn học dân gian gửi mình trong những môi trường mới, như vỉa hè, quán cóc… Truyền miệng với ưu thế tự do, cho phép cá nhân để lại dấu ấn của mình vẫn chưa bao giờ thôi quyến rũ nhân dân lao động. Sự tham gia của trí thức vào những quá trình dân gian ngày càng mặn duyên là một lời hứa cho sự tồn tại song hành của bộ phận “văn học truyền miệng” cùng với bộ phận văn học viết trong một nền văn học.

Văn học dân gian, mang bản chất nguyên hợp, là một sự tổng hòa. Đặc trưng truyền miệng có sự dung hòa đặc biệt với đặc trưng diễn xướng, trong sự hòa hợp lớn của văn học dân gian. Đặc trưng này đồng thời là khởi đầu, đồng thời là hệ quả của đặc trưng còn lại. Truyền miệngdiễn xướng chuyển hóa không ngừng trong đời sống của văn học dân gian.

+ Nhóm tác giả Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên – Võ Quang Nhơn quan niệm văn học dân gian là “một hình thức của nghệ thuật biểu diễn không chuyên”1. Giáo trình Văn học dân gian của khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng năm 2010 sử dụng thuật ngữ “diễn xướng” thay cho “biểu diễn”. Thuật ngữ “diễn xướng” thể hiện được đặc trưng của văn học dân gian ở chỗ cộng gộp được mối liên hệ giữa người diễn xướng với môi trường và các cá nhân tham gia vào không gian diễn xướng.

+ Diễn xướng là một đặc trưng quan trọng góp phần định hình toàn vẹn tác phẩm dân gian. Diễn xướng trả văn học dân gian về với môi trường nảy sinh, về với hình hài khởi đầu và về với cái duyên của nó. Lời nói, khác với chữ viết, có một bộ phận ý nghĩa được tạo sinh bằng ngữ điệu. Chính vì vậy, truyền miệng là môi trường mà lời nói có thể phát huy hiệu quả tiềm năng của ngữ điệu, và diễn xướng là bước hoàn thiện cho sáng tác dân gian.

+ Diễn xướng đồng thời là sự thể hiện đặc trưng nguyên hợp. Diễn xướng phô diễn vẻ đẹp dân gian qua cả nghệ thuật ngôn từ, âm nhạc và vũ đạo trong môi trường – không gian diễn xướng. Tính diễn xướng của văn học dân gian thể hiện khác nhau ở từng thể loại. Tùy vào thể loại mà phương thức diễn xướng tập trung vào lời nói, nhạc điệu hay tạo hình.

Đặc trưng truyền miệng là phương thức tất yếu của văn học dân gian, là cơ sở, đồng thời là thành phần quan trọng của quá trình diễn xướng. Diễn xướng đến lượt mình thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của tác phẩm dân gian, khi đó, tạo thuận lợi cho con đường truyền miệng.

Ths.Đàm Nghĩa Hiếu 

Video liên quan

Chủ Đề