Giải ngân cho bên thứ 3 là gì

Khi giao kết hợp đồng vay tài sản, các bên trong giao dịch vay có thể ủy quyền cho người khác xác lập giao dịch thay mình được không? Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm với khoản vay đó như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Dân sự

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trong giao dịch vay tài sản, các bên có thể ủy quyền cho người khác thay mặt họ xác lập hoặc thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện đúng nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền và giảm thiểu các tranh chấp phát sinh, hợp đồng ủy quyền cần thỏa thuận rõ các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong giao dịch.

Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về việc ủy quyền cho người khác nhận tiền vay ngân hàng

Nội dung tư vấn: Em chào luật sư Luật Minh Gia.Vui lòng cho em hỏi 1 vấn đề: chị bạn em vay ngân hàng 500 triệu, và cho em nhận giúp, không có giấy tờ gì ủy quyền hết. Và khi lên ngân hàng thì em chỉ ký nhận là xong. Chị bạn em giải thích là ngân hàng nói phải có người thứ 3 nhận tiền thì ngân hàng mới giải ngân được. Và chị tư vấn ngân hàng nói em cũng chỉ nhận tiền dùm thôi chứ không ảnh hưởng gì cả. Nhưng thực ra không có giấy tờ gì hết.

Vậy luật sư cho em hỏi: nếu sau này chị bạn em không có điều kiện trả tiền thì em có bị ảnh hưởng gì không? Vì trong hợp đồng không ghi người nhận tiền là ai. Mong luật sư trả lời giúp em. Em cảm ơn nhiều ạ.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thông tin bạn đưa ra cho thấy bạn ký nhận tiền nhưng không thể hiện rõ bạn là người trực tiếp ký tên với tư cách là bên vay tiền hay người đứng ra bảo lãnh cho bạn của bạn vay tiền tại ngân hàng. Do đó, có thể xảy ra các trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Bạn ký tên trong hợp đồng vay tiền với tư cách bên vay:

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác [Điều 463 Bô luật Dân sự 2015].

Khi giao kết hợp đồng vay, bạn phải có nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a] Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b] Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu bạn ký tên trên hợp đồng vay tài sản thì có thể xác định bạn là bên vay. Và khi đó bạn sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp bạn không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Trường hợp 2: Bạn đứng ra bảo lãnh cho bạn của bạn vay tiền tại ngân hàng:

Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về biện pháp bảo lãnh như sau:

“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Như vậy, nếu bạn bảo lãnh cho bên vay vay tiền trước ngân hàng thì bạn có thể sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng vay.

Trường hợp 3: Bạn chỉ ký tên trên hợp đồng vay tiền với tư cách là người nhận tiền:

Trong trường hợp này cần phải xem xét nếu như bên vay tiền là bạn của bạn, bên cho vay là ngân hàng và bạn chỉ ký tên với tư cách người thụ hưởng mà không có thỏa thuận khác về việc bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tuy nhiên, thông tin bạn cung cấp không thể hiện rõ bạn ký tên trên hợp đồng vay với tư cách gì; do đó, để có thể xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của bạn thì bạn cần đối chiếu lại hợp đồng vay mà các bên đã thỏa thuận.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Giải ngân là gì? Thủ tục hồ sơ và quy trình giải ngân của ngân hàng năm 2022 như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Giải ngân là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong ngành tài chính ngân hàng, đặc biệt là khối tín dụng. Tuy nhiên, với những ai không làm trong ngành hoặc chưa từng vay vốn tại các ngân hàng thì đây là một khái niệm vô cùng mới mẻ.

Để các bạn giải đáp được thắc mắc giải ngân là gì, quy trình giải ngân của ngân hàng ra sao. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan để các bạn tham khảo.

Giải ngân là gì?

Giải ngân được hiểu là việc thanh toán cho một công việc, hạng mục cụ thể nào đó. Hay có thể hiểu đơn giản, giải ngân chính là việc người vay nhận được tiền sau khi đã hoàn tất các thủ tục và thực hiện được kế hoạch đặt ra.

Giải ngân là gì?

Trong ngành ngân hàng, giải ngân là cụm là được sử dụng thông dụng và phổ biến. Đây là hành động ngân hàng thực hiện giải quyết các vấn đề về tài chính cho người vay theo thỏa thuận trong hợp đồng. Thông thường, quá trình giải ngân sẽ được thực hiện qua nhiều bước khác nhau.

Người vay chỉ nhận được tiền sau khi hoàn thiện hồ sơ, hợp đồng, thực hiện đầy đủ các thủ tục vay và được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chấp thuận. Tùy vào thỏa thuận giữa hai bên mà việc giải ngân có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần. Nguồn vốn giải ngân được trao nhận đa dạng các hình thức như tiền mặt, séc, thẻ tín dụng…

Các hình thức giải ngân

Tùy theo mục đích vay vốn của từng khách hàng mà hình thức giải ngân cũng khác nhau. Theo đó, một số hình thức giải ngân phổ biến hiện nay như sau: 

  • Giải ngân hàng  bằng tiền mặt, khách hàng đến trực tiếp ngân hàng và nhận tiền mặt. 
  • Giải ngân chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của khách hàng.  
  • Giải ngân một lần, đáp ứng nhu cầu cần tiền mặt gấp như mua nhà, mua ô tô…
  • Giải ngân theo kỳ phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng sẽ giải ngân theo từng đợt mà người vay đã đăng ký…

Bên cạnh đó , chúng ta còn có thể phân loại thêm hình thức giải ngân sau:

  • Giải ngân phong tỏa là hình thức ngân hàng giải ngân qua tài khoản ngân hàng của đơn vị khác theo mục đích ban đầu của người vay. Sau khi thực hiện xong giao dịch mua bán, số tiền vay sẽ được chuyển vào số tài khoản bên công ty/ cửa hàng đó. 
  • Giải ngân hàng không phong tỏa là hình thức vay tín dụng khi khách hàng thanh toán, số tiền sẽ được chuyển cho bên thứ 3 hoặc có thể rút để sử dụng.

Hồ sơ, thủ tục giải ngân người vay cần chuẩn bị

Để quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, khách hàng nên chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ bao gồm:

Giấy tờ chứng minh nhân thân

  • CMND/Thẻ CCCD còn hiệu lực.
  • Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn [KT3].
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân.

Giấy tờ chứng minh tài chính

  • Hợp đồng lao động đang còn thời hạn, bảng lương, sao kê lương.
  • Đối với doanh nghiệp thì cần giấy đăng ký kinh doanh, hóa đơn sổ bán hàng.
  • Đối với nguồn từ cho thuê tài sản cần giấy tờ chứng minh thu nhập từ nguồn cho thuê.

Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn

  • Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn như hợp đồng mua bán, giấy thông báo nộp tiền, giấy đặt cọc [đối với mục đích mua sắm]
  • Bản dự toán xây sửa, dự toán chi phí [đối với mục đích xây sửa]
  • Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, nhu cầu vốn trong tương lai [đối với mục đích kinh doanh]… 

Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo

  • Sổ hồng, sổ đỏ hay giấy phép đăng ký xe nếu tài sản là ô tô…
  • Cung cấp thêm giấy tờ cá nhân nếu tài sản của bên thứ 3 bảo lãnh…

Quy trình giải ngân của ngân hàng

Quy trình giải ngân thực chất là chính quy trình vay vốn tại các ngân hàng. Theo đó, quy trình giải ngân sẽ bao gồm các bước sau đây: 

Quy trình giải ngân của ngân hàng

Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin khách hàng

Nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành thu thập thông tin cá nhân của khách hàng thông qua cuộc nói chuyện trực tiếp hoặc người thân xung quanh. Một số thông tin về khách hàng có thể sẽ là: 

  • Khách hàng cần vay bao nhiêu tiền?
  • Mục đích vay vốn là vay tiêu dùng hay vay vốn kinh doanh?
  • Khả năng tài chính có đảm bảo trả nợ đúng thời hạn không?
  • Có tài sản đảm bảo không? Tài sản đó là gì?

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục

Mỗi ngân hàng sẽ yêu cầu chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ khác nhau. Việc chuẩn bị hồ sơ sẽ quyết định tới việc ngân hàng có phê duyệt khoản hay không? Chính vì thế, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ đã nêu trên. Ngoài ra, tùy vào từng ngân hàng mà hồ sơ có thể bổ sung hoặc lược bỏ.

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Ngay sau khi hoàn tất hồ sơ, chuyên viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định tính chính xác của bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đối chiếu, xác minh thông tin. Trong quá trình thẩm định hồ sơ, chuyên viên tín dụng sẽ thêm một số câu hỏi để xác định khách hàng có phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng hay không.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Chuyên viên tín dụng sẽ lập báo cáo đề xuất số tiền được vay để trình lên cấp trên phê duyệt. Với những khoản vay lớn, sẽ có bộ phận thẩm định lại hồ sơ để đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Tùy vào điều kiện của từng hồ sơ mà ngân hàng có thể phê duyệt hoặc từ chối khoản vay.

Bước 5: Giải ngân vay vốn ngân hàng

Khi nhận được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ giải ngân theo đúng số tiền ghi trong hợp đồng. Việc giải ngân có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần tùy nhu cầu của từng khách hàng. 

Làm thế nào để hồ sơ được giải ngân nhanh?

Để hồ sơ được giải ngân nhanh chóng, khách hàng khi vay vốn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của ngân hàng. Giấy tờ cần đảm bảo tính minh bạch, bản photo có công chứng, thời gian còn hiệu lực từ 3 đến 6 tháng tùy quy định của ngân hàng.
  • Khi vay vốn, khách hàng cần trả nợ đúng thời hạn, có thể tất toán trước thời hạn. Điều giúp tăng điểm tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn về sau.
  • Với khoản vay thế chấp, mục đích vay vốn phải đảm bảo trong suốt thời gian vay, không sử dụng vốn trái pháp luật để hồ sơ nhanh chóng được giải ngân nếu vay vốn lần sau.

Một số lưu ý khi hoàn thành thủ tục giải ngân

  • Đọc kỹ hợp đồng và các điều khoản được ghi trong hợp đồng xem có phù hợp hay gây bất lợi gì không? 
  • Trước khi giải ngân nếu có thắc mắc gì về hồ sơ, lãi suất hay điều khoản thì yêu cầu nhân viên tín dụng giải đáp hoặc điều chỉnh.  
  • Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng để đảm bảo tính pháp lý.
  • Trong trường hợp hồ sơ đã được phê duyệt nhưng chưa giải ngân bạn vẫn có thể từ chối khoản vay nếu phát sinh vấn đề nào đó không thỏa đáng. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề giải ngân là gì? Quy trình giải ngân của ngân hàng năm 2022.  Hy vọng qua chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức để đảm bảo quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi, giải ngân nhanh chóng.

TÌM HIỂU THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề